Nếm, một nghề mới?
Cách đây khoảng bốn tháng, một công ty tuyển người nếm ngon với mức lương 15 triệu đồng một giờ làm việc
Cách đây khoảng bốn tháng, một mẩu quảng cáo tuyển dụng của Công ty Cổ phẩn Thực phẩm Thuận Phát với nội dung khá lạ xuất hiện trên báo: tuyển người nếm ngon với mức lương 15 triệu đồng một giờ làm việc.
Gần hai tháng sau đó, Thuận Phát công bố đã tuyển được người như yêu cầu. Phải chăng một nghề mới đang xuất hiện tại Việt Nam?
Một cách làm khác
Điều kiện để được dự tuyển công việc người nếm ngon của Thuận Phát khá đơn giản: tuổi từ 18-45, yêu thích nấu ăn. Với mức lương trên, hợp đồng làm việc này có thời hạn ba tháng. Tổng giá trị hợp đồng ít nhất là 45 triệu đồng.
Thông tin trên khiến không ít người thắc mắc: người trúng tuyển sẽ làm những công việc gì mà được hưởng mức lương cao như vậy? Phải chăng một nghề mới đang xuất hiện tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho người tiêu dùng khi thị trường sản phẩm gia vị đang rất sôi động nhằm phục vụ các bà nội trợ?
Đại diện Thuận Phát cho biết sau khi thông tin tuyển dụng được đăng tải, công ty đã nhận được 1.000 hồ sơ dự tuyển. Cuối cùng, người trúng tuyển vào chức vụ trên là chị Nguyễn Thanh Phương Thảo, ngụ tại quận 9, Tp.HCM, một người nội trợ bình thường.
Về công việc của người nếm ngon, ông Nguyễn Công Hải, Phó tổng giám đốc marketing của tập đoàn ICP, chủ sở hữu Công ty Thuận Phát, cho biết người trúng tuyển đã cùng công ty thực hiện một số việc, như đóng góp ý kiến về sản phẩm, thực hiện việc nêm nếm các món ăn bằng nước nêm ngon - sản phẩm vừa được đưa ra thị trường.
Ông Hải thừa nhận, người trúng tuyển chức vụ trên chỉ tham gia dự án ở giai đoạn cuối, hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường vì khi đó công thức về sản phẩm đã gần như hoàn chỉnh. Vì thế vai trò của người trúng tuyển không quá quan trọng như những người của công ty.
Tổng chi phí Thuận Phát bỏ ra để thực hiện chương trình trên là hơn 300 triệu đồng. Ông Hải cho rằng việc tuyển người nếm ngon không hề mới ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì khá lạ lẫm. Ông cũng thừa nhận, với chương trình trên, công ty được hưởng một công đôi ba việc. Đây không chỉ là cơ hội thử nghiệm quy trình mới, thu hút được người có khả năng đặc biệt mà còn là phương tiện truyền thông tốt để mọi người biết đến công ty nhiều hơn, giúp sản phẩm được đưa ra thị trường nhanh hơn…
Có trở thành một nghề mới ở Việt Nam?
Ông Hoàng Trọng, chuyên gia về tiếp thị và thương hiệu, Giám đốc quản lý của The Pathfinder, công ty chuyên tư vấn và hỗ trợ kinh doanh trong các lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và thương hiệu, cho rằng cách làm của Thuận Phát trong cuộc tuyển dụng trên chỉ là một chương trình truyền thông (PR) cho sản phẩm nước nêm ngon.
Tuy đây là một ý tưởng lạ, độc đáo qua cách tương tác với người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ, nhưng cũng có hạn chế là đã tạo cho người tiêu dùng một sự mong đợi nhiều hơn thực tế. Và công việc này chắc chắn chưa thể trở thành một nghề mới, giúp tăng thu nhập cho người tiêu dùng Việt Nam.
Theo ông Trọng, chương trình trên cũng giống như một số công ty thời trang tổ chức cuộc thi để tìm những mẫu thiết kế mới. Tuy nhiên, mẫu thiết kế của những người tham dự cuộc thi và trong trường hợp Thuận Phát là ý kiến của người trúng tuyển được sử dụng như thế nào trong quá trình thiết kế và tiếp thị sản phẩm lại là chuyện hoàn toàn khác. Có thể người trúng tuyển được trời phú cho vị giác tốt nhưng họ lại thiếu những kiến thức về quy trình phát triển và sản xuất một sản phẩm mang tính công nghiệp để phối hợp với các bộ phận chuyên môn của công ty.
Theo ông Trọng, trên thế giới, những người có khả năng đặc biệt ở tầm chuyên gia về nếm, ngửi các loại rượu vang, nước hoa hay gia vị, được các công ty tuyển dụng riêng không nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những người tiêu dùng có khả năng cảm thụ tinh tế, làm công việc góp ý cho sản phẩm và được trả lương.
Người ta gọi họ là người tiêu dùng có thu nhập (prosumer). Những người này hoạt động như những cộng tác viên của công ty. Họ sẽ gợi ý tưởng, sử dụng thử và kiểm tra sản phẩm, dịch vụ để góp ý cho doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Mỗi công ty thường có từ 5-10 người làm công việc này. Nếu nhiều công ty cùng làm thì rõ ràng việc đó sẽ tạo nên một lớp người, một “nghề” rõ rệt.
Ở nước ngoài, Microsoft hoặc các công ty sản xuất game vẫn duy trì một đội ngũ như vậy. Ở nước ta cũng đã có một số công ty sử dụng khái niệm “khách hàng bí mật” (mystery) nhằm đo đếm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đang có mặt trên thị trường. Chẳng hạn, một thương hiệu phở thường tặng phiếu ăn miễn phí cho những người bạn thân để họ đến ăn và góp ý về chất lượng của tô phở, phong cách phục vụ...
Một ngân hàng đã sử dụng đội ngũ cộng tác viên được trả lương để đóng vai khách hàng đến giao dịch tại các chi nhánh, phòng giao dịch. Tại đây, những khách hàng này sẽ đặt ra các tình huống nghiệp vụ và ghi nhận thái độ phục vụ cũng như năng lực chuyên môn của nhân viên để báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng. Mọi phản hồi của lực lượng này sẽ được xử lý, từ cảnh cáo, nhắc nhở, thậm chí đuổi việc nhân viên nếu để xảy ra sai sót…
Trở lại với ngành hàng gia vị, ông Trọng cho rằng thị trường này đang rất sôi động khi liên tục có những sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên nghề nếm món ngon chưa thể trở thành một nghề bởi những người có khả năng đặc biệt này không nhiều, bên cạnh đó ít công ty nào dám mạo hiểm khi chỉ dựa vào khẩu vị của một vài người mà bỏ qua sự cảm nhận của số đông.
* Quy trình tạo sản phẩm mới
Một người từng làm việc cho một công ty thực phẩm hàng đầu ở Việt Nam cho biết quy trình tạo nên sản phẩm mới đang được những tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia áp dụng rất bài bản. Đầu tiên, khi có ý tưởng về sản phẩm, bộ phận thực hiện sẽ lấy ý kiến về ý tưởng trên thị trường. Nếu người tiêu dùng hưởng ứng, phòng R&D sẽ bắt tay vào điều chế công thức và sản xuất những sản phẩm mẫu ở quy mô rất nhỏ. Mẫu thử này sẽ được lấy ý kiến tại nhà máy (internal test) với các chuyên gia lâu năm, có khả năng “nhạy” vị và nhân viên công ty, công nhân sản xuất. Việc mời dùng thử, thu thập ý kiến phản hồi như vậy có thể lặp đi lặp lại 20-30 lần để tạo ra sản phẩm được hài lòng nhất.
Sau quá trình này, sản phẩm sẽ được đưa đến một số gia đình (10-20 gia đình) để mời họ dùng thử (external test), tất nhiên nhà sản xuất phải có quà tặng và cam kết các vấn đề về an toàn thực phẩm. Từ ý kiến này, sản phẩm tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện để đưa ra dùng thử ở quy mô rộng hơn (central location test) với nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 60-70 người.
Thông thường, các công ty muốn lấy ý kiến về sản phẩm đang phát triển phải thuê những địa điểm để tổ chức cho người tiêu dùng dùng thử, lấy ý kiến về màu sắc, độ mặn, ngọt… Tất cả các ý kiến sẽ được tập hợp, chuyển về bộ phận R&D cân đối, hoàn chỉnh sản phẩm, chốt công thức và chuyển sang nhà máy sản xuất đại trà.
Điều đáng lưu ý là những lần dùng thử, lấy ý kiến ở các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy, quá trình phát triển sản phẩm có thể kéo dài nhiều năm. Đó là chưa kể công đoạn lấy ý kiến về mẫu mã, bao bì và công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm.
Minh Tâm (TBKTSG)
Gần hai tháng sau đó, Thuận Phát công bố đã tuyển được người như yêu cầu. Phải chăng một nghề mới đang xuất hiện tại Việt Nam?
Một cách làm khác
Điều kiện để được dự tuyển công việc người nếm ngon của Thuận Phát khá đơn giản: tuổi từ 18-45, yêu thích nấu ăn. Với mức lương trên, hợp đồng làm việc này có thời hạn ba tháng. Tổng giá trị hợp đồng ít nhất là 45 triệu đồng.
Thông tin trên khiến không ít người thắc mắc: người trúng tuyển sẽ làm những công việc gì mà được hưởng mức lương cao như vậy? Phải chăng một nghề mới đang xuất hiện tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho người tiêu dùng khi thị trường sản phẩm gia vị đang rất sôi động nhằm phục vụ các bà nội trợ?
Đại diện Thuận Phát cho biết sau khi thông tin tuyển dụng được đăng tải, công ty đã nhận được 1.000 hồ sơ dự tuyển. Cuối cùng, người trúng tuyển vào chức vụ trên là chị Nguyễn Thanh Phương Thảo, ngụ tại quận 9, Tp.HCM, một người nội trợ bình thường.
Về công việc của người nếm ngon, ông Nguyễn Công Hải, Phó tổng giám đốc marketing của tập đoàn ICP, chủ sở hữu Công ty Thuận Phát, cho biết người trúng tuyển đã cùng công ty thực hiện một số việc, như đóng góp ý kiến về sản phẩm, thực hiện việc nêm nếm các món ăn bằng nước nêm ngon - sản phẩm vừa được đưa ra thị trường.
Ông Hải thừa nhận, người trúng tuyển chức vụ trên chỉ tham gia dự án ở giai đoạn cuối, hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra thị trường vì khi đó công thức về sản phẩm đã gần như hoàn chỉnh. Vì thế vai trò của người trúng tuyển không quá quan trọng như những người của công ty.
Tổng chi phí Thuận Phát bỏ ra để thực hiện chương trình trên là hơn 300 triệu đồng. Ông Hải cho rằng việc tuyển người nếm ngon không hề mới ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam thì khá lạ lẫm. Ông cũng thừa nhận, với chương trình trên, công ty được hưởng một công đôi ba việc. Đây không chỉ là cơ hội thử nghiệm quy trình mới, thu hút được người có khả năng đặc biệt mà còn là phương tiện truyền thông tốt để mọi người biết đến công ty nhiều hơn, giúp sản phẩm được đưa ra thị trường nhanh hơn…
Có trở thành một nghề mới ở Việt Nam?
Ông Hoàng Trọng, chuyên gia về tiếp thị và thương hiệu, Giám đốc quản lý của The Pathfinder, công ty chuyên tư vấn và hỗ trợ kinh doanh trong các lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và thương hiệu, cho rằng cách làm của Thuận Phát trong cuộc tuyển dụng trên chỉ là một chương trình truyền thông (PR) cho sản phẩm nước nêm ngon.
Tuy đây là một ý tưởng lạ, độc đáo qua cách tương tác với người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ, nhưng cũng có hạn chế là đã tạo cho người tiêu dùng một sự mong đợi nhiều hơn thực tế. Và công việc này chắc chắn chưa thể trở thành một nghề mới, giúp tăng thu nhập cho người tiêu dùng Việt Nam.
Theo ông Trọng, chương trình trên cũng giống như một số công ty thời trang tổ chức cuộc thi để tìm những mẫu thiết kế mới. Tuy nhiên, mẫu thiết kế của những người tham dự cuộc thi và trong trường hợp Thuận Phát là ý kiến của người trúng tuyển được sử dụng như thế nào trong quá trình thiết kế và tiếp thị sản phẩm lại là chuyện hoàn toàn khác. Có thể người trúng tuyển được trời phú cho vị giác tốt nhưng họ lại thiếu những kiến thức về quy trình phát triển và sản xuất một sản phẩm mang tính công nghiệp để phối hợp với các bộ phận chuyên môn của công ty.
Theo ông Trọng, trên thế giới, những người có khả năng đặc biệt ở tầm chuyên gia về nếm, ngửi các loại rượu vang, nước hoa hay gia vị, được các công ty tuyển dụng riêng không nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những người tiêu dùng có khả năng cảm thụ tinh tế, làm công việc góp ý cho sản phẩm và được trả lương.
Người ta gọi họ là người tiêu dùng có thu nhập (prosumer). Những người này hoạt động như những cộng tác viên của công ty. Họ sẽ gợi ý tưởng, sử dụng thử và kiểm tra sản phẩm, dịch vụ để góp ý cho doanh nghiệp trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Mỗi công ty thường có từ 5-10 người làm công việc này. Nếu nhiều công ty cùng làm thì rõ ràng việc đó sẽ tạo nên một lớp người, một “nghề” rõ rệt.
Ở nước ngoài, Microsoft hoặc các công ty sản xuất game vẫn duy trì một đội ngũ như vậy. Ở nước ta cũng đã có một số công ty sử dụng khái niệm “khách hàng bí mật” (mystery) nhằm đo đếm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đang có mặt trên thị trường. Chẳng hạn, một thương hiệu phở thường tặng phiếu ăn miễn phí cho những người bạn thân để họ đến ăn và góp ý về chất lượng của tô phở, phong cách phục vụ...
Một ngân hàng đã sử dụng đội ngũ cộng tác viên được trả lương để đóng vai khách hàng đến giao dịch tại các chi nhánh, phòng giao dịch. Tại đây, những khách hàng này sẽ đặt ra các tình huống nghiệp vụ và ghi nhận thái độ phục vụ cũng như năng lực chuyên môn của nhân viên để báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng. Mọi phản hồi của lực lượng này sẽ được xử lý, từ cảnh cáo, nhắc nhở, thậm chí đuổi việc nhân viên nếu để xảy ra sai sót…
Trở lại với ngành hàng gia vị, ông Trọng cho rằng thị trường này đang rất sôi động khi liên tục có những sản phẩm mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên nghề nếm món ngon chưa thể trở thành một nghề bởi những người có khả năng đặc biệt này không nhiều, bên cạnh đó ít công ty nào dám mạo hiểm khi chỉ dựa vào khẩu vị của một vài người mà bỏ qua sự cảm nhận của số đông.
* Quy trình tạo sản phẩm mới
Một người từng làm việc cho một công ty thực phẩm hàng đầu ở Việt Nam cho biết quy trình tạo nên sản phẩm mới đang được những tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia áp dụng rất bài bản. Đầu tiên, khi có ý tưởng về sản phẩm, bộ phận thực hiện sẽ lấy ý kiến về ý tưởng trên thị trường. Nếu người tiêu dùng hưởng ứng, phòng R&D sẽ bắt tay vào điều chế công thức và sản xuất những sản phẩm mẫu ở quy mô rất nhỏ. Mẫu thử này sẽ được lấy ý kiến tại nhà máy (internal test) với các chuyên gia lâu năm, có khả năng “nhạy” vị và nhân viên công ty, công nhân sản xuất. Việc mời dùng thử, thu thập ý kiến phản hồi như vậy có thể lặp đi lặp lại 20-30 lần để tạo ra sản phẩm được hài lòng nhất.
Sau quá trình này, sản phẩm sẽ được đưa đến một số gia đình (10-20 gia đình) để mời họ dùng thử (external test), tất nhiên nhà sản xuất phải có quà tặng và cam kết các vấn đề về an toàn thực phẩm. Từ ý kiến này, sản phẩm tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện để đưa ra dùng thử ở quy mô rộng hơn (central location test) với nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 60-70 người.
Thông thường, các công ty muốn lấy ý kiến về sản phẩm đang phát triển phải thuê những địa điểm để tổ chức cho người tiêu dùng dùng thử, lấy ý kiến về màu sắc, độ mặn, ngọt… Tất cả các ý kiến sẽ được tập hợp, chuyển về bộ phận R&D cân đối, hoàn chỉnh sản phẩm, chốt công thức và chuyển sang nhà máy sản xuất đại trà.
Điều đáng lưu ý là những lần dùng thử, lấy ý kiến ở các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy, quá trình phát triển sản phẩm có thể kéo dài nhiều năm. Đó là chưa kể công đoạn lấy ý kiến về mẫu mã, bao bì và công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm.
Minh Tâm (TBKTSG)