“Nên để nước ngoài làm dự án BOT điện”
"Chúng ta phải và nên tổ chức đấu thầu để chọn lựa được nhà đầu tư có đề xuất hấp dẫn nhất, mà ở đây là giá điện thấp nhất"
Trao đổi với ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng dầu khí (Bộ Công nghiệp) về cơ hội đầu tư các dự án điện phương thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các dự án nguồn điện tại Việt Nam, để thu hút nguồn vốn này, Bộ Công nghiệp đã làm gì?
Theo ý tưởng của Bộ Công nghiệp, cần đa dạng hoá các thành phần kinh tế để phát triển nguồn điện, vì vậy từ nay tới năm 2015 sẽ có hơn 10.000 MW nguồn điện được kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Nghi Sơn, Vũng Áng, Bình Thuận hay miền Tây Nam Bộ... Đây đa phần là những dự án lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật.
Vậy bao giờ có thể công bố danh mục kêu gọi đầu tư nguồn điện này, thưa ông?
Những dự án này được đưa ra trong Tổng sơ đồ phát triển điện tới năm 2015 (Tổng sơ đồ 6) đang trình lên Chính phủ. Sau khi Tổng sơ đồ 6 được phê duyệt, danh mục này sẽ được công bố.
Một dự án BOT được nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm thì sẽ xử lý ra sao?
Chúng ta phải và nên tổ chức đấu thầu để chọn lựa được nhà đầu tư có đề xuất hấp dẫn nhất, mà ở đây là giá điện thấp nhất. Tiêu chí so sánh sẽ là giá thành quy dẫn sản xuất điện ở vị trí đó, ở điều kiện ấy để hệ thống điện có được giá thành tốt.
Việc đấu thầu chọn chủ đầu tư cũng sẽ mang lại sự dễ dàng cho quá trình đàm phán các hợp đồng liên quan như hợp đồng mua bán điện (PPA), hợp đồng BOT, hợp đồng cung cấp nhiên liệu sau này, bởi các nội dung chính của những hợp đồng này đã thể hiện trong hồ sơ dự thầu. Khi nhà đầu tư trúng thầu thì việc cụ thể hoá các chi tiết, điều khoản cũng đơn giản.
Còn nếu chỉ định thầu thì tất cả đều bắt đầu từ số 0. Phải đàm phán các hợp đồng liên quan từng ly, từng tý một, mà các hợp đồng này thường phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Nhưng tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư thì thời gian cần thiết cũng không ngắn chút nào, thưa ông?
Chỉ định thầu có thể chọn được đối tác phát triển dự án trong 1, 2 tháng, nhưng nếu đấu thầu thì giai đoạn chuẩn bị sẽ dài hơn vì phía ta phải chuẩn bị hồ sơ liên quan và các nhà thầu cũng phải suy nghĩ, tính toán.
Song đổi lại đàm phán sau đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Kinh nghiệm từ nhiều dự án BOT trước đây cho thấy, thời gian đàm phán các hợp đồng sau đó mất rất nhiều, tới 5 đến 7 năm, đặc biệt là đàm phán PPA.
Thế nhưng cũng có thể xảy ra tình trạng các nhà thầu “thông thầu”, đề xuất mức giá bán điện cao hơn so với khả năng chấp nhập được của bên mua điện...
Nếu phát hiện được, ta có quyền tuyên bố huỷ thầu và tìm cách triển khai khác.
Theo ông, nên kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án BOT hay xây dựng nhà máy điện độc lập?
Tôi cho rằng, đã là dự án BOT điện thì nên để nước ngoài làm, ta tính cho họ một khoảng thời gian đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận sau đó chuyển giao cho Việt Nam. Còn đối với các nhà máy điện độc lập thì theo tôi, nên dành cho các doanh nghiệp trong nước. Sử dụng hình thức BOT là khi thiếu vốn, năng lực chưa đáp ứng được; còn đến khi đủ sức rồi thì ta nên tự làm.
Khó khăn nhất và mất nhiều thời gian nhất trong đàm phán các dự án BOT điện trước đây là những yêu cầu từ nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế về bảo lãnh của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực cho dự án. Vậy tới thời điểm hiện nay, vấn đề bảo lãnh của Chính phủ nên như thế nào trong các dự án BOT điện?
Trước đây khi uy tín và tiềm lực của Việt Nam chưa đủ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, thì chúng ta phải cam kết nhiều vấn đề để nhà đầu tư an tâm đầu tư vào. Song trong giai đoạn hiện nay, uy tín và tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước đã khác hẳn, nên không thể bảo lãnh nhiều như trước đây.
Trong điều kiện chúng ta triển khai thị trường điện cạnh tranh thì việc đảm bảo mua điện từ các dự án BOT với giá ổn định trong thời gian dài cần thay đổi ra sao để các dự án BOT cũng có trách nhiệm tham gia thị trường điện cạnh tranh?
Tất cả các PPA bây giờ đều phải nghĩ tới lộ trình vận hành của thị trường điện chứ không phải đơn thuần đảm bảo mua điện trong vài chục năm như trước đây, bởi nếu không, xây dựng thị trường điện để làm gì?
Nhưng cũng có một nguyên lý khác, đã là BOT thì phải đảm bảo cho nhà đầu tư lợi ích nhất định, ước lượng được chứ không phải bảo ra thị trường mà cạnh tranh, vì như vậy sẽ chẳng có ai đầu tư. Phải đứng ở góc độ thật khách quan mà nhìn nhận. Nếu nhà đầu tư cần bảo lãnh gì thì có thể bày tỏ từ bây giờ và tất cả đều có thể đàm phán được.
Khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các dự án nguồn điện tại Việt Nam, để thu hút nguồn vốn này, Bộ Công nghiệp đã làm gì?
Theo ý tưởng của Bộ Công nghiệp, cần đa dạng hoá các thành phần kinh tế để phát triển nguồn điện, vì vậy từ nay tới năm 2015 sẽ có hơn 10.000 MW nguồn điện được kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Nghi Sơn, Vũng Áng, Bình Thuận hay miền Tây Nam Bộ... Đây đa phần là những dự án lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật.
Vậy bao giờ có thể công bố danh mục kêu gọi đầu tư nguồn điện này, thưa ông?
Những dự án này được đưa ra trong Tổng sơ đồ phát triển điện tới năm 2015 (Tổng sơ đồ 6) đang trình lên Chính phủ. Sau khi Tổng sơ đồ 6 được phê duyệt, danh mục này sẽ được công bố.
Một dự án BOT được nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm thì sẽ xử lý ra sao?
Chúng ta phải và nên tổ chức đấu thầu để chọn lựa được nhà đầu tư có đề xuất hấp dẫn nhất, mà ở đây là giá điện thấp nhất. Tiêu chí so sánh sẽ là giá thành quy dẫn sản xuất điện ở vị trí đó, ở điều kiện ấy để hệ thống điện có được giá thành tốt.
Việc đấu thầu chọn chủ đầu tư cũng sẽ mang lại sự dễ dàng cho quá trình đàm phán các hợp đồng liên quan như hợp đồng mua bán điện (PPA), hợp đồng BOT, hợp đồng cung cấp nhiên liệu sau này, bởi các nội dung chính của những hợp đồng này đã thể hiện trong hồ sơ dự thầu. Khi nhà đầu tư trúng thầu thì việc cụ thể hoá các chi tiết, điều khoản cũng đơn giản.
Còn nếu chỉ định thầu thì tất cả đều bắt đầu từ số 0. Phải đàm phán các hợp đồng liên quan từng ly, từng tý một, mà các hợp đồng này thường phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Nhưng tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư thì thời gian cần thiết cũng không ngắn chút nào, thưa ông?
Chỉ định thầu có thể chọn được đối tác phát triển dự án trong 1, 2 tháng, nhưng nếu đấu thầu thì giai đoạn chuẩn bị sẽ dài hơn vì phía ta phải chuẩn bị hồ sơ liên quan và các nhà thầu cũng phải suy nghĩ, tính toán.
Song đổi lại đàm phán sau đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Kinh nghiệm từ nhiều dự án BOT trước đây cho thấy, thời gian đàm phán các hợp đồng sau đó mất rất nhiều, tới 5 đến 7 năm, đặc biệt là đàm phán PPA.
Thế nhưng cũng có thể xảy ra tình trạng các nhà thầu “thông thầu”, đề xuất mức giá bán điện cao hơn so với khả năng chấp nhập được của bên mua điện...
Nếu phát hiện được, ta có quyền tuyên bố huỷ thầu và tìm cách triển khai khác.
Theo ông, nên kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án BOT hay xây dựng nhà máy điện độc lập?
Tôi cho rằng, đã là dự án BOT điện thì nên để nước ngoài làm, ta tính cho họ một khoảng thời gian đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận sau đó chuyển giao cho Việt Nam. Còn đối với các nhà máy điện độc lập thì theo tôi, nên dành cho các doanh nghiệp trong nước. Sử dụng hình thức BOT là khi thiếu vốn, năng lực chưa đáp ứng được; còn đến khi đủ sức rồi thì ta nên tự làm.
Khó khăn nhất và mất nhiều thời gian nhất trong đàm phán các dự án BOT điện trước đây là những yêu cầu từ nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế về bảo lãnh của Chính phủ trong nhiều lĩnh vực cho dự án. Vậy tới thời điểm hiện nay, vấn đề bảo lãnh của Chính phủ nên như thế nào trong các dự án BOT điện?
Trước đây khi uy tín và tiềm lực của Việt Nam chưa đủ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, thì chúng ta phải cam kết nhiều vấn đề để nhà đầu tư an tâm đầu tư vào. Song trong giai đoạn hiện nay, uy tín và tiềm lực kinh tế - xã hội của đất nước đã khác hẳn, nên không thể bảo lãnh nhiều như trước đây.
Trong điều kiện chúng ta triển khai thị trường điện cạnh tranh thì việc đảm bảo mua điện từ các dự án BOT với giá ổn định trong thời gian dài cần thay đổi ra sao để các dự án BOT cũng có trách nhiệm tham gia thị trường điện cạnh tranh?
Tất cả các PPA bây giờ đều phải nghĩ tới lộ trình vận hành của thị trường điện chứ không phải đơn thuần đảm bảo mua điện trong vài chục năm như trước đây, bởi nếu không, xây dựng thị trường điện để làm gì?
Nhưng cũng có một nguyên lý khác, đã là BOT thì phải đảm bảo cho nhà đầu tư lợi ích nhất định, ước lượng được chứ không phải bảo ra thị trường mà cạnh tranh, vì như vậy sẽ chẳng có ai đầu tư. Phải đứng ở góc độ thật khách quan mà nhìn nhận. Nếu nhà đầu tư cần bảo lãnh gì thì có thể bày tỏ từ bây giờ và tất cả đều có thể đàm phán được.