Nên thành lập ngân hàng chứng khoán?
Theo một ý kiến được nêu ra gần đây, có ba lý do để lập ra một ngân hàng đa sở hữu phục vụ thị trường chứng khoán
Sự kiện Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) chuyển tài khoản tiền cọc, tiền mua cổ phần đấu giá doanh nghiệp Nhà nước khi IPO từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) - chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tp.HCM) về Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được nhiều người coi là “sự kiện 1/8”.
Bởi lâu nay, BIDV được Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán giao nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm nhiệm hoạt động thanh toán trên thị trường chứng khoán.
Một lãnh đạo của BIDV phân trần rằng, để thị trường hoạt động được thông suốt, ngay từ khi thị trường chứng khoán còn èo uột, BIDV đã đầu tư hệ thống thanh toán này hàng chục tỷ đồng - điều mà tại thời điểm đó, không một ngân hàng nào, kể cả ngân hàng quốc doanh muốn đảm nhận.
Miếng bánh bị chia sẻ
“Trồng cây sẽ có ngày hái quả”, khi thị trường chứng khoán bùng nổ, giao dịch trên thị trường sôi động hơn và nguồn lợi thu về cho BIDV cũng lớn hơn.
Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc HOSE cho biết: hiện ở Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có khá nhiều dịch vụ thu phí như bán bản tin cho các công ty niêm yết, phí cung cấp dịch vụ thông tin, phí tổ chức đấu giá... Số tiền thu được từ các hoạt động này thường tập trung ở tài khoản của HOSE tại BIDV - chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Vietcombank - chi nhánh Tp.HCM.
Nhưng đó chưa phải là nguồn thu lớn, còn một khoản thu khác là khoản tiền cọc, tiền đấu giá cổ phần lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng khi IPO doanh nghiệp Nhà nước. Ông Đặng Xuân Giang, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán nói: “Nguồn tiền đặt cọc, khoản thu trước khi chuyển cho doanh nghiệp trong cổ phần hoá lần đầu hiện nay là khá lớn và rất ấn tượng trong hoạt động của ngân hàng. Tôi được biết, các khoản này, nhà đầu tư không được hưởng lãi suất không kỳ hạn”.
Không đồng tình với việc chuyển giao tiền cọc, tiền đấu giá cổ phần cho một ngân hàng tư nhân có thể có tổng tích sản nhỏ hơn số tiền của nhà đầu tư và của doanh nghiệp sau đấu giá, một số ý kiến cho rằng, điều này sẽ để lại những rủi ro tiềm ẩn cho sự đổ vỡ của thị trường.
Nhưng ông Đặng Xuân Giang lại nhìn nhận khác: “Khi các ngân hàng đã được cấp phép hoạt động thì đương nhiên đã thừa nhận họ. Số tiền ngân hàng giữ so với tổng tích sản thì trong luật tín dụng đã quy định chỉ được phép huy động gấp bao nhiêu lần so với vốn điều lệ. Vì thế, khi đã rủi ro với ngân hàng này thì cũng có thể rủi ro với ngân hàng kia”.
Tiếp đó, ông Giang nêu quan điểm: nên đem đấu thầu xem ngân hàng nào được giữ số tiền này, thậm chí đấu thầu trong từng thương vụ. Trong nền kinh tế thị trường, giải pháp đấu thầu được coi là đương nhiên”.
Cũng theo ông Giang, khi đấu thầu, đối với những doanh nghiệp lớn như Vosco, bán đấu giá hơn 50 triệu cổ phần, giá khởi điểm 15 nghìn đồng/cổ phiếu thì thặng dư vốn thu về rất lớn. Vì vậy, không nên đánh đồng giá đấu thầu giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Sơn, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán, lại không tán đồng đấu thầu. Ông Sơn nói: “Việc lựa chọn ngân hàng chỉ định để thanh toán cho các giao dịch chứng khoán là do Ủy ban Chứng khoán lựa chọn chứ không phải do Sở Giao dịch Chứng khoán lựa chọn. Còn Sở cũng là một doanh nghiệp và họ có quyền lựa chọn bất cứ ngân hàng nào để mở tài khoản giao dịch. Việc chọn lựa được dựa trên cơ sở ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất, vì thế không cần phải đấu thầu”.
Ông Sơn lý giải, mặc dù việc Sở Giao dịch Chứng khoán lựa chọn ngân hàng là quyền tự chủ của họ nhưng cần phải đưa ra tiêu chí nhằm chọn được một ngân hàng tốt nhất, tránh những thông tin sai lệch về sự liên kết với nhau một cách không công bằng để hưởng lợi.
Nên thành lập ngân hàng chứng khoán?
Đã một tháng qua, kể từ khi “sự kiện 1/8”, chưa có một doanh nghiệp Nhà nước nào “rục rịch” IPO nên vấn đề “sớt” tài khoản tiền cọc, tiền đấu giá từ BIDV cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM nói riêng cũng như câu chuyện ngân hàng chỉ định thanh toán nói chung tạm lắng.
Nhưng dù có tạm lắng thì một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hài hoà lợi ích của nhiều bên thì vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Mới đây, một ý kiến được nêu ra: cần thành lập ngân hàng của thị trường chứng khoán. Theo đó, ngân hàng này sẽ tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần đa sở hữu, bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và Nhà nước giữ tỷ lệ phần vốn chi phối.
Theo ý kiến này, sở dĩ phải lập một ngân hàng đa sở hữu phục vụ thị trường chứng khoán vì ba lý do.
Thứ nhất, về mặt quản lý nhà nước, cụm từ “chỉ định” vẫn mang màu sắc phi thị trường và độc quyền, nhất là trong cơ chế thị trường.
Thứ hai, việc giao quyền cho một Sở giao dịch chứng khoán địa phương lựa chọn một ngân hàng nào đó cung cấp dịch vụ cho mình, khi dịch vụ đó liên quan đến hàng chục nghìn tỷ đồng và đằng sau đó là món hời không nhỏ thì dù dưới bất cứ lý do nào, cũng thật khó giải thích về sự vô tư trong sáng.
Hơn nữa, kể cả khi Ủy ban Chứng khoán ban hành tiêu chí để lựa chọn ngân hàng chỉ định và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thật khách quan chọn một ngân hàng nào đó để làm dịch vụ thanh toán thì rất có thể, món hời này lại thuộc về ngân hàng quốc doanh và vấn đề độc quyền cũng chưa được giải quyết rốt ráo.
Thứ ba, khi thành lập một ngân hàng của thị trường chứng khoán, đương nhiên ngân hàng sẽ chuyên nghiệp hơn với các nghiệp vụ thanh toán mang tính đặc thù. Mặt khác, ngân hàng này với mô hình đa sở hữu, ở một chừng mực nào đó miếng bánh cũng sẽ được chia thành nhiều phần cho nhiều chủ sở hữu hơn là tập trung vào một chủ như lâu nay.
Và đi liền với đó, sự rủi ro cũng được phân tán và sự an toàn sẽ cao hơn.
Bởi lâu nay, BIDV được Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán giao nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm nhiệm hoạt động thanh toán trên thị trường chứng khoán.
Một lãnh đạo của BIDV phân trần rằng, để thị trường hoạt động được thông suốt, ngay từ khi thị trường chứng khoán còn èo uột, BIDV đã đầu tư hệ thống thanh toán này hàng chục tỷ đồng - điều mà tại thời điểm đó, không một ngân hàng nào, kể cả ngân hàng quốc doanh muốn đảm nhận.
Miếng bánh bị chia sẻ
“Trồng cây sẽ có ngày hái quả”, khi thị trường chứng khoán bùng nổ, giao dịch trên thị trường sôi động hơn và nguồn lợi thu về cho BIDV cũng lớn hơn.
Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc HOSE cho biết: hiện ở Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, có khá nhiều dịch vụ thu phí như bán bản tin cho các công ty niêm yết, phí cung cấp dịch vụ thông tin, phí tổ chức đấu giá... Số tiền thu được từ các hoạt động này thường tập trung ở tài khoản của HOSE tại BIDV - chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Vietcombank - chi nhánh Tp.HCM.
Nhưng đó chưa phải là nguồn thu lớn, còn một khoản thu khác là khoản tiền cọc, tiền đấu giá cổ phần lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng khi IPO doanh nghiệp Nhà nước. Ông Đặng Xuân Giang, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà đầu tư chứng khoán nói: “Nguồn tiền đặt cọc, khoản thu trước khi chuyển cho doanh nghiệp trong cổ phần hoá lần đầu hiện nay là khá lớn và rất ấn tượng trong hoạt động của ngân hàng. Tôi được biết, các khoản này, nhà đầu tư không được hưởng lãi suất không kỳ hạn”.
Không đồng tình với việc chuyển giao tiền cọc, tiền đấu giá cổ phần cho một ngân hàng tư nhân có thể có tổng tích sản nhỏ hơn số tiền của nhà đầu tư và của doanh nghiệp sau đấu giá, một số ý kiến cho rằng, điều này sẽ để lại những rủi ro tiềm ẩn cho sự đổ vỡ của thị trường.
Nhưng ông Đặng Xuân Giang lại nhìn nhận khác: “Khi các ngân hàng đã được cấp phép hoạt động thì đương nhiên đã thừa nhận họ. Số tiền ngân hàng giữ so với tổng tích sản thì trong luật tín dụng đã quy định chỉ được phép huy động gấp bao nhiêu lần so với vốn điều lệ. Vì thế, khi đã rủi ro với ngân hàng này thì cũng có thể rủi ro với ngân hàng kia”.
Tiếp đó, ông Giang nêu quan điểm: nên đem đấu thầu xem ngân hàng nào được giữ số tiền này, thậm chí đấu thầu trong từng thương vụ. Trong nền kinh tế thị trường, giải pháp đấu thầu được coi là đương nhiên”.
Cũng theo ông Giang, khi đấu thầu, đối với những doanh nghiệp lớn như Vosco, bán đấu giá hơn 50 triệu cổ phần, giá khởi điểm 15 nghìn đồng/cổ phiếu thì thặng dư vốn thu về rất lớn. Vì vậy, không nên đánh đồng giá đấu thầu giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Sơn, Phó trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán, lại không tán đồng đấu thầu. Ông Sơn nói: “Việc lựa chọn ngân hàng chỉ định để thanh toán cho các giao dịch chứng khoán là do Ủy ban Chứng khoán lựa chọn chứ không phải do Sở Giao dịch Chứng khoán lựa chọn. Còn Sở cũng là một doanh nghiệp và họ có quyền lựa chọn bất cứ ngân hàng nào để mở tài khoản giao dịch. Việc chọn lựa được dựa trên cơ sở ngân hàng nào cung cấp dịch vụ tốt nhất, vì thế không cần phải đấu thầu”.
Ông Sơn lý giải, mặc dù việc Sở Giao dịch Chứng khoán lựa chọn ngân hàng là quyền tự chủ của họ nhưng cần phải đưa ra tiêu chí nhằm chọn được một ngân hàng tốt nhất, tránh những thông tin sai lệch về sự liên kết với nhau một cách không công bằng để hưởng lợi.
Nên thành lập ngân hàng chứng khoán?
Đã một tháng qua, kể từ khi “sự kiện 1/8”, chưa có một doanh nghiệp Nhà nước nào “rục rịch” IPO nên vấn đề “sớt” tài khoản tiền cọc, tiền đấu giá từ BIDV cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM nói riêng cũng như câu chuyện ngân hàng chỉ định thanh toán nói chung tạm lắng.
Nhưng dù có tạm lắng thì một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hài hoà lợi ích của nhiều bên thì vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Mới đây, một ý kiến được nêu ra: cần thành lập ngân hàng của thị trường chứng khoán. Theo đó, ngân hàng này sẽ tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần đa sở hữu, bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và Nhà nước giữ tỷ lệ phần vốn chi phối.
Theo ý kiến này, sở dĩ phải lập một ngân hàng đa sở hữu phục vụ thị trường chứng khoán vì ba lý do.
Thứ nhất, về mặt quản lý nhà nước, cụm từ “chỉ định” vẫn mang màu sắc phi thị trường và độc quyền, nhất là trong cơ chế thị trường.
Thứ hai, việc giao quyền cho một Sở giao dịch chứng khoán địa phương lựa chọn một ngân hàng nào đó cung cấp dịch vụ cho mình, khi dịch vụ đó liên quan đến hàng chục nghìn tỷ đồng và đằng sau đó là món hời không nhỏ thì dù dưới bất cứ lý do nào, cũng thật khó giải thích về sự vô tư trong sáng.
Hơn nữa, kể cả khi Ủy ban Chứng khoán ban hành tiêu chí để lựa chọn ngân hàng chỉ định và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thật khách quan chọn một ngân hàng nào đó để làm dịch vụ thanh toán thì rất có thể, món hời này lại thuộc về ngân hàng quốc doanh và vấn đề độc quyền cũng chưa được giải quyết rốt ráo.
Thứ ba, khi thành lập một ngân hàng của thị trường chứng khoán, đương nhiên ngân hàng sẽ chuyên nghiệp hơn với các nghiệp vụ thanh toán mang tính đặc thù. Mặt khác, ngân hàng này với mô hình đa sở hữu, ở một chừng mực nào đó miếng bánh cũng sẽ được chia thành nhiều phần cho nhiều chủ sở hữu hơn là tập trung vào một chủ như lâu nay.
Và đi liền với đó, sự rủi ro cũng được phân tán và sự an toàn sẽ cao hơn.