“Nên tiếp tục cổ phần hóa có cân nhắc”
Quan điểm của chuyên gia tài chính trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam về tiến trình cổ phần hóa thời gian tới
Quan điểm của chuyên gia tài chính trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam, ông Norikata Akamatsu, về tiến trình cổ phần hóa thời gian tới.
Ông nhận định như thế nào về ý kiến cho rằng việc trì hoãn cổ phần hóa sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đối với họat động của các doanh nghiệp Nhà nước?
Cổ phần hóa xét về dài hạn là chiến lược Việt Nam phải thực hiện theo các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong ngắn hạn quá trình này cần được xem xét một cách cụ thể.
Hiện nay, nền kinh tế đang gặp một số khó khăn vì lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại... điều này có thể gây lo ngại cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu cổ phần hóa và huy động được nguồn vốn dồi dào, giá cổ phiếu cao là khó.
Tuy nhiên, lợi nhuận tối đa trước mắt không phải là mục đích duy nhất của cổ phần hóa mà quá trình này còn nhiều mục đích khác. Đó là, thông qua cổ phần hóa, Chính phủ sẽ thực hiện các cam kết với quốc tế về việc xúc tiến cải tổ nền kinh tế.
Xét về khía cạnh này, Việt Nam không nên dừng hoàn toàn quá trình cổ phần hóa, thậm chí là cần tiếp tục thực hiện. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp một số khó khăn nhất định, Chính phủ Việt Nam cần suy xét, tính toán chắc chắn loại doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào nên tiếp tục cổ phần hóa.
Chọn đối tác chiến lược trước và sau IPO vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ý kiến của ông là gì?
Khi công ty lựa chọn đối tác chiến lược trước IPO, đối tác chiến lược có thể giúp đỡ công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao giá trị tài sản của công ty, đồng thời, các nhà đầu tư chiến lược này sẽ giúp công ty thu hút được đông đảo nhà đầu tư công chúng, đây là việc làm rất hợp lý.
Nhưng không thể nói đấy là yêu cầu hay cách làm duy nhất. Nếu công ty đang hoạt động tốt, lợi nhuận cao mà chưa có đối tác chiến lược nước ngoài, công ty vẫn có thể tiến hành đấu giá ra công chúng rồi lựa chọn đối tác chiến lược sau. Một số công ty cũng cho rằng họ không cần phải có đối tác chiến lược. Điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.
Đôi khi, việc có đối tác chiến lược trước là hợp lý, ví dụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực “mới” nếu so sánh với xu thế, tiêu chuẩn của các nước đã phát triển, so sánh với môi trường cạnh tranh.
Xét theo khía cạnh này, những doanh nghiệp trong ngành này rất cần có các đối tác chiến lược nước ngoài, để nâng cấp doanh nghiệp của mình, nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và sau đấy mới chào bán ra công chúng, đây là quá trình tốt và hợp lý.
Quan điểm của ông về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) hiện nay?
Mặc dù, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề quyết định nhưng đó vẫn là một yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
“Room” hiện nay đang ở mức khá chặt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược.
Nếu tiếp tục, quá trình cổ phần hóa nên được thúc đẩy theo hướng nào để đạt hiệu quả cao hơn?
Có hai nhóm nhà đầu tư, một là những nhà đầu tư chiến lược và thứ hai là những nhà đầu tư công chúng. Các nhà đầu tư chiến lược tìm đến với chiến lược dài hạn, họ là những nhà đầu tư đáng chú ý đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa. Vấn đề hiện nay là cách thức tiến hành cổ phần hóa của các bạn, việc đấu giá ra công chúng chủ yếu dành cho các nhà đầu tư công chúng. Trong khi đó, các nhà đầu tư chiến lược cần thương lượng.
Vì vậy, Chính phủ nên tạo thêm nhiều kênh khác nhau để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường. Việc IPO thông qua đấu giá không cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp, đấy là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. cổ phần hóa nên được tiến hành theo cách thức chào đón các nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy thuộc vào việc Chính phủ có sẵn sàng áp dụng các cách thức cổ phần hóa khác không. Ngoài ra, khi áp dụng cách thức cổ phần hóa khác, Chính phủ cần xem xét xây dựng khung pháp lý cần thiết. Điều này, tốn một thời gian nhất định và khiến nhiều doanh nghiệp không muốn áp dụng hình thức cổ phần hóa khác ngoài IPO.
Điều này có đòi hỏi các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ phải được nâng cấp lên không, thưa ông?
Nâng chuẩn các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là điều nên làm. Hiện nay, một số công ty chứng khoán nước ngoài vẫn cần đến những công ty môi giới trong nước để hỗ trợ hoạt động của mình.
Tuy nhiên, nhiều công ty trong nước vẫn chưa tận dụng được cơ hội này để nâng cao năng lực của mình, đặc biệt khi xét đến năng lực đảm nhận những nghiệp vụ mới của một thị trường đã phát triển. Những công ty chứng khoán cần phải lớn lên không chỉ ở quy mô mà mỗi công ty cần đạt tiêu chuẩn cao về các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Ông nhận định như thế nào về ý kiến cho rằng việc trì hoãn cổ phần hóa sẽ gây ra nhiều tác động không tốt đối với họat động của các doanh nghiệp Nhà nước?
Cổ phần hóa xét về dài hạn là chiến lược Việt Nam phải thực hiện theo các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong ngắn hạn quá trình này cần được xem xét một cách cụ thể.
Hiện nay, nền kinh tế đang gặp một số khó khăn vì lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại... điều này có thể gây lo ngại cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để đạt được mục tiêu cổ phần hóa và huy động được nguồn vốn dồi dào, giá cổ phiếu cao là khó.
Tuy nhiên, lợi nhuận tối đa trước mắt không phải là mục đích duy nhất của cổ phần hóa mà quá trình này còn nhiều mục đích khác. Đó là, thông qua cổ phần hóa, Chính phủ sẽ thực hiện các cam kết với quốc tế về việc xúc tiến cải tổ nền kinh tế.
Xét về khía cạnh này, Việt Nam không nên dừng hoàn toàn quá trình cổ phần hóa, thậm chí là cần tiếp tục thực hiện. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp một số khó khăn nhất định, Chính phủ Việt Nam cần suy xét, tính toán chắc chắn loại doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào nên tiếp tục cổ phần hóa.
Chọn đối tác chiến lược trước và sau IPO vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ý kiến của ông là gì?
Khi công ty lựa chọn đối tác chiến lược trước IPO, đối tác chiến lược có thể giúp đỡ công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao giá trị tài sản của công ty, đồng thời, các nhà đầu tư chiến lược này sẽ giúp công ty thu hút được đông đảo nhà đầu tư công chúng, đây là việc làm rất hợp lý.
Nhưng không thể nói đấy là yêu cầu hay cách làm duy nhất. Nếu công ty đang hoạt động tốt, lợi nhuận cao mà chưa có đối tác chiến lược nước ngoài, công ty vẫn có thể tiến hành đấu giá ra công chúng rồi lựa chọn đối tác chiến lược sau. Một số công ty cũng cho rằng họ không cần phải có đối tác chiến lược. Điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động.
Đôi khi, việc có đối tác chiến lược trước là hợp lý, ví dụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặc dù đã tồn tại nhiều năm nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực “mới” nếu so sánh với xu thế, tiêu chuẩn của các nước đã phát triển, so sánh với môi trường cạnh tranh.
Xét theo khía cạnh này, những doanh nghiệp trong ngành này rất cần có các đối tác chiến lược nước ngoài, để nâng cấp doanh nghiệp của mình, nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp và sau đấy mới chào bán ra công chúng, đây là quá trình tốt và hợp lý.
Quan điểm của ông về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) hiện nay?
Mặc dù, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề quyết định nhưng đó vẫn là một yếu tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
“Room” hiện nay đang ở mức khá chặt đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược.
Nếu tiếp tục, quá trình cổ phần hóa nên được thúc đẩy theo hướng nào để đạt hiệu quả cao hơn?
Có hai nhóm nhà đầu tư, một là những nhà đầu tư chiến lược và thứ hai là những nhà đầu tư công chúng. Các nhà đầu tư chiến lược tìm đến với chiến lược dài hạn, họ là những nhà đầu tư đáng chú ý đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa. Vấn đề hiện nay là cách thức tiến hành cổ phần hóa của các bạn, việc đấu giá ra công chúng chủ yếu dành cho các nhà đầu tư công chúng. Trong khi đó, các nhà đầu tư chiến lược cần thương lượng.
Vì vậy, Chính phủ nên tạo thêm nhiều kênh khác nhau để các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường. Việc IPO thông qua đấu giá không cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp, đấy là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. cổ phần hóa nên được tiến hành theo cách thức chào đón các nhà đầu tư chiến lược.
Tuy nhiên, vấn đề này còn tùy thuộc vào việc Chính phủ có sẵn sàng áp dụng các cách thức cổ phần hóa khác không. Ngoài ra, khi áp dụng cách thức cổ phần hóa khác, Chính phủ cần xem xét xây dựng khung pháp lý cần thiết. Điều này, tốn một thời gian nhất định và khiến nhiều doanh nghiệp không muốn áp dụng hình thức cổ phần hóa khác ngoài IPO.
Điều này có đòi hỏi các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ phải được nâng cấp lên không, thưa ông?
Nâng chuẩn các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là điều nên làm. Hiện nay, một số công ty chứng khoán nước ngoài vẫn cần đến những công ty môi giới trong nước để hỗ trợ hoạt động của mình.
Tuy nhiên, nhiều công ty trong nước vẫn chưa tận dụng được cơ hội này để nâng cao năng lực của mình, đặc biệt khi xét đến năng lực đảm nhận những nghiệp vụ mới của một thị trường đã phát triển. Những công ty chứng khoán cần phải lớn lên không chỉ ở quy mô mà mỗi công ty cần đạt tiêu chuẩn cao về các nghiệp vụ kinh doanh của mình.