Netbook và điện toán đám mây
Cơn sốt netbook đang lan tỏa toàn cầu đã minh chứng cho thấy máy tính cá nhân dùng để làm gì
Cơn sốt netbook đang lan tỏa toàn cầu đã minh chứng cho thấy máy tính cá nhân dùng để làm gì.
Khi hãng Asustek của Đài Loan tung ra dòng máy netbook EeePC vào mùa thu năm 2007, chỉ trong vài tháng họ đã bán hết 350.000 máy. Người mua loại máy tính giá rẻ này không phải là dân chúng của các nước nghèo mà là tầng lớp tiêu dùng trung lưu ở Tây Âu và Mỹ - những người muốn có chiếc laptop thứ hai gọn nhẹ, tiện mang theo người để xem video trên YouTube hay blog và chat bất kỳ ở đâu.
Đảo lộn truyền thống thiết kế
Chẳng mấy chốc các thương hiệu máy tính lớn - Dell, HP, Lenovo - cũng nháo nhào chạy theo cơn sốt netbook. Đến mùa thu năm 2008, gần như mọi hãng máy tính của Mỹ đều hối hả tung những chiếc netbook tưởng như dành cho trẻ con, giá 300 - 400 Đô la Mỹ ra thị trường. Cả người giàu cũng muốn netbook và ý muốn của họ đã được Sony đáp ứng hồi đầu năm nay với chiếc Vaio P thời trang đắt giá.
Thật lạ lùng, netbook đã “vi phạm” mọi quy luật của ngành công nghiệp phần cứng máy tính. Theo truyền thống, các phát triển mới đều bắt đầu từ phân khúc cao cấp trước khi đi xuống thị trường đại chúng.
Các hãng sản xuất máy tính luôn nhắm đến những người sử dụng đầu tiên, có tiền và có kỹ năng công nghệ, qua những máy có tính năng mới, “cực” hay “siêu” mạnh. Nhiều năm sau, những phát kiến đắt tiền này mới dần dần được đưa vào các dòng máy tính cấp thấp.
Được tờ Time bình chọn vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới của năm 2008, Mary Lou Jepsen (sinh năm 1965) là nhà thiết kế chính của chiếc máy tính thuộc dự án One Laptop Per Child (OLPC), tiền thân của netbook. Jepsen không cần thiết kế một máy tính siêu mạnh mà là một laptop siêu rẻ. Trong quá trình sáng tạo một kiểu laptop thỏa mãn được nhu cầu của người nghèo, Jepsen đã khám phá ra thực chất của người sử dụng máy tính truyền thống: họ đâu đòi hỏi nhiều với chiếc laptop - trên thực tế, họ cần ít hơn thế!
Tạp chí công nghệ Wired Magazine dẫn lời Jepsen : “Khởi đầu chúng tôi phát minh công nghệ cho phần đáy của kim tự tháp, nhưng phần đỉnh của kim tự tháp cũng muốn có nó. Kiểu phát kiến đi ngược từ dưới lên trên này đã làm đảo lộn ngành công nghiệp máy tính”.
Đến cuối năm 2008, hãng Asustek với thương hiệu Asus trước đó hầu như vô danh đã bán được 5 triệu netbook, các thương hiệu khác gộp lại bán được 10 triệu máy. Dân châu Âu phát cuồng vì netbook, doanh số ở khu vực này cao gấp tám lần ở Mỹ. Chỉ trong một năm, netbook đã chiếm 7% thị trường máy tính xách tay toàn cầu. Năm nay sẽ là 12%.
Đám mây định hình phần cứng
Trừ những ai chuyên làm công việc về kỹ thuật máy tính, đồ họa hay chơi trò chơi điện tử, mọi công việc của hầu hết mọi người đều có thể thực hiện thông qua một trình duyệt - Internet Explorer hay Firefox - cài sẵn trên một netbook nối mạng Wi-Fi.
Người ta viết và nhận xét blog trên các mạng xã hội như Twitter hay Facebook, nhắn tin tức thì qua Yahoo Messenger hay Google Chat, nói chuyện trực tiếp qua Skype hay các dịch vụ voice chat. Nếu cần ghi video, ta có thể thu trực tiếp từ webcam của netbook và đưa thẳng lên YouTube. Google Docs giải quyết hầu hết mọi nhu cầu văn bản và tính toán. Nghe nhạc và xem video cũng trực tuyến.
Khi mọi sản phẩm hay nội dung tạo ra đều lưu trữ trên máy chủ của các mạng cung cấp dịch vụ thì netbook đã kết thúc cuộc chiến hiệu suất máy tính. Suốt 15 năm qua, ngành công nghiệp máy tính đã buộc ta luôn chạy theo nỗi lo lắng không có một chiếc máy tính mạnh. Ta luôn trong tâm trạng phòng hờ “lỡ lúc cần máy không đáp ứng được”. Biết đâu có lúc ta cần chơi trò chơi 3D mới nhất ? Biết đâu có lúc ta cần làm kỹ xảo video?
Cái hội chứng “lỡ cần thì sao” ấy đã là động lực để Intel và AMD liên tục tung ra những con chip siêu nhanh, kéo theo những ổ đĩa tầm terabyte, bộ nhớ RAM cực đại và những card đồ họa cao cấp hỗ trợ chơi đĩa Blu-ray trên màn hình laptop 17 inch. Chiếc máy tính trong mơ làm đủ mọi chuyện!
Nhưng thực tế là hầu như mọi lúc, chúng ta chẳng cần gì tới hiệu suất “cực”, “siêu” ấy. Những chiếc máy tính kiểu ấy cũng giống như những chiếc ôtô thể thao tân kỳ. Các hãng ô-tô tung ra những cỗ máy cực mạnh vì biên độ lợi nhuận cực cao nơi những khách hàng ôm ấp mộng tưởng sẽ có ngày ngao du ngàn dặm mặc dù cả đời họ chưa bao giờ lái xe ra khỏi thành phố đang sống.
Và những nhà lập trình cũng chạy theo giấc mơ “máy tính siêu mạnh” và viết ra những ứng dụng hay hệ điều hành ngày càng cồng kềnh, ì ạch!
Netbook đã đảo ngược chiều kim đồng hồ, chúng hoạt động với hiệu suất cũng như những chiếc máy tính cách đây bốn hay năm năm. Và hóa ra như thế lại quá đủ. Andy Tung, Phó giám đốc mãi vụ tại Mỹ cho hãng máy tính Đài Loan MSI (hãng sản xuất chiếc netbook Wind rất thành công), nói: “Máy tính hiện nay đã nhanh đến mức ta không thể phân biệt giữa tốc độ 1,6 GHz hay 2 GHz. Chúng ta có thể nhận ra khác biệt giữa một giây và hai giây nhưng ta không thể phân biệt giữa 0,0001 và 0,0002 giây”. Hiệu suất máy tính quan trọng nhất ngày nay lại nằm ngoài máy tính : tín hiệu Wi-Fi mạnh không ? Máy chủ Google bị nghẽn rồi sao ?
Đó cũng chính là thắng lợi bất ngờ của hãng Asustek. Một laptop dưới 300 Đô la chuyên dùng để làm việc trực tuyến sẽ trở thành vô nghĩa khi không có Internet và các trung tâm dữ liệu phân tán khắp hành tinh. Chiếc EeePC đầu tiên chỉ có ổ đĩa SSD 4 GB. Nhỏ tới mức chỉ đủ chứa hệ điều hành! Không còn cách nào khác hơn là cài đặt những phần mềm dịch vụ mạng cực nhỏ và làm việc trực tuyến, giải trí trực tuyến, và lưu trữ trực tuyến.
Netbook chính là phương tiện của thời điện toán đám mây. Bây giờ đã đến lúc thiết kế những kiểu máy tính làm sao để trút hết gánh nặng về hiệu suất, tốc độ dung lượng cho những máy chủ dịch vụ mạng.
Trần Ngọc Đăng (TBVTSG)
Khi hãng Asustek của Đài Loan tung ra dòng máy netbook EeePC vào mùa thu năm 2007, chỉ trong vài tháng họ đã bán hết 350.000 máy. Người mua loại máy tính giá rẻ này không phải là dân chúng của các nước nghèo mà là tầng lớp tiêu dùng trung lưu ở Tây Âu và Mỹ - những người muốn có chiếc laptop thứ hai gọn nhẹ, tiện mang theo người để xem video trên YouTube hay blog và chat bất kỳ ở đâu.
Đảo lộn truyền thống thiết kế
Chẳng mấy chốc các thương hiệu máy tính lớn - Dell, HP, Lenovo - cũng nháo nhào chạy theo cơn sốt netbook. Đến mùa thu năm 2008, gần như mọi hãng máy tính của Mỹ đều hối hả tung những chiếc netbook tưởng như dành cho trẻ con, giá 300 - 400 Đô la Mỹ ra thị trường. Cả người giàu cũng muốn netbook và ý muốn của họ đã được Sony đáp ứng hồi đầu năm nay với chiếc Vaio P thời trang đắt giá.
Thật lạ lùng, netbook đã “vi phạm” mọi quy luật của ngành công nghiệp phần cứng máy tính. Theo truyền thống, các phát triển mới đều bắt đầu từ phân khúc cao cấp trước khi đi xuống thị trường đại chúng.
Các hãng sản xuất máy tính luôn nhắm đến những người sử dụng đầu tiên, có tiền và có kỹ năng công nghệ, qua những máy có tính năng mới, “cực” hay “siêu” mạnh. Nhiều năm sau, những phát kiến đắt tiền này mới dần dần được đưa vào các dòng máy tính cấp thấp.
Được tờ Time bình chọn vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới của năm 2008, Mary Lou Jepsen (sinh năm 1965) là nhà thiết kế chính của chiếc máy tính thuộc dự án One Laptop Per Child (OLPC), tiền thân của netbook. Jepsen không cần thiết kế một máy tính siêu mạnh mà là một laptop siêu rẻ. Trong quá trình sáng tạo một kiểu laptop thỏa mãn được nhu cầu của người nghèo, Jepsen đã khám phá ra thực chất của người sử dụng máy tính truyền thống: họ đâu đòi hỏi nhiều với chiếc laptop - trên thực tế, họ cần ít hơn thế!
Tạp chí công nghệ Wired Magazine dẫn lời Jepsen : “Khởi đầu chúng tôi phát minh công nghệ cho phần đáy của kim tự tháp, nhưng phần đỉnh của kim tự tháp cũng muốn có nó. Kiểu phát kiến đi ngược từ dưới lên trên này đã làm đảo lộn ngành công nghiệp máy tính”.
Đến cuối năm 2008, hãng Asustek với thương hiệu Asus trước đó hầu như vô danh đã bán được 5 triệu netbook, các thương hiệu khác gộp lại bán được 10 triệu máy. Dân châu Âu phát cuồng vì netbook, doanh số ở khu vực này cao gấp tám lần ở Mỹ. Chỉ trong một năm, netbook đã chiếm 7% thị trường máy tính xách tay toàn cầu. Năm nay sẽ là 12%.
Đám mây định hình phần cứng
Trừ những ai chuyên làm công việc về kỹ thuật máy tính, đồ họa hay chơi trò chơi điện tử, mọi công việc của hầu hết mọi người đều có thể thực hiện thông qua một trình duyệt - Internet Explorer hay Firefox - cài sẵn trên một netbook nối mạng Wi-Fi.
Người ta viết và nhận xét blog trên các mạng xã hội như Twitter hay Facebook, nhắn tin tức thì qua Yahoo Messenger hay Google Chat, nói chuyện trực tiếp qua Skype hay các dịch vụ voice chat. Nếu cần ghi video, ta có thể thu trực tiếp từ webcam của netbook và đưa thẳng lên YouTube. Google Docs giải quyết hầu hết mọi nhu cầu văn bản và tính toán. Nghe nhạc và xem video cũng trực tuyến.
Khi mọi sản phẩm hay nội dung tạo ra đều lưu trữ trên máy chủ của các mạng cung cấp dịch vụ thì netbook đã kết thúc cuộc chiến hiệu suất máy tính. Suốt 15 năm qua, ngành công nghiệp máy tính đã buộc ta luôn chạy theo nỗi lo lắng không có một chiếc máy tính mạnh. Ta luôn trong tâm trạng phòng hờ “lỡ lúc cần máy không đáp ứng được”. Biết đâu có lúc ta cần chơi trò chơi 3D mới nhất ? Biết đâu có lúc ta cần làm kỹ xảo video?
Cái hội chứng “lỡ cần thì sao” ấy đã là động lực để Intel và AMD liên tục tung ra những con chip siêu nhanh, kéo theo những ổ đĩa tầm terabyte, bộ nhớ RAM cực đại và những card đồ họa cao cấp hỗ trợ chơi đĩa Blu-ray trên màn hình laptop 17 inch. Chiếc máy tính trong mơ làm đủ mọi chuyện!
Nhưng thực tế là hầu như mọi lúc, chúng ta chẳng cần gì tới hiệu suất “cực”, “siêu” ấy. Những chiếc máy tính kiểu ấy cũng giống như những chiếc ôtô thể thao tân kỳ. Các hãng ô-tô tung ra những cỗ máy cực mạnh vì biên độ lợi nhuận cực cao nơi những khách hàng ôm ấp mộng tưởng sẽ có ngày ngao du ngàn dặm mặc dù cả đời họ chưa bao giờ lái xe ra khỏi thành phố đang sống.
Và những nhà lập trình cũng chạy theo giấc mơ “máy tính siêu mạnh” và viết ra những ứng dụng hay hệ điều hành ngày càng cồng kềnh, ì ạch!
Netbook đã đảo ngược chiều kim đồng hồ, chúng hoạt động với hiệu suất cũng như những chiếc máy tính cách đây bốn hay năm năm. Và hóa ra như thế lại quá đủ. Andy Tung, Phó giám đốc mãi vụ tại Mỹ cho hãng máy tính Đài Loan MSI (hãng sản xuất chiếc netbook Wind rất thành công), nói: “Máy tính hiện nay đã nhanh đến mức ta không thể phân biệt giữa tốc độ 1,6 GHz hay 2 GHz. Chúng ta có thể nhận ra khác biệt giữa một giây và hai giây nhưng ta không thể phân biệt giữa 0,0001 và 0,0002 giây”. Hiệu suất máy tính quan trọng nhất ngày nay lại nằm ngoài máy tính : tín hiệu Wi-Fi mạnh không ? Máy chủ Google bị nghẽn rồi sao ?
Đó cũng chính là thắng lợi bất ngờ của hãng Asustek. Một laptop dưới 300 Đô la chuyên dùng để làm việc trực tuyến sẽ trở thành vô nghĩa khi không có Internet và các trung tâm dữ liệu phân tán khắp hành tinh. Chiếc EeePC đầu tiên chỉ có ổ đĩa SSD 4 GB. Nhỏ tới mức chỉ đủ chứa hệ điều hành! Không còn cách nào khác hơn là cài đặt những phần mềm dịch vụ mạng cực nhỏ và làm việc trực tuyến, giải trí trực tuyến, và lưu trữ trực tuyến.
Netbook chính là phương tiện của thời điện toán đám mây. Bây giờ đã đến lúc thiết kế những kiểu máy tính làm sao để trút hết gánh nặng về hiệu suất, tốc độ dung lượng cho những máy chủ dịch vụ mạng.
Trần Ngọc Đăng (TBVTSG)