06:30 04/09/2019

"Nếu thể chế vẫn trói buộc, doanh nghiệp Việt sẽ thua thiệt trong hội nhập"

An An

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng so với các nền kinh tế lớn vẫn còn cách rất xa về môi trường, năng lực cạnh tranh

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Chiều 3/9 tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức phát động Cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế". 

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đơn vị đồng chủ trì cuộc vận động đã chia sẻ với báo giới một số thông tin về cuộc vận động lần này.

Trong thời gian qua, Đảng đã đưa ra khá nhiều Nghị quyết và thể hiện sự khuyến khích rất lớn đối với khối doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Trong đó Nghị quyết 10 có sự thúc đẩy mạnh mẽ khối doanh nghiệp tư nhân phát triển. Ông nhận thấy trong nghị quyết này đâu là điểm đáng chú ý nhất?

Có thể nói trong các chủ trương chính sách của mình Đảng rất coi trọng hệ thống chính sách và môi trường pháp lý cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Trong các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh vai trò nền tảng của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác. 

Đảng đã có các nghị quyết riêng về thành phần kinh tế này. Khi nói về kinh tế tư nhân, Đảng đã khẳng định đó là động lực quan trọng của nền kinh tế, đó là sự thay đổi tư duy rất lớn trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch háo tập trung sang kinh tế thị trường. Đảng ta chính thức có Nghị quyết riêng trong xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Hiến pháp Việt Nam cũng đã ghi yêu cầu khuyến khích tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Dưới tác động của chính sách đố, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân đã phát triển mạnh mẽ, một trong những thành phần quan trọng của cuộc đổi mới 30 năm qua, ngày càng phát triển đông đảo.

Hiện nay chúng ta có hơn 700 ngàn doanh nghiệp, 5,2 triệu hộ kinh doanh, gần 6 triệu thực thể kinh doanh. Để tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp đặc biệt là khu vực tư nhân trong thời gian tới, chúng tôi đã nêu kiến nghị phải chính thức hóa, coi hộ kinh doanh như doanh nghiệp, chịu sự điều khienr của luật doanh nghiệp, tất nhiên là phải có cơ sở pháp lý và mô hình cho loại doanh nghiệp này. Và bằng cách đó chúng ta chính thức hóa, nâng cấp dược hệ thống doanh nghiệp nước ta.

Vấn đề quan trọng là rất nhiều doanh nghiệp chưa minh bạch và chưa được quốc tế hóa để kết nối vào thị trường. Hiện nay chúng ta nói đến doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có những doanh nghiệp siêu nhỏ. 

Các doanh nghiệp siêu nhỏ như các hộ gia đình cũng phải là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước theo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chính sách hỗ trợ khác. Có nghĩa là việc nâng các, quốc tế hóa và sắp tới là chuyển đổi số các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó là điều quan trọng nhất. 

Đảng cũng đã có sự cập nhật nhất định so với sự phát triển. Tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp thì phải xây dựng một hệ thống thể chế chính sách làm bệ đỡ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một chính phủ kiến tạo thì phải xây dựng được một hệ thống chính sách công nghiệp hợp lý để có thể định hướng sự phát triển của nền kinh tế. Phải tiến hành cải cách thủ tục hành chính để thực sự giải phóng được cho các doanh nghiệp, giải phóng các nguồn lực trong nền kinh tế. 

30 năm qua là hành trình không biết mệt mỏi của chúng ta trong gỡ bỏ rào cản, giải phóng sức của người dân và doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển mới của chúng ta thì nỗ lực của nhà nước, Chính phủ và sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp chứ không phải chỉu cởi trói. Đây là yêu cầu cao hơn của giai đoạn phát triển mới. 

Tôi hy vọng Đại hội 13 sẽ khởi đầu cho làn sóng cải cách của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, chuyển đổi số. Đó là động lực quan trọng cho nền kinh tế.

Để nghị quyết đi vào thực tế cuộc sống thì có gỡ những nút thắt nào?

Doanh nghiệp cần sự ghi nhận, tôn trọng, tôn vinh của xã hội, cần được bảo vệ và khuyến khích phát triển. Hệ thống thể chế cần đạt được yêu cầu đó. Năm ngoái đã cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. 

Điều quan trọng không chỉ nhắc đến số lượng của các thay đổi mà cần tính đến chất lượng của thể chế. Những cải cách phải chú ý đến triển khai một cách thực chất hơn. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng so với các nền kinh tế lớn vẫn còn cách rất xa về môi trường, năng lực cạnh tranh. 

Chúng ta phải đạt được ngưỡng trung bình của ASEAN3, 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Nhưng khoảng cách rút ngắn là chưa đáng kể và cần sự phát triển bứt phá nếu không muốn rơi vào bẫy thu nhập trung bình, phải bứt phá trong cải cách thể chế. 

Chúng ta chỉ có thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu ta không hài lòng với chất lượng thể chế trung bình. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vẫn là yêu cầu quan trọng nhất. Chúng ta mở cửa rồi thì các doanh nghiệp nước ngoài có thể vào đây cạnh tranh với chúng ta ngay trên sân nhà. 

Nhưng nếu hệ thống thể chế vẫn trói buộc, chưa thực sự giải phóng, thúc đẩy doanh nghiệp thì ta sẽ thua thiệt trong hội nhập. Đó là yêu cầu rất quan trọng trong nỗ lực cải cách từ trung ương đến địa phương, và phải đặt trong cuộc đua toàn cầu về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.

Sắp tới Đảng sẽ có một chương trình phát động để doanh nghiệp đóng góp ý kiến nhiều hơn. Chúng ta cần những hoạt động đó có quy mô thế nào?

Từ trước đến nay Đảng đã luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, có thể là các cuộc đối thoại, tiếp xúc hay chính quyền, bộ ngành cũng khá đồn dập. Việc cải cách thể chế không phải là chuyện riêng của Đảng, Nhà nước mà cả người dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiểu hơn ai hết đời sống kinh doanh và sẽ là người hiến kế trong cải cách. 

Chúng tôi rất hoan nghênh trong khi tiến tới Đại hội 13 chúng ta tổ chức Cuộc vận động. Đây là sáng kiến rất quan trọng được cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ đón nhận. Tin rằng Cuộc vận động sẽ được đón nhận với trách nhiệm của mình. Đây cũng chính là hội nghị Diên Hồng để doanh nghiệp, người dân có thể hiến kế với Đảng để phát triển kinh tế

VCCI đã làm gì để tham gia Cuộc vận động?

Hiến kế với Đảng, nhà nước vẫn là nhiệm vụ trung tâm của VCCI từ trước đến nay. Đặc biệt trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng chúng tôi cũng đã có cuộc tập hợp doanh nghiệp. Nhưng với Cuộc vận động này VCCI sẽ có lần huy động tổng lực để góp ý cho các chủ trương chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. 

Nhưng cộng đồng doanh nghiệp không chỉ góp ý về thể chế chính sách kinh tế mà còn góp vào các vấn đề phát triển chung của đất nước. Doanh nghiệp, doanh nhân đang là chủ thể quan trọng nhất của nền kinh tế vững mạnh. Ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong đó sẽ giải phóng hàng chục triệu lao động ra khỏi nông nghiệp. 

Chính cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra việc làm cho người dân. Với quốc tế, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên hội nhập, cạnh tranh gay gắt, trong bối cảnh đó vị thế, sự tự chủ của các quốc gia sẽ phụ thuộc trước hết vào sức mạnh kinh tế của họ. Sức mạnh kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bác Hồ đã từng nói nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là kinh doanh của nhà công thương nghiệp thịnh vượng. 

Bác Võ Nguyên Giáp nói doanh nghiệp phải là nhạc trưởng trong công cuộc phát triển đất nước. Cuộc vận động này chính là cơ hội để cho lực lượng chủ lực trong việc xây dựng kinh tế đất nước nói lên suy nghĩ của mình, góp ý với Đảng xây dựng thể chế và môi trường kinh doanh. 

Chúng ta quyết đạt mục tiêu trong 2-3 năm tới phải đạt chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh và chất lượng cạnh tranh nằm trong nhóm … nền kinh tế hàng đầu. Đó là bước đi đầu tiên của bước đột phá trong giai đọan tới. Chúng ta hướng tới những chuẩn mực cao hơn của thế giới, như vậy mới đạt được khát vọng như Bác Hồ nói.