Nga tạm ngừng nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam
Có 3 lý do mà phía Nga đưa ra để tạm ngừng nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam, đều là các lý do về kỹ thuật
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam gặp thêm nhiều khó khăn, do sự giảm sút sức mua từ các thị trường EU, Mỹ.
Nay đến Nga, thị trường được xem là dễ tính, vừa tuyên bố ngừng nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam, khiến cho nghề nuôi cá của nông dân ĐBSCL đã khó lại càng thêm khó!
Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga cho biết từ ngày 20/12/2008, Nga sẽ tạm ngừng nhập cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có 3 lý do mà phía Nga đưa ra để tạm ngừng nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam là: sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu. Thông tin này đã làm cho nông dân nuôi cá tra, basa ĐBSCL càng hoang mang hơn khi mà thị trường tiêu thụ cá hiện nay rất yếu và giá cá luôn đứng ở mức thấp.
Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nga chỉ có 16 lô hàng bị cảnh báo có dấu hiệu không tốt về chất lượng, nhưng trong năm 2008 có đến 38 lô hàng bị cảnh báo, trong đó riêng sản phẩm cá tra, basa chiếm đến 27 lô. Điều này là dấu hiệu cho thấy việc các doanh nghiệp đã ngày càng xem thường chất lượng khi xuất khẩu vào Nga, dù thị trường này hiện chiếm đến 14,4% lượng phi lê cá tra, basa xuất khẩu (chỉ sau EU là 39,2%).
Thị trường châu Âu hoặc Mỹ yêu cầu về chất lượng tương đối cao, nên các doanh nghiệp thể hiện cung cách làm ăn tốt, nhưng gần đây do thị trường Nga được xem là dễ tính, từ đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nga đã có thái độ không tôn trọng cam kết, khiến chất lượng không cao.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, phía Nga đã trả hàng về sau khi kiểm tra một số lô hàng và phát hiện doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như gian lận trong mạ băng sản phẩm, mặc dù quy cách mạ băng đã được VASEP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo doanh nghiệp từ lâu.
Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, việc quản lý đầu mối chất lượng hàng hoá trước khi xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqaved). Theo đó, tất cả những lô hàng cá tra, basa của doanh nghiệp trước khi xuất đều qua kiểm tra của Nafiqaved, vật tại sao Nafiqaved không biết để đến khi xuất khẩu ra nước ngoài mới bị phát hiện trả hàng về?
Năm 2007, việc lợi nhuận thu được từ nghề nuôi cá tra tăng vọt đã kích thích người nuôi cá da trơn ĐBSCL phát triển ồ ạt, tạo nên sự mất cân đối giữa quy hoạch, nuôi trồng và chế biến. Toàn khu vực ĐBSCL đã tăng gần 68% về sản lượng xuất khẩu, tăng về mọi mặt nhưng lợi nhuận thu được giữa sản lượng và giá trị thì không nhiều, do giá xuất bình quân của năm 2008 chỉ trên 2 USD/kg, thấp nhất trong nhiều năm qua.
Nay đến Nga, thị trường được xem là dễ tính, vừa tuyên bố ngừng nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam, khiến cho nghề nuôi cá của nông dân ĐBSCL đã khó lại càng thêm khó!
Theo văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga cho biết từ ngày 20/12/2008, Nga sẽ tạm ngừng nhập cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có 3 lý do mà phía Nga đưa ra để tạm ngừng nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam là: sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam bị nhiễm vi sinh, lẫn tạp chất và lớp mạ băng dày hơn yêu cầu. Thông tin này đã làm cho nông dân nuôi cá tra, basa ĐBSCL càng hoang mang hơn khi mà thị trường tiêu thụ cá hiện nay rất yếu và giá cá luôn đứng ở mức thấp.
Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nga chỉ có 16 lô hàng bị cảnh báo có dấu hiệu không tốt về chất lượng, nhưng trong năm 2008 có đến 38 lô hàng bị cảnh báo, trong đó riêng sản phẩm cá tra, basa chiếm đến 27 lô. Điều này là dấu hiệu cho thấy việc các doanh nghiệp đã ngày càng xem thường chất lượng khi xuất khẩu vào Nga, dù thị trường này hiện chiếm đến 14,4% lượng phi lê cá tra, basa xuất khẩu (chỉ sau EU là 39,2%).
Thị trường châu Âu hoặc Mỹ yêu cầu về chất lượng tương đối cao, nên các doanh nghiệp thể hiện cung cách làm ăn tốt, nhưng gần đây do thị trường Nga được xem là dễ tính, từ đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nga đã có thái độ không tôn trọng cam kết, khiến chất lượng không cao.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, phía Nga đã trả hàng về sau khi kiểm tra một số lô hàng và phát hiện doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như gian lận trong mạ băng sản phẩm, mặc dù quy cách mạ băng đã được VASEP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảnh báo doanh nghiệp từ lâu.
Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, việc quản lý đầu mối chất lượng hàng hoá trước khi xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqaved). Theo đó, tất cả những lô hàng cá tra, basa của doanh nghiệp trước khi xuất đều qua kiểm tra của Nafiqaved, vật tại sao Nafiqaved không biết để đến khi xuất khẩu ra nước ngoài mới bị phát hiện trả hàng về?
Năm 2007, việc lợi nhuận thu được từ nghề nuôi cá tra tăng vọt đã kích thích người nuôi cá da trơn ĐBSCL phát triển ồ ạt, tạo nên sự mất cân đối giữa quy hoạch, nuôi trồng và chế biến. Toàn khu vực ĐBSCL đã tăng gần 68% về sản lượng xuất khẩu, tăng về mọi mặt nhưng lợi nhuận thu được giữa sản lượng và giá trị thì không nhiều, do giá xuất bình quân của năm 2008 chỉ trên 2 USD/kg, thấp nhất trong nhiều năm qua.