Ngân hàng bàn chuyện vực dậy đạo đức kinh doanh
Vì lợi ích của mình, nhiều ngân hàng buộc phải “nói một đằng, làm một nẻo” với vô vàn chiêu thức
Trong các ngày 23 và 27/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tổ chức họp hội viên hai miền, khẳng định quyết tâm tuân thủ trần lãi suất tiền gửi 14%/năm như ban bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 7/9.
Qua 15 ngày thực hiện, thị trường đang tỏ ra nghiêm túc, nhưng làm gì để vực dậy và duy trì nề nếp và đạo đức kinh doanh sau nhiều năm suy thoái lại là vấn đề cấp thiết hơn.
Cơ quan quản lý cũng… “điêu”!
Tại cuộc họp nói trên, VNBA cho biết, chuyện báo cáo “điêu” số liệu về lãi suất huy động tiền gửi không chỉ ở các tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Nhà nước, mà còn diễn ra ở các bản thống kê số liệu từ Ngân hàng Nhà nước các địa phương gửi đến cho VNBA.
Một cán bộ VNBA nói: “Tôi phì cười vì trong khi tổ chức tín dụng nào cũng xé rào 14%/năm nhưng các bản thống kê số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh miền Trung gửi cho VNBA vẫn đều tăm tắp 14%/năm!”.
Ngược về năm 2008, khi tín dụng bùng nổ tới 53%, lạm phát thực vượt quá 20%, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Như phản xạ tự nhiên, đâu đâu cũng sợ thiếu tiền nên sự luân chuyển vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng; giữa ngân hàng với dòng tiền gửi từ tổ chức kinh tế, dân cư bắt đầu xơ cứng, tạo nên áp lực cầu tiền đồng mạnh khủng khiếp.
Bên cạnh đó, với dung lượng thị trường nhỏ nhưng có tới gần 100 tổ chức tín dụng hoạt động nhưng vốn dĩ, thanh khoản hệ thống không đồng đều, đã buộc những ngân hàng yếu thanh khoản dâng lãi suất hút vốn của nhau.
Thời điểm đó, thị trường chứng kiến hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng rút tiền nơi ngân hàng có mức lãi suất thấp, gửi ngân hàng lãi suất cao.
Cực chẳng đã, VNBA phải tổ chức họp hội viên để thống nhất một mức lãi suất huy động, tránh lộn xộn trên thị trường. Khái niệm “đồng thuận lãi suất huy động” ra đời từ đó.
Tuy nhiên, họp xong, yên ổn được dăm ngày, các ngân hàng bắt đầu tìm cách lách trần với vô vàn chiêu thức… ảo diệu! Cực chẳng đã, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước buộc phải ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND với mức 14%/năm nhưng tình trạng lách luật không những không chấm dứt mà còn tinh vi hơn.
Có ngân hàng rất lớn (nằm trong top 5) nhận tiền gửi khách hàng 17,5%/năm, ghi trên hợp đồng là 14%/năm nhưng tư vấn cho khách hàng mở thêm tài khoản tiền gửi và ghi khống số tiền chênh lệch trả thêm trị giá 2,5% chênh lệch vào đó.
Ngân hàng khác lại có cách làm rất đơn giản: sổ tiết kiệm ghi 14%/năm nhưng giao dịch viên lấy bút chì ghi mờ phía sau “+2,5%”, vậy nhưng khách hàng không bao giờ lo ngân hàng… quỵt!
Ở một diễn biến khác tại cuộc họp toàn ngành ngày 7/9, một cổ đông lớn của ACB cho biết: “Chúng tôi tuân thủ trần lãi suất 14%/năm trong vòng một tháng, nhưng bị rút mất 5.000 tỷ đồng”.
Còn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV giãi bày không ngần ngại: “Suốt một thời gian dài, truyền thống đạo đức kinh doanh của ngành ngân hàng bị xâm phạm và hủy hoại. Những ngân hàng sở hữu nhà nước không dám lách trần lộ liễu vì sợ thanh tra, công an vào cuộc nhưng đến lúc mất vốn, thanh khoản rơi... tự do, không chịu nổi, đành phải nhắm mắt làm theo cả làng”.
Còn lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhà nước chia sẻ với người viết: “Tôi nói với cán bộ, nếu bị bắt quả tang lách luật thì không được khai, nếu khai thì không được dính đến ai! Biết là đạo đức suy đồi, nhưng vẫn phải làm!”.
Ngân hàng này còn gặp éo le ở chỗ: vốn thuộc sở hữu nhà nước 100% nên cơ quan thuế và kiểm toán nhà nước sục sạo sổ sách rất ngặt nghèo. Vì thế, việc hạch toán, hợp thức hóa chứng từ đối với các khoản chi chênh lệch ngoài trần 14% vô cùng khó khăn.
Duy trì nề nếp thế nào?
Tại buổi họp thống nhất tuân thủ kỷ luật của Ngân hàng Nhà nước do VNBA tổ chức ngày 23/9, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA cho biết: “Đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước xử lý nghiêm hai đơn vị vi phạm trần lãi suất, trật tự thị trường đã được lập lại, tất cả 100% tổ chức tín dụng đều chấp hành nghiêm huy động tiền gửi 14%/năm”.
Đó là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động ngân hàng, nhưng từ đây, đang nổi lên một số vấn đề đáng lưu ý.
Thứ nhất, trong buổi họp nói trên của VNBA, bà Nguyễn Thu Hà, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng: lý do để câu chuyện lách trần lãi suất tái diễn lâu nay là tính thanh khoản của hệ thống vẫn chưa ổn định.
Trên thực tế, những thành viên của nhóm ngân hàng “G12 + 1”, chiếm thị phần tới 80% - 85% chủ yếu là những đơn vị vững vàng thanh khoản, cân đối nguồn tốt, dịch vụ nhiều nên cơ cấu lợi nhuận rất đa dạng.
Tuy nhiên, 20% thị phần còn lại tâp trung vào mấy chục tổ chức tín dụng, nếu loại trừ các tổ chức tín dụng nước ngoài, liên doanh thì có khoảng 10 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thanh khoản thiếu bền vững, nguồn thu chủ yếu từ lãi, tỷ trọng thu dịch vụ rất thấp. Nếu tuân thủ kỷ luật 14%/năm thì đồng nghĩa đã triệt tiêu hoàn toàn yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng này, vì họ chỉ biết cạnh tranh bằng lãi suất; chưa kể, còn đe dọa đến thanh khoản của họ.
Theo tìm hiểu của người viết, ở phía Nam hiện có bốn đơn vị, phía Bắc có hai đơn vị nằm trong dạng này.
Thứ hai, để kỷ luật được thực hiện nghiêm túc, VNBA cho rằng, cần phải giải quyết mấy vấn đề sau.
Một là, Ngân hàng Nhà nước cần để mắt và can thiệp kịp thời một số biểu hiện trên thị trường như: sản phẩm lách luật “tiền gửi 1 ngày, lãi 14%/năm”; đường cong lãi suất là một đường thẳng; lãi suất liên ngân hàng vẫn rất cao; tiền gửi ở một số tổ chức tín dụng có biểu hiện sụt giảm.
Hai là, chính các tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ kỷ luật trong toàn bộ hệ thống, kiên quyết từ chối mời chào, mặc cả vượt trần.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục minh bạch chính sách và cơ chế; thông tin ngay những trường hợp vi phạm như vừa qua để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.
Thứ ba, tổng giám đốc một ngân hàng lớn kiến nghị thêm: khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức xử lý kỷ luật phải thống nhất trước sau như một. Đơn cử: trước đó, Ngân hàng Nhà nước cấm giám đốc chi nhánh đảm nhiệm chức vụ trong 5 năm khi vi phạm nhưng sau đó rút xuống còn 3 năm; tương tự, cấm tổ chức tín dụng vi phạm mở chi nhánh, phòng giao dịch trong 3 năm thì nay chỉ còn 1 năm.
“Mức kỷ luật như thế nào rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn, là phải có sự thống nhất giữa tuyên bố và thực hiện”, ông này chốt lại.
Qua 15 ngày thực hiện, thị trường đang tỏ ra nghiêm túc, nhưng làm gì để vực dậy và duy trì nề nếp và đạo đức kinh doanh sau nhiều năm suy thoái lại là vấn đề cấp thiết hơn.
Cơ quan quản lý cũng… “điêu”!
Tại cuộc họp nói trên, VNBA cho biết, chuyện báo cáo “điêu” số liệu về lãi suất huy động tiền gửi không chỉ ở các tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Nhà nước, mà còn diễn ra ở các bản thống kê số liệu từ Ngân hàng Nhà nước các địa phương gửi đến cho VNBA.
Một cán bộ VNBA nói: “Tôi phì cười vì trong khi tổ chức tín dụng nào cũng xé rào 14%/năm nhưng các bản thống kê số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh miền Trung gửi cho VNBA vẫn đều tăm tắp 14%/năm!”.
Ngược về năm 2008, khi tín dụng bùng nổ tới 53%, lạm phát thực vượt quá 20%, Ngân hàng Nhà nước buộc phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Như phản xạ tự nhiên, đâu đâu cũng sợ thiếu tiền nên sự luân chuyển vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng; giữa ngân hàng với dòng tiền gửi từ tổ chức kinh tế, dân cư bắt đầu xơ cứng, tạo nên áp lực cầu tiền đồng mạnh khủng khiếp.
Bên cạnh đó, với dung lượng thị trường nhỏ nhưng có tới gần 100 tổ chức tín dụng hoạt động nhưng vốn dĩ, thanh khoản hệ thống không đồng đều, đã buộc những ngân hàng yếu thanh khoản dâng lãi suất hút vốn của nhau.
Thời điểm đó, thị trường chứng kiến hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng rút tiền nơi ngân hàng có mức lãi suất thấp, gửi ngân hàng lãi suất cao.
Cực chẳng đã, VNBA phải tổ chức họp hội viên để thống nhất một mức lãi suất huy động, tránh lộn xộn trên thị trường. Khái niệm “đồng thuận lãi suất huy động” ra đời từ đó.
Tuy nhiên, họp xong, yên ổn được dăm ngày, các ngân hàng bắt đầu tìm cách lách trần với vô vàn chiêu thức… ảo diệu! Cực chẳng đã, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước buộc phải ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND với mức 14%/năm nhưng tình trạng lách luật không những không chấm dứt mà còn tinh vi hơn.
Có ngân hàng rất lớn (nằm trong top 5) nhận tiền gửi khách hàng 17,5%/năm, ghi trên hợp đồng là 14%/năm nhưng tư vấn cho khách hàng mở thêm tài khoản tiền gửi và ghi khống số tiền chênh lệch trả thêm trị giá 2,5% chênh lệch vào đó.
Ngân hàng khác lại có cách làm rất đơn giản: sổ tiết kiệm ghi 14%/năm nhưng giao dịch viên lấy bút chì ghi mờ phía sau “+2,5%”, vậy nhưng khách hàng không bao giờ lo ngân hàng… quỵt!
Ở một diễn biến khác tại cuộc họp toàn ngành ngày 7/9, một cổ đông lớn của ACB cho biết: “Chúng tôi tuân thủ trần lãi suất 14%/năm trong vòng một tháng, nhưng bị rút mất 5.000 tỷ đồng”.
Còn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV giãi bày không ngần ngại: “Suốt một thời gian dài, truyền thống đạo đức kinh doanh của ngành ngân hàng bị xâm phạm và hủy hoại. Những ngân hàng sở hữu nhà nước không dám lách trần lộ liễu vì sợ thanh tra, công an vào cuộc nhưng đến lúc mất vốn, thanh khoản rơi... tự do, không chịu nổi, đành phải nhắm mắt làm theo cả làng”.
Còn lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhà nước chia sẻ với người viết: “Tôi nói với cán bộ, nếu bị bắt quả tang lách luật thì không được khai, nếu khai thì không được dính đến ai! Biết là đạo đức suy đồi, nhưng vẫn phải làm!”.
Ngân hàng này còn gặp éo le ở chỗ: vốn thuộc sở hữu nhà nước 100% nên cơ quan thuế và kiểm toán nhà nước sục sạo sổ sách rất ngặt nghèo. Vì thế, việc hạch toán, hợp thức hóa chứng từ đối với các khoản chi chênh lệch ngoài trần 14% vô cùng khó khăn.
Duy trì nề nếp thế nào?
Tại buổi họp thống nhất tuân thủ kỷ luật của Ngân hàng Nhà nước do VNBA tổ chức ngày 23/9, bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký VNBA cho biết: “Đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước xử lý nghiêm hai đơn vị vi phạm trần lãi suất, trật tự thị trường đã được lập lại, tất cả 100% tổ chức tín dụng đều chấp hành nghiêm huy động tiền gửi 14%/năm”.
Đó là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động ngân hàng, nhưng từ đây, đang nổi lên một số vấn đề đáng lưu ý.
Thứ nhất, trong buổi họp nói trên của VNBA, bà Nguyễn Thu Hà, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng: lý do để câu chuyện lách trần lãi suất tái diễn lâu nay là tính thanh khoản của hệ thống vẫn chưa ổn định.
Trên thực tế, những thành viên của nhóm ngân hàng “G12 + 1”, chiếm thị phần tới 80% - 85% chủ yếu là những đơn vị vững vàng thanh khoản, cân đối nguồn tốt, dịch vụ nhiều nên cơ cấu lợi nhuận rất đa dạng.
Tuy nhiên, 20% thị phần còn lại tâp trung vào mấy chục tổ chức tín dụng, nếu loại trừ các tổ chức tín dụng nước ngoài, liên doanh thì có khoảng 10 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thanh khoản thiếu bền vững, nguồn thu chủ yếu từ lãi, tỷ trọng thu dịch vụ rất thấp. Nếu tuân thủ kỷ luật 14%/năm thì đồng nghĩa đã triệt tiêu hoàn toàn yếu tố cạnh tranh của các ngân hàng này, vì họ chỉ biết cạnh tranh bằng lãi suất; chưa kể, còn đe dọa đến thanh khoản của họ.
Theo tìm hiểu của người viết, ở phía Nam hiện có bốn đơn vị, phía Bắc có hai đơn vị nằm trong dạng này.
Thứ hai, để kỷ luật được thực hiện nghiêm túc, VNBA cho rằng, cần phải giải quyết mấy vấn đề sau.
Một là, Ngân hàng Nhà nước cần để mắt và can thiệp kịp thời một số biểu hiện trên thị trường như: sản phẩm lách luật “tiền gửi 1 ngày, lãi 14%/năm”; đường cong lãi suất là một đường thẳng; lãi suất liên ngân hàng vẫn rất cao; tiền gửi ở một số tổ chức tín dụng có biểu hiện sụt giảm.
Hai là, chính các tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ kỷ luật trong toàn bộ hệ thống, kiên quyết từ chối mời chào, mặc cả vượt trần.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục minh bạch chính sách và cơ chế; thông tin ngay những trường hợp vi phạm như vừa qua để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội.
Thứ ba, tổng giám đốc một ngân hàng lớn kiến nghị thêm: khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức xử lý kỷ luật phải thống nhất trước sau như một. Đơn cử: trước đó, Ngân hàng Nhà nước cấm giám đốc chi nhánh đảm nhiệm chức vụ trong 5 năm khi vi phạm nhưng sau đó rút xuống còn 3 năm; tương tự, cấm tổ chức tín dụng vi phạm mở chi nhánh, phòng giao dịch trong 3 năm thì nay chỉ còn 1 năm.
“Mức kỷ luật như thế nào rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn, là phải có sự thống nhất giữa tuyên bố và thực hiện”, ông này chốt lại.