Ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ bị thâu tóm
Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ vừa đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup
Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ vừa đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup.
Vụ mua lại này diễn ra vào lúc cổ phiếu của Wachovia sụt giảm tới mức “rẻ như cho”, chỉ ít giờ trước khi Quốc hội Mỹ từ chối thông qua kế hoạch giải cứu ngành tài chính.
Nội dung thỏa thuận
Theo thỏa thuận trên, Citigroup sẽ trả 2,16 tỷ USD, tương đương mức giá 1 USD/cổ phiếu, để có được bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia với 3.300 chi nhánh và văn phòng tại 21 bang trên khắp nước Mỹ.
Sau khi sáp nhập, Citigoup sẽ có khoảng 4.300 văn phòng tại Mỹ với hơn 600 tỷ USD tiền gửi, chiếm thị phần 9,8% trên thị trường ngân hàng ở nước này. Trên phạm vi toàn cầu, lượng tiền gửi của khách hàng tại Citigroup sẽ là hơn 1.300 tỷ USD, nhiều hơn so với của JPMorgan Chase khoảng 350 tỷ USD.
Cũng theo thỏa thuận trên, Citigroup sẽ tiếp nhận khoảng 53 tỷ USD tiền nợ của Wachovia và danh mục cho vay 312 tỷ USD của ngân hàng này.
Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã giúp môi giới vụ mua bán này. FDIC cho biết, toàn bộ tiền gửi của khách hàng trong bộ phận tiền gửi của Wachovia sẽ được bảo đảm an toàn. FDI cũng khẳng định thêm rằng, không thể coi Wachovia là một ngân hàng sụp đổ như Washington Mutual.
Sau khi quyết định mua lại Wachovia, Citigroup dự kiến sẽ cắt giảm một nửa cổ tức và huy động 10 tỷ USD tiền vốn.
Về phần mình, Wachovia sẽ tiếp tục sở hữu bộ phận môi giới có tên A.G. Edwards và quỹ tương hỗ Evergreen. Bộ phận môi giới A.G. Edwards của Wachovia có khoảng 14.600 chuyên viên tư vấn tài chính và quản lý hơn 1.000 tỷ USD, lớn thứ ba ở Mỹ sau Merill Lynch và bộ phận Smith Barney của Citigroup.
Năm ngoái, Wachovia đã mua lại A.G. Edwards với giá 6,7 tỷ USD, còn Evergreen có 245 tỷ USD tài sản tính tới cuối tháng 6 vừa qua.
Được hay mất?
Vụ mua lại này được coi là một đòn nặng giáng vào CEO Robert Steel của Wachovia.
Hồi tháng 7 vừa qua, từ chỗ là một quan chức trong Bộ Tài chính Mỹ, ông Steel đã được mời làm CEO cho Wachovia nhằm xây dựng lại niềm tin của giới đầu tư đối với ngân hàng này. Sau khi gia nhập Wachovia 2 tuần, ông đã mua 1 triệu cổ phiếu Wachovia với giá 16 triệu USD.
Mới tuần trước, sau khi Washington Mutual bị tiếp quản, CEO Steel đã có một văn bản gửi cho toàn thể nhân viên của Wachovia, trong đó khẳng định ngân hàng này vẫn ổn và có hoạt động đa dạng hơn Washington Mutual.
Giới quan sát cho rằng, vụ sáp nhập bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia vào Citigroup đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc khủng hoảng ở ngành tài chính Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã khiến không ít các tên tuổi lớn trong ngành tài chính nước này như Lehman Brothers, Bear Stearns, Washington Mutual… trở thành “quá khứ”.
Về phần mình, CEO Vikram Pandit của Citigroup đã “ghi điểm” với thỏa thuận này. “Đây là một thỏa thuận hấp dẫn, một trong số ít những vụ mua lại có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao mà chúng tôi hạn chế được rủi ro”, ông Pandit nói.
Tuy nhiên, theo FDIC, Citigroup sẽ phải “gánh” khoảng 42 tỷ USD thua lỗ từ lượng vốn cho vay lên tới 312 tỷ USD của Wachovia. Nếu số tiền thua lỗ vượt quá 42 tỷ USD, FDIC sẽ chịu trách nhiệm về số lỗ tăng thêm đó để đổi lấy lượng cổ phiếu và chứng quyền trị giá 12 tỷ USD.
Tính tới thời điểm hiện tại, tương tự như ở vụ bán lại Washington Mutual cho JPMorgan Chase, quỹ bảo hiểm của FDIC cũng không hề suy suyển vì vụ bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia cho Citigroup.
Một số nhà quan sát cũng tỏ ra thận trọng khi nhận định về khả năng thành công của Citigroup với vụ mua lại này. Trong 3 quý vừa qua, Citigroup đã thua lỗ tới 18 tỷ USD và thâm hụt tài sản gần 50 tỷ USD trên danh mục cho vay đa dạng của mình.
Trước những khoản thua lỗ này, các nhà lãnh đạo của Citigroup đã và đang tìm cách co hẹp hoạt động của công ty lại. Nhậm chức CEO ở Citigroup vào tháng 12 năm ngoái, vào tháng 5 vừa qua, ông Pandit đã lên kế hoạch cắt bỏ lượng tài sản hơn 400 tỷ USD trong vài năm tới để đưa Citigroup trở lại với trạng thái làm ăn có lãi.
Sai lầm của Wachovia
Citigroup là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ xét về giá trị tài sản. Cũng xét theo tiêu chí này, Wachovia là ngân hàng lớn thứ 6 ở Mỹ.
Tuy nhiên, Wachovia là ngân hàng cho vay theo loại hình lãi suất thả nổi tùy chọn (option-ARM) lớn nhất ở Mỹ. Đây là một loại hình cho vay dưới chuẩn. Lượng tiền cho vay địa ốc dưới chuẩn của Wachovia hiện nay là 122 tỷ USD.
Loại hình option-ARM này hiện có tỷ lệ vỡ nợ cao, vì cho phép người vay có thể bỏ qua việc trả lãi và bổ sung tiền lãi này vào tiền gốc. Khi thị trường nhà đất Mỹ bắt đầu lao dốc, loại hình cho vay này khiến vô số người Mỹ ngập trong những khoản nợ khổng lồ, lớn hơn giá trị ngôi nhà của họ rất nhiều.
Các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay option-ARM đã được chứng khoán hóa có thể lên tới 45%. Đó là lý do tại sao, trong nửa đầu năm nay, Wachovia đã thua lỗ 9,7 tỷ USD.
Sai lầm lớn nhất dẫn tới kết quả Wachovia bị sáp nhập vào Citigroup bắt nguồn từ việc vào tháng 10/2006, ngay ở thời kỳ đỉnh cao của giá nhà ở Mỹ, ngân hàng này chi hơn 24 tỷ USD để mua ngân hàng Golden West Financial chuyên về cho vay địa ốc dưới chuẩn.
CEO khi đó của Wachovia là Kennedy Thompson sau đó đã phải thừa nhận rằng, quyết định mua lại nói trên được đưa ra vào một thời điểm sai lầm.
Một số nhà phân tích cho rằng, sau khi Ngân hàng Washington Mutual bị Chính phủ tiếp quản rồi bán lại cho JPMorgan Chase vào tuần trước, Wachovia có thể đã phải đối mặt với việc khách hàng rút mạnh tiền gửi. Cổ phiếu của Wachovia cũng sụt giảm, trong khi nhiều tờ báo đưa tin ngân hàng này đàm phán sáp nhập với một số đối thủ, trong đó phải kể đến những cái tin như Citigroup, HSBC, Wells Fargo, Morgan Stanley, hay ngân hàng Banco Santander của Tây Ban Nha…
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá cổ phiếu của Wachovia đã sụt giảm tới 81,6%, còn 1,84 USD/cổ phiếu.
Vụ bán lại Wachovia cho Citigroup nhiều khả năng tác động mạnh tới vùng Charlotte của Mỹ, nơi ngân hàng này là doanh nghiệp của khu vực tư nhân sử dụng nhiều lao động nhất, với khoảng 20.000 nhân viên.
(Theo Bloomberg, CNN, Reuters)
Vụ mua lại này diễn ra vào lúc cổ phiếu của Wachovia sụt giảm tới mức “rẻ như cho”, chỉ ít giờ trước khi Quốc hội Mỹ từ chối thông qua kế hoạch giải cứu ngành tài chính.
Nội dung thỏa thuận
Theo thỏa thuận trên, Citigroup sẽ trả 2,16 tỷ USD, tương đương mức giá 1 USD/cổ phiếu, để có được bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia với 3.300 chi nhánh và văn phòng tại 21 bang trên khắp nước Mỹ.
Sau khi sáp nhập, Citigoup sẽ có khoảng 4.300 văn phòng tại Mỹ với hơn 600 tỷ USD tiền gửi, chiếm thị phần 9,8% trên thị trường ngân hàng ở nước này. Trên phạm vi toàn cầu, lượng tiền gửi của khách hàng tại Citigroup sẽ là hơn 1.300 tỷ USD, nhiều hơn so với của JPMorgan Chase khoảng 350 tỷ USD.
Cũng theo thỏa thuận trên, Citigroup sẽ tiếp nhận khoảng 53 tỷ USD tiền nợ của Wachovia và danh mục cho vay 312 tỷ USD của ngân hàng này.
Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã giúp môi giới vụ mua bán này. FDIC cho biết, toàn bộ tiền gửi của khách hàng trong bộ phận tiền gửi của Wachovia sẽ được bảo đảm an toàn. FDI cũng khẳng định thêm rằng, không thể coi Wachovia là một ngân hàng sụp đổ như Washington Mutual.
Sau khi quyết định mua lại Wachovia, Citigroup dự kiến sẽ cắt giảm một nửa cổ tức và huy động 10 tỷ USD tiền vốn.
Về phần mình, Wachovia sẽ tiếp tục sở hữu bộ phận môi giới có tên A.G. Edwards và quỹ tương hỗ Evergreen. Bộ phận môi giới A.G. Edwards của Wachovia có khoảng 14.600 chuyên viên tư vấn tài chính và quản lý hơn 1.000 tỷ USD, lớn thứ ba ở Mỹ sau Merill Lynch và bộ phận Smith Barney của Citigroup.
Năm ngoái, Wachovia đã mua lại A.G. Edwards với giá 6,7 tỷ USD, còn Evergreen có 245 tỷ USD tài sản tính tới cuối tháng 6 vừa qua.
Được hay mất?
Vụ mua lại này được coi là một đòn nặng giáng vào CEO Robert Steel của Wachovia.
Hồi tháng 7 vừa qua, từ chỗ là một quan chức trong Bộ Tài chính Mỹ, ông Steel đã được mời làm CEO cho Wachovia nhằm xây dựng lại niềm tin của giới đầu tư đối với ngân hàng này. Sau khi gia nhập Wachovia 2 tuần, ông đã mua 1 triệu cổ phiếu Wachovia với giá 16 triệu USD.
Mới tuần trước, sau khi Washington Mutual bị tiếp quản, CEO Steel đã có một văn bản gửi cho toàn thể nhân viên của Wachovia, trong đó khẳng định ngân hàng này vẫn ổn và có hoạt động đa dạng hơn Washington Mutual.
Giới quan sát cho rằng, vụ sáp nhập bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia vào Citigroup đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc khủng hoảng ở ngành tài chính Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã khiến không ít các tên tuổi lớn trong ngành tài chính nước này như Lehman Brothers, Bear Stearns, Washington Mutual… trở thành “quá khứ”.
Về phần mình, CEO Vikram Pandit của Citigroup đã “ghi điểm” với thỏa thuận này. “Đây là một thỏa thuận hấp dẫn, một trong số ít những vụ mua lại có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao mà chúng tôi hạn chế được rủi ro”, ông Pandit nói.
Tuy nhiên, theo FDIC, Citigroup sẽ phải “gánh” khoảng 42 tỷ USD thua lỗ từ lượng vốn cho vay lên tới 312 tỷ USD của Wachovia. Nếu số tiền thua lỗ vượt quá 42 tỷ USD, FDIC sẽ chịu trách nhiệm về số lỗ tăng thêm đó để đổi lấy lượng cổ phiếu và chứng quyền trị giá 12 tỷ USD.
Tính tới thời điểm hiện tại, tương tự như ở vụ bán lại Washington Mutual cho JPMorgan Chase, quỹ bảo hiểm của FDIC cũng không hề suy suyển vì vụ bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ của Wachovia cho Citigroup.
Một số nhà quan sát cũng tỏ ra thận trọng khi nhận định về khả năng thành công của Citigroup với vụ mua lại này. Trong 3 quý vừa qua, Citigroup đã thua lỗ tới 18 tỷ USD và thâm hụt tài sản gần 50 tỷ USD trên danh mục cho vay đa dạng của mình.
Trước những khoản thua lỗ này, các nhà lãnh đạo của Citigroup đã và đang tìm cách co hẹp hoạt động của công ty lại. Nhậm chức CEO ở Citigroup vào tháng 12 năm ngoái, vào tháng 5 vừa qua, ông Pandit đã lên kế hoạch cắt bỏ lượng tài sản hơn 400 tỷ USD trong vài năm tới để đưa Citigroup trở lại với trạng thái làm ăn có lãi.
Sai lầm của Wachovia
Citigroup là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ xét về giá trị tài sản. Cũng xét theo tiêu chí này, Wachovia là ngân hàng lớn thứ 6 ở Mỹ.
Tuy nhiên, Wachovia là ngân hàng cho vay theo loại hình lãi suất thả nổi tùy chọn (option-ARM) lớn nhất ở Mỹ. Đây là một loại hình cho vay dưới chuẩn. Lượng tiền cho vay địa ốc dưới chuẩn của Wachovia hiện nay là 122 tỷ USD.
Loại hình option-ARM này hiện có tỷ lệ vỡ nợ cao, vì cho phép người vay có thể bỏ qua việc trả lãi và bổ sung tiền lãi này vào tiền gốc. Khi thị trường nhà đất Mỹ bắt đầu lao dốc, loại hình cho vay này khiến vô số người Mỹ ngập trong những khoản nợ khổng lồ, lớn hơn giá trị ngôi nhà của họ rất nhiều.
Các nhà phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng, tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay option-ARM đã được chứng khoán hóa có thể lên tới 45%. Đó là lý do tại sao, trong nửa đầu năm nay, Wachovia đã thua lỗ 9,7 tỷ USD.
Sai lầm lớn nhất dẫn tới kết quả Wachovia bị sáp nhập vào Citigroup bắt nguồn từ việc vào tháng 10/2006, ngay ở thời kỳ đỉnh cao của giá nhà ở Mỹ, ngân hàng này chi hơn 24 tỷ USD để mua ngân hàng Golden West Financial chuyên về cho vay địa ốc dưới chuẩn.
CEO khi đó của Wachovia là Kennedy Thompson sau đó đã phải thừa nhận rằng, quyết định mua lại nói trên được đưa ra vào một thời điểm sai lầm.
Một số nhà phân tích cho rằng, sau khi Ngân hàng Washington Mutual bị Chính phủ tiếp quản rồi bán lại cho JPMorgan Chase vào tuần trước, Wachovia có thể đã phải đối mặt với việc khách hàng rút mạnh tiền gửi. Cổ phiếu của Wachovia cũng sụt giảm, trong khi nhiều tờ báo đưa tin ngân hàng này đàm phán sáp nhập với một số đối thủ, trong đó phải kể đến những cái tin như Citigroup, HSBC, Wells Fargo, Morgan Stanley, hay ngân hàng Banco Santander của Tây Ban Nha…
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá cổ phiếu của Wachovia đã sụt giảm tới 81,6%, còn 1,84 USD/cổ phiếu.
Vụ bán lại Wachovia cho Citigroup nhiều khả năng tác động mạnh tới vùng Charlotte của Mỹ, nơi ngân hàng này là doanh nghiệp của khu vực tư nhân sử dụng nhiều lao động nhất, với khoảng 20.000 nhân viên.
(Theo Bloomberg, CNN, Reuters)