Ngân hàng đã bắt đầu “lăn” vào doanh nghiệp
Trước con số doanh nghiệp phá sản, giải thể... ngày một tăng, nhiều ngân hàng bắt đầu tung các gói tín dụng ra thị trường
Trước con số doanh nghiệp phá sản, giải thể... ngày một tăng, nhiều ngân hàng bắt đầu tung các gói tín dụng ra thị trường.
Trong đó, một vài ngân hàng ngoài việc bám sát doanh nghiệp hơn đã bước đầu cho vay theo phưong pháp quản lý dòng tiền.
Tung vốn giá rẻ
Trong các gói vốn tung ra lần này, có cả hiện diện của ngân hàng nước ngoài bên cạnh các ngân hàng thương mại trong nước, mà đầu tiên là ANZ.
Theo đó, từ 1/6, ANZ đưa ra gói lãi suất cho vay mua nhà, sửa nhà, vay thế chấp khác với lãi suất 13,65%/năm, kỳ thay đổi lãi suất 1 tháng; 14,05%/năm với kỳ thay đổi lãi suất 3 tháng và lãi suất 14,52%/năm kỳ thay đổi lãi suất 6 tháng.
Cùng thời gian trên kéo dài đến 2/9, ABBank triển khai một chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi 14,5%/năm đối với nhóm sản phẩm cho vay kinh doanh, bao gồm: cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động.
Còn đối với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp được áp dụng mức lãi suất ưu đãi 15,5%/năm với cho vay mua/xây sửa nhà; 17% đối với cho vay mua ô tô, du học, tiêu dùng có thế chấp.
Thêm một ngân hàng khác là LienVietPostBank dành gói vốn 500 tỷ đồng trong chương trình “60 ngày tiếp sức cùng doanh nghiệp”, lãi suất tối thiểu ở mức 13,5%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên vay vốn ngân hàng. Riêng đối với khách hàng cá nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ được hưởng lãi suất cho vay tối thiểu 12%/năm với khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng và 12,5%/năm với khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng 200 triệu đồng.
Đặc biệt, trong tuần đầu tiên của tháng 6, “ông lớn” Agribank dành tới 10 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi 12%/năm với khách hàng xuất khẩu.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, gói vốn trên chỉ cho vay đối với khách hàng có quan hệ thanh toán, xuất khẩu, bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu ngoại tệ với số lượng tương đương số tiền vay; thời hạn vay 6 tháng.
Ngay sau khi ban hành quyết định này, Hội đồng Thành viên Agribank đã chỉ đạo giám đốc sở giao dịch, chi nhánh loại 1 và 2 tổ chức thống kê khách hàng xuất khẩu trên địa bàn, phân công cán bộ tiếp cận và thông báo chủ trương đến khách hàng để nắm bắt nhu cầu, thoả thuận hạn mức vay.
Tính đến 25/5/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt gần 304 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng này. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đối với các ngành gồm cà phê, thủy sản, lương thực, tiêu, điều, cao su, chè, chăn nuôi là 107.046 tỷ đồng.
So với đầu năm, dư nợ tăng trưởng lớn nhất là ngành chăn nuôi tăng 3.998 tỷ đồng tương ứng tăng 8,46%, thủy sản tăng 1.350 tỷ đồng tương ứng tăng 6,58%.
Phục hồi chuẩn tín dụng để cho vay
Theo phân tích của ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là nhiều doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn từ ngân hàng, với các lý do như: hàng tồn kho cao, chất lượng bảng cân đối tài sản xấu, không đáp ứng khẩu vị rủi ro của ngân hàng... Thậm chí, có khá nhiều doanh nghiệp mất niềm tin để tiếp tục vay vốn làm ăn, dù tình trạng không đến nỗi bi đát.
Trên vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, qua khảo sát những thành viên của mình, ông Hiển cho biết, hiện nay tạm phân loại doanh nghiệp thành mấy dạng sau.
Thứ nhất, doanh nghiệp có chất lượng tài sản và hoạt động tốt nhưng hàng tồn kho cao. Với họ, ngân hàng sẵn sàng cho vay, nhưng vì lãi suất cao nên họ chưa vay.
Thứ hai, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vì chất lượng tài sản xấu, ngân hàng không muốn cho vay vì không đáp ứng được chuẩn tín dụng, chưa kể, lãi suất cao cũng là rào cản khiến họ không thể vay.
Thứ ba, một số khá lớn doanh nghiệp đã thoát được hàng tồn kho, tình hình tài chính lành mạnh nhưng đang đắn đo, nghe ngóng, nhất là kinh tế vĩ mô chưa thoát khỏi tình trạng bất ổn.
“Từ sự phân tích này, chúng tôi đã tiến hành phân nhóm, tập trung tìm hiểu các doanh nghiệp, khách hàng và đưa ra các giải pháp cho từng nhóm khách hàng”, ông Hiển nói.
Theo đó, đối với nhóm khách hàng đang hoạt động nhưng khó khăn do tồn kho cao, ngân hàng cử nhân lực tín dụng xuống các hiệp hội, trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp; cùng họ phân tích giá thành, lên phương án giải quyết kho khăn. Qua đó, một mặt ngân hàng cho vay đối với hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp để đẩy nhanh tình trạng thoát hàng; mặt khác, ngân hàng cấu trúc lại nợ cho doanh nghiệp sản xuất cả về cơ cấu kỳ hạn lẫn lãi suất để chia sẻ bớt những áp lực tài chính từ những khoản vay trước đó.
Nói cách khác, ngân hàng cho vay cả hai đầu sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, doanh nghiệp bán được hàng, nợ cũ được tất toán, bảng cân đối tài sản lành mạnh hơn và điều quan trọng là đủ chuẩn mực tín dụng để tiếp cận với các khoản vay mới mà không bị liệt vào nhóm nợ xấu như trước.
Với nhóm khách hàng đã kịp thoát hàng, chất lượng doanh nghiệp tốt nhưng đang dừng lại để nghe ngóng, ngân hàng sẵn sàng cùng họ lên phương án kinh doanh mới và cho vay. Thậm chí, những trường hợp có phương án kinh doanh tốt, kể cả khi tài sản đảm bảo không đủ, ngân hàng vẫn cho vay dựa trên phương pháp quản lý dòng tiền dự án.
Một số chuyên gia cho rằng, để phục hồi chuẩn tín dụng cho các doanh nghiệp, trong khi Nhà nước đang chuẩn bị các biện pháp giải quyết tình trạng xấu của bảng cân đối tài sản doanh nghiệp như thành lập quỹ cho vay mua nhà, công ty mua bán nợ nhà nước; giải quyết hàng tồn kho; gia tăng sức mua… thì việc ngân hàng xắn tay lo cùng doanh nghiệp là rất cần thiết, vừa cứu doanh nghiệp nhưng cũng để cứu mình.
Trước con số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngưng hoạt động hiện đã lên tới 183 nghìn đơn vị trong tổng số 630 nghìn doanh nghiệp cả nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tìm cách phục hồi lại lực lượng doanh nghiệp, vì đó là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và điểm tựa của hệ thống ngân hàng. Nếu không kịp thời hãm đà tăng con số doanh nghiệp phá sản, giải thể thì sẽ kéo theo nhiều mối lo khác như tăng trưởng kinh tế sụt giảm, thất nghiệp gia tăng và đặc biệt là nợ xấu ngân hàng ngày càng lớn thêm.
Trong đó, một vài ngân hàng ngoài việc bám sát doanh nghiệp hơn đã bước đầu cho vay theo phưong pháp quản lý dòng tiền.
Tung vốn giá rẻ
Trong các gói vốn tung ra lần này, có cả hiện diện của ngân hàng nước ngoài bên cạnh các ngân hàng thương mại trong nước, mà đầu tiên là ANZ.
Theo đó, từ 1/6, ANZ đưa ra gói lãi suất cho vay mua nhà, sửa nhà, vay thế chấp khác với lãi suất 13,65%/năm, kỳ thay đổi lãi suất 1 tháng; 14,05%/năm với kỳ thay đổi lãi suất 3 tháng và lãi suất 14,52%/năm kỳ thay đổi lãi suất 6 tháng.
Cùng thời gian trên kéo dài đến 2/9, ABBank triển khai một chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi 14,5%/năm đối với nhóm sản phẩm cho vay kinh doanh, bao gồm: cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động.
Còn đối với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng có thế chấp được áp dụng mức lãi suất ưu đãi 15,5%/năm với cho vay mua/xây sửa nhà; 17% đối với cho vay mua ô tô, du học, tiêu dùng có thế chấp.
Thêm một ngân hàng khác là LienVietPostBank dành gói vốn 500 tỷ đồng trong chương trình “60 ngày tiếp sức cùng doanh nghiệp”, lãi suất tối thiểu ở mức 13,5%/năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên vay vốn ngân hàng. Riêng đối với khách hàng cá nhân khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sẽ được hưởng lãi suất cho vay tối thiểu 12%/năm với khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng và 12,5%/năm với khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng 200 triệu đồng.
Đặc biệt, trong tuần đầu tiên của tháng 6, “ông lớn” Agribank dành tới 10 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi 12%/năm với khách hàng xuất khẩu.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank cho biết, gói vốn trên chỉ cho vay đối với khách hàng có quan hệ thanh toán, xuất khẩu, bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu ngoại tệ với số lượng tương đương số tiền vay; thời hạn vay 6 tháng.
Ngay sau khi ban hành quyết định này, Hội đồng Thành viên Agribank đã chỉ đạo giám đốc sở giao dịch, chi nhánh loại 1 và 2 tổ chức thống kê khách hàng xuất khẩu trên địa bàn, phân công cán bộ tiếp cận và thông báo chủ trương đến khách hàng để nắm bắt nhu cầu, thoả thuận hạn mức vay.
Tính đến 25/5/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt gần 304 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng này. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đối với các ngành gồm cà phê, thủy sản, lương thực, tiêu, điều, cao su, chè, chăn nuôi là 107.046 tỷ đồng.
So với đầu năm, dư nợ tăng trưởng lớn nhất là ngành chăn nuôi tăng 3.998 tỷ đồng tương ứng tăng 8,46%, thủy sản tăng 1.350 tỷ đồng tương ứng tăng 6,58%.
Phục hồi chuẩn tín dụng để cho vay
Theo phân tích của ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là nhiều doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn từ ngân hàng, với các lý do như: hàng tồn kho cao, chất lượng bảng cân đối tài sản xấu, không đáp ứng khẩu vị rủi ro của ngân hàng... Thậm chí, có khá nhiều doanh nghiệp mất niềm tin để tiếp tục vay vốn làm ăn, dù tình trạng không đến nỗi bi đát.
Trên vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, qua khảo sát những thành viên của mình, ông Hiển cho biết, hiện nay tạm phân loại doanh nghiệp thành mấy dạng sau.
Thứ nhất, doanh nghiệp có chất lượng tài sản và hoạt động tốt nhưng hàng tồn kho cao. Với họ, ngân hàng sẵn sàng cho vay, nhưng vì lãi suất cao nên họ chưa vay.
Thứ hai, doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vì chất lượng tài sản xấu, ngân hàng không muốn cho vay vì không đáp ứng được chuẩn tín dụng, chưa kể, lãi suất cao cũng là rào cản khiến họ không thể vay.
Thứ ba, một số khá lớn doanh nghiệp đã thoát được hàng tồn kho, tình hình tài chính lành mạnh nhưng đang đắn đo, nghe ngóng, nhất là kinh tế vĩ mô chưa thoát khỏi tình trạng bất ổn.
“Từ sự phân tích này, chúng tôi đã tiến hành phân nhóm, tập trung tìm hiểu các doanh nghiệp, khách hàng và đưa ra các giải pháp cho từng nhóm khách hàng”, ông Hiển nói.
Theo đó, đối với nhóm khách hàng đang hoạt động nhưng khó khăn do tồn kho cao, ngân hàng cử nhân lực tín dụng xuống các hiệp hội, trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp; cùng họ phân tích giá thành, lên phương án giải quyết kho khăn. Qua đó, một mặt ngân hàng cho vay đối với hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp để đẩy nhanh tình trạng thoát hàng; mặt khác, ngân hàng cấu trúc lại nợ cho doanh nghiệp sản xuất cả về cơ cấu kỳ hạn lẫn lãi suất để chia sẻ bớt những áp lực tài chính từ những khoản vay trước đó.
Nói cách khác, ngân hàng cho vay cả hai đầu sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, doanh nghiệp bán được hàng, nợ cũ được tất toán, bảng cân đối tài sản lành mạnh hơn và điều quan trọng là đủ chuẩn mực tín dụng để tiếp cận với các khoản vay mới mà không bị liệt vào nhóm nợ xấu như trước.
Với nhóm khách hàng đã kịp thoát hàng, chất lượng doanh nghiệp tốt nhưng đang dừng lại để nghe ngóng, ngân hàng sẵn sàng cùng họ lên phương án kinh doanh mới và cho vay. Thậm chí, những trường hợp có phương án kinh doanh tốt, kể cả khi tài sản đảm bảo không đủ, ngân hàng vẫn cho vay dựa trên phương pháp quản lý dòng tiền dự án.
Một số chuyên gia cho rằng, để phục hồi chuẩn tín dụng cho các doanh nghiệp, trong khi Nhà nước đang chuẩn bị các biện pháp giải quyết tình trạng xấu của bảng cân đối tài sản doanh nghiệp như thành lập quỹ cho vay mua nhà, công ty mua bán nợ nhà nước; giải quyết hàng tồn kho; gia tăng sức mua… thì việc ngân hàng xắn tay lo cùng doanh nghiệp là rất cần thiết, vừa cứu doanh nghiệp nhưng cũng để cứu mình.
Trước con số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngưng hoạt động hiện đã lên tới 183 nghìn đơn vị trong tổng số 630 nghìn doanh nghiệp cả nước, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là tìm cách phục hồi lại lực lượng doanh nghiệp, vì đó là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và điểm tựa của hệ thống ngân hàng. Nếu không kịp thời hãm đà tăng con số doanh nghiệp phá sản, giải thể thì sẽ kéo theo nhiều mối lo khác như tăng trưởng kinh tế sụt giảm, thất nghiệp gia tăng và đặc biệt là nợ xấu ngân hàng ngày càng lớn thêm.