Ngân hàng đã “tự giác” hạn chế đầu cơ ngoại tệ?
Có hai điểm đáng chú ý trong thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra, quanh biến động tỷ giá USD/VND
Trên thị trường ngoại tệ, các ngân hàng thương mại được xem là những “tay to” trong giao dịch. Bởi họ là những tổ chức có quy mô lớn, có các điều kiện về vốn, thông tin và phương tiện để tham gia tốt hơn so với các thành phần khác.
Trong đợt biến động tỷ giá từ đầu tháng 5/2014 đến nay, trong nhiều nguyên nhân, không loại trừ có yếu tố đầu cơ ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, nhất là trong bối cảnh dư tiền đồng và tín dụng khó đẩy mạnh.
Đầu cơ không hẳn luôn xấu. Nếu có tình huống trên, các ngân hàng thương mại hoàn toàn được phép làm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, cụ thể ở đây là cơ chế cho phép trạng thái ngoại tệ được đẩy dương tới 20% vốn tự có.
Thế nhưng, với thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra cuối chiều nay (19/6), nhìn chung trong tổng thể hệ thống, tình huống trên có thể được loại trừ một cách tương đối. Nói cách khác, về tổng thể, hệ thống các ngân hàng thương mại không có đầu cơ ngoại tệ một cách trực tiếp, hiểu theo hướng gom mua và đẩy trạng thái ngoại tệ lên cao, tạo khan hiếm giả tạo và chờ giá lên để bán kiếm lời.
Cụ thể, thông tin từ bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Theo số liệu tổng hợp từ các tổ chức tín dụng, hệ thống hiện nay đang có trạng thái ngoại tệ âm, việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ ảnh hướng đến chi phí tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng, tuy nhiên điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế”.
Trạng thái ngoại tệ của hệ thống âm, đồng nghĩa với việc loại trừ tình huống đầu cơ theo hướng nói trên.
Bà Hồng cũng cho biết, những tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng đã tăng cường bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Nguồn bán lại không chỉ từ nguồn ngoại tệ mua được của doanh nghiệp và người dân mà các tổ chức tín dụng còn bán âm trạng thái ngoại tệ của mình. Đây là cơ sở để giúp Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng ngoại tệ rất lớn để tăng dự trữ ngoại hối (5 tháng đầu năm mua được trên 10 tỷ USD).
Từ thông tin trên, có thể thấy vì bán ngoại tệ dẫn tới trạng thái âm những tháng đầu năm, nên trước biến động của tỷ giá vừa qua, các ngân hàng lo ngại rủi ro nên hướng đến việc tập trung mua vào để đóng trạng thái.
Đây cũng chính là một lực cầu tạo thêm áp lực tỷ giá những ngày vừa qua. Qua đây, có lẽ trong thời gian tới nhà điều hành sẽ xem xét chặt chẽ hơn việc mua lại ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, hạn chế việc mua mà dẫn tới âm trạng thái để rồi tạo áp lực cầu trong tương lai.
Điểm thứ hai, cũng chính trạng thái ngoại tệ âm như thông tin trên, và hiện vẫn âm, phát đi một thông điệp: các ngân hàng thương mại tin tưởng vào sự ổn định của tỷ giá và tiến hành chuyển đổi vốn. Ở một mức độ nào đó, việc chuyển đổi vốn từ USD sang VND (dẫn tới trạng thái ngoại tệ âm) giúp họ có thêm nguồn vốn chi phí thấp để đầu tư, cạnh tranh cho vay, tạo thêm điều kiện hạ lãi suất cho vay…
Nói cách khác, khi các tổ chức tín dụng để trạng thái ngoại tệ âm, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã tạo cho họ một kỳ vọng hợp lý, neo một kỳ vọng và niềm tin vào ổn định tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá. Điều này cũng là cần thiết cho ngân hàng và cả doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạch định kế hoạch kinh doanh.
Và khi các “tay to” tin tưởng, hay có một kỳ vọng hợp lý như vậy, thị trường sẽ bớt xáo trộn để chính sách điều hành tỷ giá thuận lợi hơn, gắn với chủ trương hơn hai năm qua và từ nay đến cuối năm là giữ ổn định.
Trong đợt biến động tỷ giá từ đầu tháng 5/2014 đến nay, trong nhiều nguyên nhân, không loại trừ có yếu tố đầu cơ ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, nhất là trong bối cảnh dư tiền đồng và tín dụng khó đẩy mạnh.
Đầu cơ không hẳn luôn xấu. Nếu có tình huống trên, các ngân hàng thương mại hoàn toàn được phép làm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, cụ thể ở đây là cơ chế cho phép trạng thái ngoại tệ được đẩy dương tới 20% vốn tự có.
Thế nhưng, với thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra cuối chiều nay (19/6), nhìn chung trong tổng thể hệ thống, tình huống trên có thể được loại trừ một cách tương đối. Nói cách khác, về tổng thể, hệ thống các ngân hàng thương mại không có đầu cơ ngoại tệ một cách trực tiếp, hiểu theo hướng gom mua và đẩy trạng thái ngoại tệ lên cao, tạo khan hiếm giả tạo và chờ giá lên để bán kiếm lời.
Cụ thể, thông tin từ bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Theo số liệu tổng hợp từ các tổ chức tín dụng, hệ thống hiện nay đang có trạng thái ngoại tệ âm, việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ ảnh hướng đến chi phí tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng, tuy nhiên điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế”.
Trạng thái ngoại tệ của hệ thống âm, đồng nghĩa với việc loại trừ tình huống đầu cơ theo hướng nói trên.
Bà Hồng cũng cho biết, những tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng đã tăng cường bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Nguồn bán lại không chỉ từ nguồn ngoại tệ mua được của doanh nghiệp và người dân mà các tổ chức tín dụng còn bán âm trạng thái ngoại tệ của mình. Đây là cơ sở để giúp Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng ngoại tệ rất lớn để tăng dự trữ ngoại hối (5 tháng đầu năm mua được trên 10 tỷ USD).
Từ thông tin trên, có thể thấy vì bán ngoại tệ dẫn tới trạng thái âm những tháng đầu năm, nên trước biến động của tỷ giá vừa qua, các ngân hàng lo ngại rủi ro nên hướng đến việc tập trung mua vào để đóng trạng thái.
Đây cũng chính là một lực cầu tạo thêm áp lực tỷ giá những ngày vừa qua. Qua đây, có lẽ trong thời gian tới nhà điều hành sẽ xem xét chặt chẽ hơn việc mua lại ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, hạn chế việc mua mà dẫn tới âm trạng thái để rồi tạo áp lực cầu trong tương lai.
Điểm thứ hai, cũng chính trạng thái ngoại tệ âm như thông tin trên, và hiện vẫn âm, phát đi một thông điệp: các ngân hàng thương mại tin tưởng vào sự ổn định của tỷ giá và tiến hành chuyển đổi vốn. Ở một mức độ nào đó, việc chuyển đổi vốn từ USD sang VND (dẫn tới trạng thái ngoại tệ âm) giúp họ có thêm nguồn vốn chi phí thấp để đầu tư, cạnh tranh cho vay, tạo thêm điều kiện hạ lãi suất cho vay…
Nói cách khác, khi các tổ chức tín dụng để trạng thái ngoại tệ âm, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã tạo cho họ một kỳ vọng hợp lý, neo một kỳ vọng và niềm tin vào ổn định tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá. Điều này cũng là cần thiết cho ngân hàng và cả doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạch định kế hoạch kinh doanh.
Và khi các “tay to” tin tưởng, hay có một kỳ vọng hợp lý như vậy, thị trường sẽ bớt xáo trộn để chính sách điều hành tỷ giá thuận lợi hơn, gắn với chủ trương hơn hai năm qua và từ nay đến cuối năm là giữ ổn định.