Ngân hàng đón đầu dòng vốn dịch chuyển?
Nhìn từ việc Eximbank công bố một chính sách mới: “Ưu đãi bán vàng, gửi VND”
Ngày 29/4, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
Theo thông tư này, tổ chức tín dụng không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng.
Tổ chức tín dụng cũng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng trước đây thành VND và các hình thức bằng tiền khác. Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền phải tất toán chậm nhất là ngày 30/6/2011.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN là giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng đầu cơ để góp phần ổn định thị trường ngoại hối (ngoại tệ, vàng), giảm phương tiện thanh toán bằng vàng trong lưu thông.
Với thị trường, phản ứng đầu tiên là sự cân nhắc trong hướng vận động của một dòng vốn đang trú ẩn ở vàng.
Khi ngân hàng bắt đầu ngừng huy động, người cầm vàng sẽ phải tính toán. Thậm chí sắp tới gửi vàng ở ngân hàng có thể còn mất phí. Việc chuyển đổi từ vàng sang VND, hoặc một phương tiện tích trữ, đầu tư khác sẽ là một lựa chọn đặt ra.
Đánh đổi?
Đón đầu khả năng có sự dịch chuyển đó, ngày 28/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố một chính sách mới: “Ưu đãi bán vàng, gửi VND”.
Cơ chế của chính sách này là: khách hàng cá nhân đang gửi vàng tại Eximbank có nhu cầu bán vàng cho Eximbank để gửi tiền gửi, tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sẽ được ngân hàng này mua vàng với giá cao hơn 0,15% so với giá vàng mua vào mà Eximbank niêm yết tại thời điểm khách hàng bán.
Tại thời điểm bán, dĩ nhiên khách hàng có lợi khi có thêm 0,15% từ sự quy đổi. Với ngân hàng, mục đích là thu hút dòng vốn quy đổi đó bổ sung cho vốn huy động.
Cơ chế này không mới. Hồi tháng 10/2010, thị trường cũng đã từng đón chính sách mua vàng cao hơn giá niêm yết từ 0,05% - 0,15% mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) áp dụng cùng với điều kiện chuyển thành tiền gửi, tiết kiệm nói trên.
Ở đây, người gửi tiền từ việc chuyển đổi trên được thêm giá trị, trong khi ngân hàng tạo thêm lực hút huy động vốn mà vẫn đảm bảo tuân thủ trần lãi suất hiện hành.
Nhưng, mua lại với mức cao hơn 0,15% so với giá niêm yết, nếu sau đó giá vàng giảm thì ngân hàng có thể “lỗ”. Hẳn là đã có tính toán. Mức giảm của giá vàng trong ngắn hạn thường chỉ dao động quanh 1%. Ở đây, có thể xem là một sự đánh đổi để huy động thêm nguồn vốn mới, thay vì cạnh tranh trực diện để huy động VND trên thị trường hay rủi ro pháp lý trong những trường hợp huy động vượt trần lãi suất.
0,15% và nếu có cả khả năng “lỗ” với giá vàng giảm, nhưng ngân hàng lại có được sự bổ sung cần thiết ở nguồn vốn, chủ động bù đắp cho yêu cầu cân bằng sau khi nguồn vốn huy động bằng vàng bị thiếu hụt trong cơ cấu, từ tác động của chính sách Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Cơ cấu đó liên quan đến các tỷ lệ an toàn và hiệu quả trong hoạt động, giá trị cân đối theo đó là khó đong đếm cụ thể bằng các tỷ lệ phần trăm.
Đón đầu khả năng dòng vốn chuyển đổi đó, thời điểm này, Eximbank là trường hợp đầu tiên đưa ra cơ chế trên. Và không bất ngờ nếu thời gian tới có những ngân hàng khác đưa ra chính sách tương tự.
Theo thông tư này, tổ chức tín dụng không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng.
Tổ chức tín dụng cũng không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng chấm dứt vào ngày 1/5/2012.
Tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng trước đây thành VND và các hình thức bằng tiền khác. Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền phải tất toán chậm nhất là ngày 30/6/2011.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN là giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng đầu cơ để góp phần ổn định thị trường ngoại hối (ngoại tệ, vàng), giảm phương tiện thanh toán bằng vàng trong lưu thông.
Với thị trường, phản ứng đầu tiên là sự cân nhắc trong hướng vận động của một dòng vốn đang trú ẩn ở vàng.
Khi ngân hàng bắt đầu ngừng huy động, người cầm vàng sẽ phải tính toán. Thậm chí sắp tới gửi vàng ở ngân hàng có thể còn mất phí. Việc chuyển đổi từ vàng sang VND, hoặc một phương tiện tích trữ, đầu tư khác sẽ là một lựa chọn đặt ra.
Đánh đổi?
Đón đầu khả năng có sự dịch chuyển đó, ngày 28/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố một chính sách mới: “Ưu đãi bán vàng, gửi VND”.
Cơ chế của chính sách này là: khách hàng cá nhân đang gửi vàng tại Eximbank có nhu cầu bán vàng cho Eximbank để gửi tiền gửi, tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sẽ được ngân hàng này mua vàng với giá cao hơn 0,15% so với giá vàng mua vào mà Eximbank niêm yết tại thời điểm khách hàng bán.
Tại thời điểm bán, dĩ nhiên khách hàng có lợi khi có thêm 0,15% từ sự quy đổi. Với ngân hàng, mục đích là thu hút dòng vốn quy đổi đó bổ sung cho vốn huy động.
Cơ chế này không mới. Hồi tháng 10/2010, thị trường cũng đã từng đón chính sách mua vàng cao hơn giá niêm yết từ 0,05% - 0,15% mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) áp dụng cùng với điều kiện chuyển thành tiền gửi, tiết kiệm nói trên.
Ở đây, người gửi tiền từ việc chuyển đổi trên được thêm giá trị, trong khi ngân hàng tạo thêm lực hút huy động vốn mà vẫn đảm bảo tuân thủ trần lãi suất hiện hành.
Nhưng, mua lại với mức cao hơn 0,15% so với giá niêm yết, nếu sau đó giá vàng giảm thì ngân hàng có thể “lỗ”. Hẳn là đã có tính toán. Mức giảm của giá vàng trong ngắn hạn thường chỉ dao động quanh 1%. Ở đây, có thể xem là một sự đánh đổi để huy động thêm nguồn vốn mới, thay vì cạnh tranh trực diện để huy động VND trên thị trường hay rủi ro pháp lý trong những trường hợp huy động vượt trần lãi suất.
0,15% và nếu có cả khả năng “lỗ” với giá vàng giảm, nhưng ngân hàng lại có được sự bổ sung cần thiết ở nguồn vốn, chủ động bù đắp cho yêu cầu cân bằng sau khi nguồn vốn huy động bằng vàng bị thiếu hụt trong cơ cấu, từ tác động của chính sách Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Cơ cấu đó liên quan đến các tỷ lệ an toàn và hiệu quả trong hoạt động, giá trị cân đối theo đó là khó đong đếm cụ thể bằng các tỷ lệ phần trăm.
Đón đầu khả năng dòng vốn chuyển đổi đó, thời điểm này, Eximbank là trường hợp đầu tiên đưa ra cơ chế trên. Và không bất ngờ nếu thời gian tới có những ngân hàng khác đưa ra chính sách tương tự.