Ngân hàng dồn vốn cho vay cuối năm
Nguồn vốn thuận lợi, các ngân hàng đang dồn vốn cho vay cuối năm, thay vì lo lắng thanh khoản thường thấy trước đây
Nguồn vốn thuận lợi, các ngân hàng đang dồn vốn cho vay cuối năm, thay vì lo lắng thanh khoản thường thấy trước đây.
Những tháng cuối năm, thị trường lại đón nhận nhiều gói tín dụng mới với lãi suất mềm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng cũng cải thiện rõ nét.
Cuối tháng 10, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo đã được Ngân hàng Nhà nước nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013, từ 12% lên 20%. Điều chỉnh này dựa trên cơ sở cân đối các nguồn vốn, kết quả dư nợ tín dụng đến cuối quý 3 và kế hoạch phát triển tín dụng đến cuối năm.
SHB cũng là trường hợp gây bất ngờ khi 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng tín dụng mới chỉ được 2,7%, nhưng đến cuối tháng 9 đã vọt lên 8,7% so với cuối năm 2012.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Tp. HCM (HDBank) tiếp tục là một trong những thành viên có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống. 9 tháng đầu năm, tín dụng của HDBank đã tăng 20,39% so với năm 2012. Trên cơ sở nguồn lực tài chính tốt và lành mạnh, chính sách mở rộng tín dụng gắn với cơ sở duy trì và phát triển nguồn khách hàng tốt, HDBank dự kiến mức tăng trưởng cả năm có thể đạt tới 26%.
Đại diện HDBank lạc quan cho rằng, từ đầu năm đến nay, lãi suất cho vay đã thực sự giảm mạnh để kích thích người dân và doanh nghiệp vay vốn; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi; nhu cầu tín dụng ngắn hạn những tháng cuối năm sẽ cao hơn, tạo vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho mùa cao điểm tiêu dùng cuối năm…
Thực tế, theo thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 10 tháng đầu năm nay ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt là đã có khoảng 11,75 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
“Bên cạnh những chuyển động vĩ mô, tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng khá tốt còn gắn với chính sách thúc đẩy vốn qua nhiều chương trình ưu đãi, qua nỗ lực mở rộng tiếp cận và hỗ trợ khách hàng. Từ đầu năm đến nay HDBank liên tục mở các gói tín dụng quy mô khá lớn và lãi suất hợp lý và được khách hàng đón nhận tích cực”, HDBank cho biết.
Như hiện nay, HDBank đang triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 8 - 8,5%/năm, bổ sung vốn lưu động phục vụ các phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp trả nợ trước hạn vào ngày điều chỉnh lãi suất, HDBank linh hoạt miễn phí trả trước hạn.
Theo đại diện ngân hàng này, mức lãi suất trên là khá hấp dẫn, có tính ổn định cao và tạo sự chủ động về chi phí cho doanh nghiệp, nhất là khi gói này tập trung cho vay ngắn hạn (tối đa 6 tháng). Mặt khác, với xu hướng ổn định của lạm phát và sự bám sát trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất từ nay đến cuối năm dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Đại diện HDBank cũng nhìn nhận, nếu trước đây thời điểm cuối năm nhiều ngân hàng thường gặp khó khăn thanh khoản và khó đẩy mạnh cho vay, thì hiện nay nguồn vốn khả dụng nhìn chung khá dồi dào, đặc biệt tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) đã giảm xuống mức thấp (riêng khối ngân hàng cổ phần chỉ ở khoảng 75%), tạo điều kiện để dòng vốn chảy mạnh hơn.
“Chúng tôi rộng cửa đón khách hàng vay vốn, cũng như cam kết xử lý các thủ tục và giải ngân nhanh chóng. Tất nhiên là với những khách hàng tốt, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bởi đi cùng với chính sách tín dụng mở rộng vẫn luôn là yêu cầu tăng cường kiểm soát rủi ro, kiểm soát chất lượng cho vay để hạn chế nợ xấu”.
Ở một hướng khác, một số ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank… lại tiếp tục mở rộng tín dụng ở kênh tín dụng tiêu dùng. Kênh này dự báo sẽ có tăng trưởng cao và đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng bình quân cả năm của họ.
Ở khối quốc doanh, sau khó khăn thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm, hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã có chuyển biến; tăng trưởng tín dụng cũng đã có cải thiện trong những tháng gần đây…
Đi cùng với dòng chảy tín dụng mạnh lên, lãi suất ổn định và dễ chịu hơn sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tiếp cận vốn để phục hồi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một động lực để kỳ vọng kinh tế vĩ mô sẽ có chuyển biến mới cuối năm 2013 đầu năm 2014.
Những tháng cuối năm, thị trường lại đón nhận nhiều gói tín dụng mới với lãi suất mềm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng cũng cải thiện rõ nét.
Cuối tháng 10, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo đã được Ngân hàng Nhà nước nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013, từ 12% lên 20%. Điều chỉnh này dựa trên cơ sở cân đối các nguồn vốn, kết quả dư nợ tín dụng đến cuối quý 3 và kế hoạch phát triển tín dụng đến cuối năm.
SHB cũng là trường hợp gây bất ngờ khi 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng tín dụng mới chỉ được 2,7%, nhưng đến cuối tháng 9 đã vọt lên 8,7% so với cuối năm 2012.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Tp. HCM (HDBank) tiếp tục là một trong những thành viên có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống. 9 tháng đầu năm, tín dụng của HDBank đã tăng 20,39% so với năm 2012. Trên cơ sở nguồn lực tài chính tốt và lành mạnh, chính sách mở rộng tín dụng gắn với cơ sở duy trì và phát triển nguồn khách hàng tốt, HDBank dự kiến mức tăng trưởng cả năm có thể đạt tới 26%.
Đại diện HDBank lạc quan cho rằng, từ đầu năm đến nay, lãi suất cho vay đã thực sự giảm mạnh để kích thích người dân và doanh nghiệp vay vốn; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi; nhu cầu tín dụng ngắn hạn những tháng cuối năm sẽ cao hơn, tạo vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho mùa cao điểm tiêu dùng cuối năm…
Thực tế, theo thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 10 tháng đầu năm nay ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt là đã có khoảng 11,75 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
“Bên cạnh những chuyển động vĩ mô, tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng nói chung và của HDBank nói riêng khá tốt còn gắn với chính sách thúc đẩy vốn qua nhiều chương trình ưu đãi, qua nỗ lực mở rộng tiếp cận và hỗ trợ khách hàng. Từ đầu năm đến nay HDBank liên tục mở các gói tín dụng quy mô khá lớn và lãi suất hợp lý và được khách hàng đón nhận tích cực”, HDBank cho biết.
Như hiện nay, HDBank đang triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 8 - 8,5%/năm, bổ sung vốn lưu động phục vụ các phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp trả nợ trước hạn vào ngày điều chỉnh lãi suất, HDBank linh hoạt miễn phí trả trước hạn.
Theo đại diện ngân hàng này, mức lãi suất trên là khá hấp dẫn, có tính ổn định cao và tạo sự chủ động về chi phí cho doanh nghiệp, nhất là khi gói này tập trung cho vay ngắn hạn (tối đa 6 tháng). Mặt khác, với xu hướng ổn định của lạm phát và sự bám sát trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất từ nay đến cuối năm dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Đại diện HDBank cũng nhìn nhận, nếu trước đây thời điểm cuối năm nhiều ngân hàng thường gặp khó khăn thanh khoản và khó đẩy mạnh cho vay, thì hiện nay nguồn vốn khả dụng nhìn chung khá dồi dào, đặc biệt tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) đã giảm xuống mức thấp (riêng khối ngân hàng cổ phần chỉ ở khoảng 75%), tạo điều kiện để dòng vốn chảy mạnh hơn.
“Chúng tôi rộng cửa đón khách hàng vay vốn, cũng như cam kết xử lý các thủ tục và giải ngân nhanh chóng. Tất nhiên là với những khách hàng tốt, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bởi đi cùng với chính sách tín dụng mở rộng vẫn luôn là yêu cầu tăng cường kiểm soát rủi ro, kiểm soát chất lượng cho vay để hạn chế nợ xấu”.
Ở một hướng khác, một số ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Sacombank… lại tiếp tục mở rộng tín dụng ở kênh tín dụng tiêu dùng. Kênh này dự báo sẽ có tăng trưởng cao và đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng bình quân cả năm của họ.
Ở khối quốc doanh, sau khó khăn thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm, hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã có chuyển biến; tăng trưởng tín dụng cũng đã có cải thiện trong những tháng gần đây…
Đi cùng với dòng chảy tín dụng mạnh lên, lãi suất ổn định và dễ chịu hơn sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tiếp cận vốn để phục hồi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một động lực để kỳ vọng kinh tế vĩ mô sẽ có chuyển biến mới cuối năm 2013 đầu năm 2014.