Ngân hàng đồng loạt hạ giá bán USD
Ngày thứ hai liên tiếp, các ngân hàng đồng loạt hạ giá bán USD, áp dưới trần và nới rộng chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra
Ngày thứ hai liên tiếp, các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ giá bán USD, áp dưới trần và nới rộng chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra.
Ngày 21/4, thị trường ngoại hối chứng kiến hiện tượng hiếm thấy: các ngân hàng thương mại đồng loạt niêm yết giá USD bán ra thấp hơn mức trần cho phép từ 10 - 15 VND.
Ngày 22/4, hiện tượng trên tiếp tục thể hiện khi có những ngân hàng lớn niêm yết giá bán ra thấp hơn mức trần cho phép tới 55 VND.
Cụ thể, ngày 22/4, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố là 20.718 VND. Theo biên độ +/-1%, mức trần mà các ngân hàng thương mại được bán ra là 20.925 VND. Tuy nhiên, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức bán ra chỉ là 20.900 VND; tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) còn thấp hơn với 20.880; tại Ngân hàng Á châu (ACB) thậm chí chỉ còn 20.870 VND…
Như vậy, sau một thời gian dài liên tục đẩy giá USD bán ra kịch trần cho phép, nhiều thời điểm giá mua vào san bằng giá bán và cũng kịch trần, diễn biến trên mới xuất hiện trên thị trường ngoại hối.
Trong những năm gần đây, diễn biến giá bán USD giảm nhanh và thấp hơn nhiều so với mức trần cho phép chỉ từng có vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khi hệ thống có trạng thái ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá liên tục giảm và các ngân hàng thương mại mong chờ Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ để “hỗ trợ”.
Ở thời điểm này, diễn biến giá USD bán ra của các ngân hàng liên tiếp giảm và thấp hơn nhiều so với mức trần là một chuyển động mới đáng chú ý. Bên cạnh đó, việc rút giá USD mua vào thấp hơn tới 40 - 50 VND so với giá bán ra cũng một phần phản ánh trạng thái ngoại tệ tốt của các nhà băng, áp lực mua vào bằng mọi giá không còn lớn như vừa qua.
Những diễn biến trên cần tiếp tục được theo dõi để có thể khẳng định một xu hướng mới. Nhưng kể từ sau ngày 13/4, khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách áp trần lãi suất huy động USD đối với dân cư ở mức 3%/năm, sự dịch chuyển của dòng vốn đang thể hiện. Các ngân hàng cho biết người dân đã bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng để chuyển sang VND khi cân nhắc lợi ích về lãi suất. Và một thực tế là giá mua vào USD trên thị trường tự do đã thấp hơn giá của các ngân hàng thương mại.
Một suy tính khác cũng có thể đặt ra: khi trạng thái ngoại tệ dương, thậm chí ở mức cao, các ngân hàng thương mại tranh thủ “đi chợ” sớm để đón đầu một chính sách mới có sức tác động mạnh đối với thị trường ngoại hối.
Ngày 13/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. Hiện việc thu hẹp cụ thể chưa rõ, nhưng khi quy định mới ban hành, những thành viên có trạng thái ngoại tệ vượt quá sẽ phải bán ra. Và lúc này, việc niêm yết giá USD bán ra thấp hơn trần có phải là một sự nhượng bộ để kích cầu, tránh khả năng khi quy định trên ban hành, nhiều người có trạng thái ngoại tệ vượt quá cùng bán, giá sẽ không thuận lợi?
Suy tính đó còn phụ thuộc vào dữ liệu cụ thể của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại tệ hiện nay của các thành viên, lượng ngoại tệ mua thương mại của hệ thống những ngày gần đây và cả khả năng thu hẹp giới hạn trạng thái ngoại tệ sẽ như thế nào.
Ngày 21/4, thị trường ngoại hối chứng kiến hiện tượng hiếm thấy: các ngân hàng thương mại đồng loạt niêm yết giá USD bán ra thấp hơn mức trần cho phép từ 10 - 15 VND.
Ngày 22/4, hiện tượng trên tiếp tục thể hiện khi có những ngân hàng lớn niêm yết giá bán ra thấp hơn mức trần cho phép tới 55 VND.
Cụ thể, ngày 22/4, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố là 20.718 VND. Theo biên độ +/-1%, mức trần mà các ngân hàng thương mại được bán ra là 20.925 VND. Tuy nhiên, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức bán ra chỉ là 20.900 VND; tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) còn thấp hơn với 20.880; tại Ngân hàng Á châu (ACB) thậm chí chỉ còn 20.870 VND…
Như vậy, sau một thời gian dài liên tục đẩy giá USD bán ra kịch trần cho phép, nhiều thời điểm giá mua vào san bằng giá bán và cũng kịch trần, diễn biến trên mới xuất hiện trên thị trường ngoại hối.
Trong những năm gần đây, diễn biến giá bán USD giảm nhanh và thấp hơn nhiều so với mức trần cho phép chỉ từng có vào thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khi hệ thống có trạng thái ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá liên tục giảm và các ngân hàng thương mại mong chờ Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ để “hỗ trợ”.
Ở thời điểm này, diễn biến giá USD bán ra của các ngân hàng liên tiếp giảm và thấp hơn nhiều so với mức trần là một chuyển động mới đáng chú ý. Bên cạnh đó, việc rút giá USD mua vào thấp hơn tới 40 - 50 VND so với giá bán ra cũng một phần phản ánh trạng thái ngoại tệ tốt của các nhà băng, áp lực mua vào bằng mọi giá không còn lớn như vừa qua.
Những diễn biến trên cần tiếp tục được theo dõi để có thể khẳng định một xu hướng mới. Nhưng kể từ sau ngày 13/4, khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách áp trần lãi suất huy động USD đối với dân cư ở mức 3%/năm, sự dịch chuyển của dòng vốn đang thể hiện. Các ngân hàng cho biết người dân đã bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng để chuyển sang VND khi cân nhắc lợi ích về lãi suất. Và một thực tế là giá mua vào USD trên thị trường tự do đã thấp hơn giá của các ngân hàng thương mại.
Một suy tính khác cũng có thể đặt ra: khi trạng thái ngoại tệ dương, thậm chí ở mức cao, các ngân hàng thương mại tranh thủ “đi chợ” sớm để đón đầu một chính sách mới có sức tác động mạnh đối với thị trường ngoại hối.
Ngày 13/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới theo hướng giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. Hiện việc thu hẹp cụ thể chưa rõ, nhưng khi quy định mới ban hành, những thành viên có trạng thái ngoại tệ vượt quá sẽ phải bán ra. Và lúc này, việc niêm yết giá USD bán ra thấp hơn trần có phải là một sự nhượng bộ để kích cầu, tránh khả năng khi quy định trên ban hành, nhiều người có trạng thái ngoại tệ vượt quá cùng bán, giá sẽ không thuận lợi?
Suy tính đó còn phụ thuộc vào dữ liệu cụ thể của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại tệ hiện nay của các thành viên, lượng ngoại tệ mua thương mại của hệ thống những ngày gần đây và cả khả năng thu hẹp giới hạn trạng thái ngoại tệ sẽ như thế nào.