Ngân hàng hưởng lợi từ chứng khoán
Thay vì bị cạnh tranh, đến thời điểm này ngân hàng được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán
Ở Việt Nam, trước tháng 7/2000, ngân hàng là một định chế tài chính giữ vai trò gần như độc quyền trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tiền gửi và tiền cho vay. Thị trường chứng khoán ra đời và phát triển đã có tác động khá lớn đến hoạt động ngân hàng.
Thay vì bị cạnh tranh, đến thời điểm này ngân hàng được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán.
Tăng vốn điều lệ: Rất dễ!
Đến tận cuối năm 2005, các ngân hàng thương mại cổ phần còn khá khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ (vốn điều lệ). Sang năm 2006, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các ngân hàng tăng vốn điều lệ rất dễ dàng (hơn gấp đôi năm trước và đạt 20.138 tỉ đồng) do cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là hạng blue-chips trên thị trường và có mức tăng giá rất nhanh, gấp từ 5 đến trên 15 lần mệnh giá.
Trong tình trạng thị trường chứng khoán trầm lắng như hiện nay thì cổ phiếu ngân hàng cũng vẫn là những mã không bị sụt giá mạnh và vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Lộ trình tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của Chính phủ đến năm 2008 phải đạt 1.000 tỉ đồng và đến 2010 phải đạt 3.000 tỉ đồng cùng với kế hoạch cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước dự kiến là sẽ suôn sẻ nhờ thị trường chứng khoán.
Cơ hội khai thác sản phẩm phục vụ thị trường chứng khoán
Trước đây hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào huy động vốn và cho vay. Thu từ hoạt động cho vay chiếm trên 90%/ tổng thu nhập của ngân hàng. thị trường chứng khoán phát triển đã tạo ra cho các ngân hàng cơ hội khai thác các dịch vụ chuyên sâu phục vụ thị trường chứng khoán để từ đó tăng tỉ trọng thu phi tín dụng.
Nhiều ngân hàng đã thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán, trung tâm và các thành viên lưu ký. Phát triển các hoạt động repo, lưu ký chứng khoán. Cho vay các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư mua cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu...
Với chức năng thanh toán, nhiều ngân hàng đã mở rộng liên kết với các công ty chứng khoán trong việc mở tài khoản tiền gửi để nhà đầu tư có thể vừa sử dụng tài khoản để đầu tư vừa sử dụng các dịch vụ ngân hàng; thực hiện nghiệp vụ ngân hàng giám sát, làm nhiệm vụ nhận/chi trả tiền đặt cọc/nhận tiền trúng thầu mua cổ phiếu.
Một phần nhờ những hoạt động phục vụ thị trường chứng khoán mà năm 2006 các ngân hàng đã thu được lợi nhuận khá lớn. (Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của các ngân hàng là 7.826 tỉ VND, tương đương 489 triệu USD).
Cơ cấu thu nhập của nhiều ngân hàng đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỉ lệ thu từ hoạt động phi tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành (Hà Nội) sau một thời gian được chỉ định thanh toán chứng khoán cho sàn Hà Nội và được phép đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán riêng năm 2006 đã có chênh lệch thu chi là 54 tỉ VND, trong đó nguồn thu dịch vụ ròng và thu từ hoạt động đầu tư đạt 27 tỉ đồng, chiếm 50% chênh lệch thu chi, đạt theo chuẩn mực các ngân hàng trên thế giới.
Tiền gửi thanh toán tăng mạnh
Mặc dù thị trường chứng khoán vừa qua đã thu hút một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn của dân cư nhưng bà Nguyễn Thị Hương (Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết năm 2006 và 4 tháng đầu năm 2007, vốn huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục đạt tốc độ tăng khá cao.
Lượng tài khoản mà nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán cộng với luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh (nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư tại một ngân hàng) đã khiến số tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tăng cao.
Trên địa bàn Hà Nội, số dư vốn huy động của các ngân hàng đến cuối tháng 5/2007 dự kiến tăng khoảng 17% so cuối năm trước. Trong đó tốc độ tăng tiền gửi thanh toán gần gấp 3 lần tốc độ tăng tiền tiết kiệm. Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán không làm sút giảm nguồn tiền gửi ngân hàng mà chỉ tác động đến cơ cấu nguồn vốn.
Mở rộng cho vay và đầu tư
Thị trường chứng khoán phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh hoạt động đầu tư của các ngân hàng. Một phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước nói: “Thị trường chứng khoán là một cơ hội kinh doanh kiếm lợi nhuận nhanh nhất nên không có lý do gì mà các ngân hàng bỏ qua”.
Số dư vốn cuối tháng 4/2007 của các tổ chức tín dụng Hà Nội dùng đầu tư tài chính (chủ yếu là kinh doanh chứng khoán) đạt gần 18.000 tỉ đồng, tăng gấp 9 lần thời điểm cuối năm 2005. Bên cạnh hoạt động đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán, nhiều ngân hàng mở rộng cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cho vay cầm cố bằng chứng khoán.
Đây cũng là một hướng đầu tư vừa tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển vừa giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Theo số liệu của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) thì loại cho vay này hiện chiếm 2,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.
Ông Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) nhận xét: “thị trường chứng khoán bùng nổ kéo theo “cơn khát vốn” và nguồn quan trọng nhất để thoả mãn “cơn khát” ấy chính là tín dụng ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng thương mại công khai hay ít công khai hơn, trực tiếp hay gián tiếp đều đổ vốn vào thị trường chứng khoán thông qua các khoản vay thế chấp bằng bất động sản hay cầm cố bằng chính chứng khoán của nhà đầu tư”.
Tuy nhiên, việc các ngân hàng sử dụng một phần tài sản để đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán, cho vay đầu tư chứng khoán và sử dụng chính chứng khoán đó để làm tài sản thế chấp đang đặt ra nhiều vấn đề rủi ro về thị trường, danh tiếng, hệ thống tài chính... và đặc biệt là rủi ro chi phí cơ hội.
Theo ông Fiach Mc Canne – Giám đốc Nghiên cứu của Công ty VinaCapital: “Mặc dù giá chứng khoán cao hơn có thể mang lại lợi nhuận cho một số công ty, nhưng thực tế đây chỉ đơn giản là hoạt động đầu cơ mà không đem lại tăng trưởng vốn dài hạn. Các ngân hàng đóng vai trò rất sống còn trong tài trợ phát triển kinh tế và do vậy, mọi sự xa rời định hướng này sẽ đều làm giảm phát triển của nền kinh tế trong dài hạn”.
Thay vì bị cạnh tranh, đến thời điểm này ngân hàng được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán.
Tăng vốn điều lệ: Rất dễ!
Đến tận cuối năm 2005, các ngân hàng thương mại cổ phần còn khá khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ (vốn điều lệ). Sang năm 2006, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các ngân hàng tăng vốn điều lệ rất dễ dàng (hơn gấp đôi năm trước và đạt 20.138 tỉ đồng) do cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là hạng blue-chips trên thị trường và có mức tăng giá rất nhanh, gấp từ 5 đến trên 15 lần mệnh giá.
Trong tình trạng thị trường chứng khoán trầm lắng như hiện nay thì cổ phiếu ngân hàng cũng vẫn là những mã không bị sụt giá mạnh và vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Lộ trình tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của Chính phủ đến năm 2008 phải đạt 1.000 tỉ đồng và đến 2010 phải đạt 3.000 tỉ đồng cùng với kế hoạch cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước dự kiến là sẽ suôn sẻ nhờ thị trường chứng khoán.
Cơ hội khai thác sản phẩm phục vụ thị trường chứng khoán
Trước đây hoạt động của ngân hàng chủ yếu tập trung vào huy động vốn và cho vay. Thu từ hoạt động cho vay chiếm trên 90%/ tổng thu nhập của ngân hàng. thị trường chứng khoán phát triển đã tạo ra cho các ngân hàng cơ hội khai thác các dịch vụ chuyên sâu phục vụ thị trường chứng khoán để từ đó tăng tỉ trọng thu phi tín dụng.
Nhiều ngân hàng đã thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán, trung tâm và các thành viên lưu ký. Phát triển các hoạt động repo, lưu ký chứng khoán. Cho vay các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư mua cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu...
Với chức năng thanh toán, nhiều ngân hàng đã mở rộng liên kết với các công ty chứng khoán trong việc mở tài khoản tiền gửi để nhà đầu tư có thể vừa sử dụng tài khoản để đầu tư vừa sử dụng các dịch vụ ngân hàng; thực hiện nghiệp vụ ngân hàng giám sát, làm nhiệm vụ nhận/chi trả tiền đặt cọc/nhận tiền trúng thầu mua cổ phiếu.
Một phần nhờ những hoạt động phục vụ thị trường chứng khoán mà năm 2006 các ngân hàng đã thu được lợi nhuận khá lớn. (Lợi nhuận trước thuế năm 2006 của các ngân hàng là 7.826 tỉ VND, tương đương 489 triệu USD).
Cơ cấu thu nhập của nhiều ngân hàng đã có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỉ lệ thu từ hoạt động phi tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành (Hà Nội) sau một thời gian được chỉ định thanh toán chứng khoán cho sàn Hà Nội và được phép đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán riêng năm 2006 đã có chênh lệch thu chi là 54 tỉ VND, trong đó nguồn thu dịch vụ ròng và thu từ hoạt động đầu tư đạt 27 tỉ đồng, chiếm 50% chênh lệch thu chi, đạt theo chuẩn mực các ngân hàng trên thế giới.
Tiền gửi thanh toán tăng mạnh
Mặc dù thị trường chứng khoán vừa qua đã thu hút một nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn của dân cư nhưng bà Nguyễn Thị Hương (Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết năm 2006 và 4 tháng đầu năm 2007, vốn huy động của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục đạt tốc độ tăng khá cao.
Lượng tài khoản mà nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán cộng với luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh (nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư tại một ngân hàng) đã khiến số tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tăng cao.
Trên địa bàn Hà Nội, số dư vốn huy động của các ngân hàng đến cuối tháng 5/2007 dự kiến tăng khoảng 17% so cuối năm trước. Trong đó tốc độ tăng tiền gửi thanh toán gần gấp 3 lần tốc độ tăng tiền tiết kiệm. Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán không làm sút giảm nguồn tiền gửi ngân hàng mà chỉ tác động đến cơ cấu nguồn vốn.
Mở rộng cho vay và đầu tư
Thị trường chứng khoán phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh hoạt động đầu tư của các ngân hàng. Một phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại nhà nước nói: “Thị trường chứng khoán là một cơ hội kinh doanh kiếm lợi nhuận nhanh nhất nên không có lý do gì mà các ngân hàng bỏ qua”.
Số dư vốn cuối tháng 4/2007 của các tổ chức tín dụng Hà Nội dùng đầu tư tài chính (chủ yếu là kinh doanh chứng khoán) đạt gần 18.000 tỉ đồng, tăng gấp 9 lần thời điểm cuối năm 2005. Bên cạnh hoạt động đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán, nhiều ngân hàng mở rộng cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và cho vay cầm cố bằng chứng khoán.
Đây cũng là một hướng đầu tư vừa tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển vừa giúp ngân hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Theo số liệu của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) thì loại cho vay này hiện chiếm 2,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng.
Ông Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) nhận xét: “thị trường chứng khoán bùng nổ kéo theo “cơn khát vốn” và nguồn quan trọng nhất để thoả mãn “cơn khát” ấy chính là tín dụng ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng thương mại công khai hay ít công khai hơn, trực tiếp hay gián tiếp đều đổ vốn vào thị trường chứng khoán thông qua các khoản vay thế chấp bằng bất động sản hay cầm cố bằng chính chứng khoán của nhà đầu tư”.
Tuy nhiên, việc các ngân hàng sử dụng một phần tài sản để đầu tư trực tiếp vào thị trường chứng khoán, cho vay đầu tư chứng khoán và sử dụng chính chứng khoán đó để làm tài sản thế chấp đang đặt ra nhiều vấn đề rủi ro về thị trường, danh tiếng, hệ thống tài chính... và đặc biệt là rủi ro chi phí cơ hội.
Theo ông Fiach Mc Canne – Giám đốc Nghiên cứu của Công ty VinaCapital: “Mặc dù giá chứng khoán cao hơn có thể mang lại lợi nhuận cho một số công ty, nhưng thực tế đây chỉ đơn giản là hoạt động đầu cơ mà không đem lại tăng trưởng vốn dài hạn. Các ngân hàng đóng vai trò rất sống còn trong tài trợ phát triển kinh tế và do vậy, mọi sự xa rời định hướng này sẽ đều làm giảm phát triển của nền kinh tế trong dài hạn”.