Ngân hàng kết bạc cắc, mắc bạc tỷ
Cái bắt tay bạc tỷ từ đại gia với ngân hàng khác với cái bắt tay bạc cắc từ những công chức, người dân tằn tiện
Cái bắt tay bạc tỷ từ đại gia với ngân hàng khác với cái bắt tay bạc cắc từ những công chức, người dân tằn tiện…
Gần đây, trong hoạt động tiền gửi của các ngân hàng thương mại xuất hiện hình thức thưởng xe Vespa, iPad… cho những người gửi khoản tiền lớn, hay giới thiệu được đại gia đến với ngân hàng.
Với những công chức thu nhập nhỏ lẻ, những người nông dân tiền lận cạp quần, hay anh đánh giày rong gom từng loại tiền lẻ trên phố, đó là những phần thưởng xa xỉ mà có lẽ họ chẳng được biết tới. Nhưng có thể khẳng định rằng, họ là những người gắn bó với ngân hàng nhất.
Ngân hàng kết bạc cắc
Tại một cuộc gặp gỡ gần đây, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có kể về một khách hàng rất gần gũi của mình, anh đánh giày rong trên phố.
Lên Hà Nội kiếm sống, mỗi ngày anh gom góp từ 100 - 200 ngàn đồng, mở tài khoản ở ngân hàng, đều đặn gửi về quê cho vợ. Nhỏ, lẻ nhưng cần mẫn và lâu dài, đây là một vị khách điển hình của Agribank trong con đường huy động vốn từ dân cư và mở rộng dịch vụ ngân hàng theo cách tiếp cận khá riêng của mình.
Trên cả nước, tại hơn 2.400 chi nhánh của Agribank hẳn có nhiều khách hàng như vậy. Ông Bảo cho rằng đó là những khách hàng nền tảng và tiềm năng, một phần giải thích vì sao hoạt động ngân hàng gắn với nông nghiệp - nông thôn, với những cá thể như vậy lại có sự hấp dẫn riêng.
Trong những lần trò chuyện với VnEconomy, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), thường nhắc đến điều mà ông tâm đắc nhất là câu chuyện gắn bó với nguồn tiền gửi của những người nông dân trên ruộng đồng các tỉnh miền Tây. Những khoản thu nhập sau mỗi vụ mùa đều đặn chảy về ngân hàng, gắn bó mà không nhiều toan tính hay mặc cả.
“Họ là những người nông dân mà ngân hàng chúng tôi luôn tâm niệm sống cùng. Những món tiền gửi nhỏ nhưng bền và ổn định, chứ không nóng - lạnh bất thường như thường thấy ở các khoản tiền gửi lớn. Tích tiểu thành đại, nguồn tiền gửi này có tính quyết định đối với các cân đối vốn của ngân hàng”, ông Lương chia sẻ.
Ở phố thị, những khoản dư sau chi phí của đời sống công chức nhỏ lẻ cũng là một dòng chảy tiềm năng. Những năm gần đây, thị trường ghi nhận sự thành công của Techcombank ở khả năng thu hút dòng chảy này, qua sản phẩm tiết kiệm online. Hay tại một thành viên mới ra đời là TienPhong Bank, đó là nguồn vốn có tính quyết định.
Ông Nguyễn Việt Anh, Phó tổng giám đốc TienPhong Bank, cho biết, tỷ trọng các món tiết kiệm nhỏ hiện dao động khoảng 40 - 50% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường dân cư của ngân hàng này, trong đó tiết kiệm điện tử chiếm khoảng 20 - 25%.
Đó là một tỷ trọng đáng kể từ một lượng khách hàng lớn, bởi nguồn bạc cắc này chủ yếu là các món nhỏ lẻ, tích cóp của giới công chức đều đặn qua các tháng. Lợi thế của TienPhong Bank là có hơn 10.000 cán bộ nhân viên Tập đoàn FPT nhận chi trả lương tại đây, nhưng cú hích chính vẫn là tiện ích của công nghệ để mở rộng khả năng gom góp qua mỗi cú click chuột…
“Người dân Việt Nam chưa quá giàu, khách hàng sở hữu nhiều món tiền lớn không nhiều. Số đông mọi người đều có nhu cầu tích lũy, thanh toán trích ra từ thu nhập thường xuyên. Với khoản thu nhập từ 5 - 30 triệu đồng/tháng, mỗi cá nhân hay gia đình đều phải tích lũy một số tiền nhất định nhưng không thể hoặc ngại ra ngân hàng gửi vài triệu đồng cho một sổ tiết kiệm. Tiết kiệm online giải quyết được trở ngại này”, ông Việt Anh giải thích.
Cũng theo Phó tổng giám đốc TienPhong Bank, chính đặc thù là các món tiền tiết kiệm nhỏ, chủ yếu là tiền tích lũy của khách hàng nên khá ổn định, kỳ hạn dài hơn nên ngân hàng “kết” hơn vì dễ cân đối nguồn vốn và thanh khoản ổn định hơn.
Ngân hàng mắc bạc tỷ
Về đặc thù của các loại tiền gửi, Tổng giám đốc Kienlong Bank Trương Hoàng Lương lưu ý rằng, đã đành các khoản tiền gửi lớn là hấp dẫn với ngân hàng, nhưng cũng phải dè chừng bởi những đặc tính của nó.
“Các khoản tiền gửi lớn có thể nhanh đến cũng có thể nhanh đi, bởi đặc tính của dòng vốn đầu tư. Hôm nay nó có thể trú tại ngân hàng, nhưng nếu có cơ hội xuất hiện ở các kênh khác, người gửi có thể nhanh chóng rút ra để đầu tư tìm khả năng lợi nhuận cao hơn”, ông Lương nói. Và phía sau sự linh hoạt đó có thể gây khó khăn nhất định đối với ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào “hàng nóng”.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Việt Anh cũng nhìn nhận: Những khoản tiền lớn đến chục tỷ, trăm tỷ thường gắn với mục đích đầu tư nên nằm ở ngân hàng ít khi “ấm chỗ”. Các khoản này đến số lượng lớn nhưng đi cũng đột ngột và chủ yếu gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn khiến ngân hàng khó chủ động quản lý sử dụng nguồn.
Thực tế trong thời gian qua, khá nhiều trường hợp ngân hàng phải chóng mặt, chật vật khi có khoản tiền gửi lớn đột ngột ra đi, thậm chí ngay cả với những khoản đã tính toán theo kỳ hạn và được báo trước…
Trung tuần tháng 10/2011, VnEconomy nhận được phản ánh từ lãnh đạo một công ty chứng khoán. Công ty có khoản tiền gửi khoảng 30 tỷ đồng tại ngân hàng nọ, đã đến ngày đáo hạn, đã được báo trước nhưng ngân hàng lần lữa cả tuần mà chưa chi trả nổi. Không biết xử lý làm sao, họ đành phản ánh đến báo chí…
Xác minh từ tổng giám đốc ngân hàng này, thông tin nhận được là “bình thường thôi và không có vấn đề gì” (?), và phải đến tối muộn cùng ngày khoản tiền gửi đó mới được xoay đủ.
Tương tự, những ngày cuối tháng 12 vừa qua, một nhóm người năm lần bảy lượt tới mấy ngân hàng nọ “đòi nợ”. Những khoản tiền đầu tư vào kỳ phiếu cỡ vài chục đến dăm chục tỷ đồng trở thành khó đòi, dù đã báo trước và đã quá hạn. Lý do chung phía ngân hàng đưa ra là do những khoản tiền đó lớn, họ khó khăn trong cân đối nguồn. Cho đến nay, kết quả xử lý cho những khoản bạc tỷ đó vẫn chưa thấy đâu.
Qua những trường hợp như vậy, có thể thấy rằng cái bắt tay giữa ngân hàng với những khoản tiền gửi bạc tỷ không hẳn lúc nào cũng được chặt và nồng ấm một cách trọn vẹn…
Gần đây, trong hoạt động tiền gửi của các ngân hàng thương mại xuất hiện hình thức thưởng xe Vespa, iPad… cho những người gửi khoản tiền lớn, hay giới thiệu được đại gia đến với ngân hàng.
Với những công chức thu nhập nhỏ lẻ, những người nông dân tiền lận cạp quần, hay anh đánh giày rong gom từng loại tiền lẻ trên phố, đó là những phần thưởng xa xỉ mà có lẽ họ chẳng được biết tới. Nhưng có thể khẳng định rằng, họ là những người gắn bó với ngân hàng nhất.
Ngân hàng kết bạc cắc
Tại một cuộc gặp gỡ gần đây, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có kể về một khách hàng rất gần gũi của mình, anh đánh giày rong trên phố.
Lên Hà Nội kiếm sống, mỗi ngày anh gom góp từ 100 - 200 ngàn đồng, mở tài khoản ở ngân hàng, đều đặn gửi về quê cho vợ. Nhỏ, lẻ nhưng cần mẫn và lâu dài, đây là một vị khách điển hình của Agribank trong con đường huy động vốn từ dân cư và mở rộng dịch vụ ngân hàng theo cách tiếp cận khá riêng của mình.
Trên cả nước, tại hơn 2.400 chi nhánh của Agribank hẳn có nhiều khách hàng như vậy. Ông Bảo cho rằng đó là những khách hàng nền tảng và tiềm năng, một phần giải thích vì sao hoạt động ngân hàng gắn với nông nghiệp - nông thôn, với những cá thể như vậy lại có sự hấp dẫn riêng.
Trong những lần trò chuyện với VnEconomy, ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Ngân hàng Kiên Long (Kienlong Bank), thường nhắc đến điều mà ông tâm đắc nhất là câu chuyện gắn bó với nguồn tiền gửi của những người nông dân trên ruộng đồng các tỉnh miền Tây. Những khoản thu nhập sau mỗi vụ mùa đều đặn chảy về ngân hàng, gắn bó mà không nhiều toan tính hay mặc cả.
“Họ là những người nông dân mà ngân hàng chúng tôi luôn tâm niệm sống cùng. Những món tiền gửi nhỏ nhưng bền và ổn định, chứ không nóng - lạnh bất thường như thường thấy ở các khoản tiền gửi lớn. Tích tiểu thành đại, nguồn tiền gửi này có tính quyết định đối với các cân đối vốn của ngân hàng”, ông Lương chia sẻ.
Ở phố thị, những khoản dư sau chi phí của đời sống công chức nhỏ lẻ cũng là một dòng chảy tiềm năng. Những năm gần đây, thị trường ghi nhận sự thành công của Techcombank ở khả năng thu hút dòng chảy này, qua sản phẩm tiết kiệm online. Hay tại một thành viên mới ra đời là TienPhong Bank, đó là nguồn vốn có tính quyết định.
Ông Nguyễn Việt Anh, Phó tổng giám đốc TienPhong Bank, cho biết, tỷ trọng các món tiết kiệm nhỏ hiện dao động khoảng 40 - 50% tổng nguồn vốn huy động từ thị trường dân cư của ngân hàng này, trong đó tiết kiệm điện tử chiếm khoảng 20 - 25%.
Đó là một tỷ trọng đáng kể từ một lượng khách hàng lớn, bởi nguồn bạc cắc này chủ yếu là các món nhỏ lẻ, tích cóp của giới công chức đều đặn qua các tháng. Lợi thế của TienPhong Bank là có hơn 10.000 cán bộ nhân viên Tập đoàn FPT nhận chi trả lương tại đây, nhưng cú hích chính vẫn là tiện ích của công nghệ để mở rộng khả năng gom góp qua mỗi cú click chuột…
“Người dân Việt Nam chưa quá giàu, khách hàng sở hữu nhiều món tiền lớn không nhiều. Số đông mọi người đều có nhu cầu tích lũy, thanh toán trích ra từ thu nhập thường xuyên. Với khoản thu nhập từ 5 - 30 triệu đồng/tháng, mỗi cá nhân hay gia đình đều phải tích lũy một số tiền nhất định nhưng không thể hoặc ngại ra ngân hàng gửi vài triệu đồng cho một sổ tiết kiệm. Tiết kiệm online giải quyết được trở ngại này”, ông Việt Anh giải thích.
Cũng theo Phó tổng giám đốc TienPhong Bank, chính đặc thù là các món tiền tiết kiệm nhỏ, chủ yếu là tiền tích lũy của khách hàng nên khá ổn định, kỳ hạn dài hơn nên ngân hàng “kết” hơn vì dễ cân đối nguồn vốn và thanh khoản ổn định hơn.
Ngân hàng mắc bạc tỷ
Về đặc thù của các loại tiền gửi, Tổng giám đốc Kienlong Bank Trương Hoàng Lương lưu ý rằng, đã đành các khoản tiền gửi lớn là hấp dẫn với ngân hàng, nhưng cũng phải dè chừng bởi những đặc tính của nó.
“Các khoản tiền gửi lớn có thể nhanh đến cũng có thể nhanh đi, bởi đặc tính của dòng vốn đầu tư. Hôm nay nó có thể trú tại ngân hàng, nhưng nếu có cơ hội xuất hiện ở các kênh khác, người gửi có thể nhanh chóng rút ra để đầu tư tìm khả năng lợi nhuận cao hơn”, ông Lương nói. Và phía sau sự linh hoạt đó có thể gây khó khăn nhất định đối với ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào “hàng nóng”.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Việt Anh cũng nhìn nhận: Những khoản tiền lớn đến chục tỷ, trăm tỷ thường gắn với mục đích đầu tư nên nằm ở ngân hàng ít khi “ấm chỗ”. Các khoản này đến số lượng lớn nhưng đi cũng đột ngột và chủ yếu gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn khiến ngân hàng khó chủ động quản lý sử dụng nguồn.
Thực tế trong thời gian qua, khá nhiều trường hợp ngân hàng phải chóng mặt, chật vật khi có khoản tiền gửi lớn đột ngột ra đi, thậm chí ngay cả với những khoản đã tính toán theo kỳ hạn và được báo trước…
Trung tuần tháng 10/2011, VnEconomy nhận được phản ánh từ lãnh đạo một công ty chứng khoán. Công ty có khoản tiền gửi khoảng 30 tỷ đồng tại ngân hàng nọ, đã đến ngày đáo hạn, đã được báo trước nhưng ngân hàng lần lữa cả tuần mà chưa chi trả nổi. Không biết xử lý làm sao, họ đành phản ánh đến báo chí…
Xác minh từ tổng giám đốc ngân hàng này, thông tin nhận được là “bình thường thôi và không có vấn đề gì” (?), và phải đến tối muộn cùng ngày khoản tiền gửi đó mới được xoay đủ.
Tương tự, những ngày cuối tháng 12 vừa qua, một nhóm người năm lần bảy lượt tới mấy ngân hàng nọ “đòi nợ”. Những khoản tiền đầu tư vào kỳ phiếu cỡ vài chục đến dăm chục tỷ đồng trở thành khó đòi, dù đã báo trước và đã quá hạn. Lý do chung phía ngân hàng đưa ra là do những khoản tiền đó lớn, họ khó khăn trong cân đối nguồn. Cho đến nay, kết quả xử lý cho những khoản bạc tỷ đó vẫn chưa thấy đâu.
Qua những trường hợp như vậy, có thể thấy rằng cái bắt tay giữa ngân hàng với những khoản tiền gửi bạc tỷ không hẳn lúc nào cũng được chặt và nồng ấm một cách trọn vẹn…