Ngân hàng: Khó khăn thanh khoản do đâu?
Có 5 nguyên nhân cơ bản, xuất phát từ những yếu tố nội tại của các ngân hàng thương mại và chính cả từ phía khách hàng
Có 5 nguyên nhân cơ bản, xuất phát từ những yếu tố nội tại của các ngân hàng thương mại và chính cả từ phía khách hàng.
Đến thời điểm này, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính thanh khoản của hệ thống được đảm bảo, vốn khả dụng đã dư thừa ở mức cao.
Đây cũng là thời điểm để các ngân hàng và các chuyên gia ngồi lại, trong khuôn khổ cuộc hội thảo do Ngân hàng Liên Việt và Học viên Ngân hàng tổ chức cuối tuần qua, cùng nhìn nhận những nguyên nhân gây căng thẳng thanh khoản trong những tháng đầu năm.
Qua tham luận, các ý kiến tại hội thảo trên tập trung vào 5 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, thanh khoản căng thẳng do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại năm 2007 là 53,89%, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – Phó Giám đốc Học viện Tài chính, là quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động.
TS. Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng, phân tích thêm: “Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản, chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại”.
Thứ hai, công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ở đây, các ngân hàng Việt Nam cần phải nhìn sang các ngân hàng bạn đến từ nước ngoài.
TS. Tô Ngọc Hưng cho rằng các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
Thứ ba, tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu. Từ đây thị trường xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao gây xáo trộn các dòng tiền gửi, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.
Từ nguyên nhân trên, TS. Lê Thị Kim Nga, Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, cho rằng các ngân hàng cần tính đến tính đồng đều trong quản trị thanh khoản, cũng như trong liên kết hệ thống, bởi “nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có thể lây sang ngay các ngân hàng khác”.
Thứ tư, vấn đề quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại chưa tốt. Đây cũng là nguyên nhân được nhiều đại diện ngân hàng và chuyên gia nhấn mạnh trong kỳ căng thẳng thanh khoản vừa qua.
Theo TS. Nguyễn Thị Mùi, từ sự yếu kém trong quản trị tài sản Nợ, Có của các ngân hàng thương mại và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, chính Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi thành viên để có thể điều chỉnh các quy định, giải pháp hỗ trợ.
Và thứ năm, nguyên nhân căn bản xuất phát từ phía khách hàng. Từ nguyên nhân này mà các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng.
“Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, hoặc dân cư rút tiền để mua vàng, mua USD để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng”, TS. Nguyễn Thị Mùi phân tích.
Việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động quá nóng càng khuyến khích sự xáo trộn của các dòng tiền gửi nói trên, trong khi các ngân hàng khác không thể quá tay với công cụ lãi suất để điều tiết theo sự xáo trộn đó.
Trước những nguyên nhân trên, khuyến nghị mà các chuyên gia, người trong cuộc đưa ra tại hội thảo trên là các ngân hàng phải đưa công tác quản trị thanh khoản lên vị trí ưu tiên số 1. Trước khi Ngân hàng Nhà nước “cứu”, ngân hàng phải tự bảo vệ mình. Và theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, đó là sự chủ động trong quản trị, tránh hiện tượng bị động và “giật mình” khi đưa ra những giải pháp ứng phó.
Trong những giải pháp khác, liên kết hệ thống là thông điệp đang cần được các thành viên hưởng ứng. Sự liên kết này vừa tạo sự liên thông, kịp thời của các dòng vốn hỗ trợ, vừa hướng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh. Và nếu tìm được tiếng nói chung trong yêu cầu liên kết này, những cuộc đua lãi suất nóng sốt sẽ có thêm cơ sở để hạn chế.
Đến thời điểm này, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính thanh khoản của hệ thống được đảm bảo, vốn khả dụng đã dư thừa ở mức cao.
Đây cũng là thời điểm để các ngân hàng và các chuyên gia ngồi lại, trong khuôn khổ cuộc hội thảo do Ngân hàng Liên Việt và Học viên Ngân hàng tổ chức cuối tuần qua, cùng nhìn nhận những nguyên nhân gây căng thẳng thanh khoản trong những tháng đầu năm.
Qua tham luận, các ý kiến tại hội thảo trên tập trung vào 5 nguyên nhân chính.
Thứ nhất, thanh khoản căng thẳng do tăng trưởng tín dụng quá nóng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại năm 2007 là 53,89%, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – Phó Giám đốc Học viện Tài chính, là quá nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động.
TS. Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng, phân tích thêm: “Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản, chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính điều này đã tạo ra sự rủi ro thanh khoản cao đối với ngân hàng thương mại”.
Thứ hai, công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ở đây, các ngân hàng Việt Nam cần phải nhìn sang các ngân hàng bạn đến từ nước ngoài.
TS. Tô Ngọc Hưng cho rằng các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
Thứ ba, tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu. Từ đây thị trường xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao gây xáo trộn các dòng tiền gửi, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.
Từ nguyên nhân trên, TS. Lê Thị Kim Nga, Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank, cho rằng các ngân hàng cần tính đến tính đồng đều trong quản trị thanh khoản, cũng như trong liên kết hệ thống, bởi “nếu một hay hai ngân hàng rủi ro có thể lây sang ngay các ngân hàng khác”.
Thứ tư, vấn đề quản trị thanh khoản tại các ngân hàng thương mại chưa tốt. Đây cũng là nguyên nhân được nhiều đại diện ngân hàng và chuyên gia nhấn mạnh trong kỳ căng thẳng thanh khoản vừa qua.
Theo TS. Nguyễn Thị Mùi, từ sự yếu kém trong quản trị tài sản Nợ, Có của các ngân hàng thương mại và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, chính Ngân hàng Nhà nước cũng khó nắm bắt chắc chắn tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tài sản của mỗi thành viên để có thể điều chỉnh các quy định, giải pháp hỗ trợ.
Và thứ năm, nguyên nhân căn bản xuất phát từ phía khách hàng. Từ nguyên nhân này mà các ngân hàng khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản của các ngân hàng.
“Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, hoặc dân cư rút tiền để mua vàng, mua USD để tích trữ… đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ, gây khó khăn cho chính khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ gửi và vay tiền tại ngân hàng”, TS. Nguyễn Thị Mùi phân tích.
Việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động quá nóng càng khuyến khích sự xáo trộn của các dòng tiền gửi nói trên, trong khi các ngân hàng khác không thể quá tay với công cụ lãi suất để điều tiết theo sự xáo trộn đó.
Trước những nguyên nhân trên, khuyến nghị mà các chuyên gia, người trong cuộc đưa ra tại hội thảo trên là các ngân hàng phải đưa công tác quản trị thanh khoản lên vị trí ưu tiên số 1. Trước khi Ngân hàng Nhà nước “cứu”, ngân hàng phải tự bảo vệ mình. Và theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt, đó là sự chủ động trong quản trị, tránh hiện tượng bị động và “giật mình” khi đưa ra những giải pháp ứng phó.
Trong những giải pháp khác, liên kết hệ thống là thông điệp đang cần được các thành viên hưởng ứng. Sự liên kết này vừa tạo sự liên thông, kịp thời của các dòng vốn hỗ trợ, vừa hướng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh. Và nếu tìm được tiếng nói chung trong yêu cầu liên kết này, những cuộc đua lãi suất nóng sốt sẽ có thêm cơ sở để hạn chế.