Ngân hàng Liên Việt chính thức nhập cuộc
Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) chính thức trở thành viên mới nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (LienVietBank) chính thức trở thành viên mới nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Ngay sau giấy phép số 91/GP-NHNN cấp ngày 28/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngày 10/4, LienVietBank chính thức tuyên bố đi vào hoạt động với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ.
Đây là thành viên đầu tiên trong số 9 bộ hồ sơ xin lập ngân hàng được xét duyệt thời gian qua; cũng là ngân hàng hoàn toàn mới đầu tiên đi vào hoạt động trên thị trường Việt Nam sau hơn chục năm qua.
Ngày trong tháng 5 tới, LienVietBank sẽ chính thức có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM với 5 chi nhánh ban đầu được phép mở. Đây cũng là một sức cạnh tranh mới trên thị trường ngân hàng, khi thành viên này có quy mô vốn điều lệ lớn thứ hai trong khối cổ phần, có sự tham gia góp vốn của những tập đoàn kinh tế và sự hợp tác của một số đối tác lớn trong và ngoài nước.
Cụ thể, tham gia góp vốn vào LienVietBank là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (sở hữu 4,57% vốn điều lệ), Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (2,43%), Công ty TNHH Thương mại Him Lam (18%)…
Tại lễ ra mắt ngày 10/4, LienVietBank cũng đã có những thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam và đặc biệt là hai đối tác nước ngoài, gồm Ngân hàng Đầu tư Credit Suisse (ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ), Wachovia Corp (ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ).
Những đối tác trên cam kết sẽ phối hợp và hỗ trợ LienVietBank trong các hoạt động đào tạo, phát triển công nghê và dịch vụ, đầu tư, liên kết thanh toán, tài trợ thương mại, huy động vốn trên thị trường quốc tế…
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietBank, cho biết: “Những đối tác trên đều thể hiện cam kết gắn bố và đồng hành lâu dài với ngân hàng và không hề gây áp lực về lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt động. Từ đây tạo cơ sở để LienVietBank tự tin đi vào hoạt động và phát triển bền vững”.
Ngay sau giấy phép số 91/GP-NHNN cấp ngày 28/3/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngày 10/4, LienVietBank chính thức tuyên bố đi vào hoạt động với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ.
Đây là thành viên đầu tiên trong số 9 bộ hồ sơ xin lập ngân hàng được xét duyệt thời gian qua; cũng là ngân hàng hoàn toàn mới đầu tiên đi vào hoạt động trên thị trường Việt Nam sau hơn chục năm qua.
Ngày trong tháng 5 tới, LienVietBank sẽ chính thức có mặt tại Hà Nội và Tp.HCM với 5 chi nhánh ban đầu được phép mở. Đây cũng là một sức cạnh tranh mới trên thị trường ngân hàng, khi thành viên này có quy mô vốn điều lệ lớn thứ hai trong khối cổ phần, có sự tham gia góp vốn của những tập đoàn kinh tế và sự hợp tác của một số đối tác lớn trong và ngoài nước.
Cụ thể, tham gia góp vốn vào LienVietBank là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (sở hữu 4,57% vốn điều lệ), Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (2,43%), Công ty TNHH Thương mại Him Lam (18%)…
Tại lễ ra mắt ngày 10/4, LienVietBank cũng đã có những thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam và đặc biệt là hai đối tác nước ngoài, gồm Ngân hàng Đầu tư Credit Suisse (ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ), Wachovia Corp (ngân hàng lớn thứ tư của Mỹ).
Những đối tác trên cam kết sẽ phối hợp và hỗ trợ LienVietBank trong các hoạt động đào tạo, phát triển công nghê và dịch vụ, đầu tư, liên kết thanh toán, tài trợ thương mại, huy động vốn trên thị trường quốc tế…
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietBank, cho biết: “Những đối tác trên đều thể hiện cam kết gắn bố và đồng hành lâu dài với ngân hàng và không hề gây áp lực về lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt động. Từ đây tạo cơ sở để LienVietBank tự tin đi vào hoạt động và phát triển bền vững”.