Ngân hàng mua "core banking" để làm gì?
Đầu tư vào “core” đã khó nhưng đưa “core” đó vận hành vào hệ thống lại là chuyện khó hơn
Hiện có khoảng 100 ngân hàng thương mại, định chế tài chính, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài nhưng chỉ khoảng 15% trong số đó đầu tư core banking.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng tận dụng hết tài nguyên của “core”. Thậm chí, có ngân hàng mua “core” chỉ để đánh bóng...
Nhận xét về vai trò của core banking trong hoạt động ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Quang A, thành viên Hội đồng Quản trị VP Bank nói: “Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính... chỉ hiển thị bằng thông tin và quản lý cái đó thông qua thông tin chứ không thể quản lý tài sản vật lý. Lõi banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thông tin của một hệ thống ngân hàng”.
Đồng tình với ông Quang A, bà Thu Ba, Trưởng phòng công nghệ thông tin SHB, cho rằng: core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Trước đây, khi các ngân hàng chưa có “core” hiện đại hoặc dùng “core” lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng.
Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Ngoài ra, sự ưu việt của phần mềm mới còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình.
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện mới chỉ ra những sản phẩm cơ bản nhưng tới đây, có thể tận dụng hệ thống sang số để chuyển thành những sản phẩm khác về tiền gửi, tiền vay một cách đa dạng hơn hoặc tận dụng hệ thống báo cáo quản trị để phân tích đánh giá hoạt động của một ngân hàng. “Nếu có core banking thì việc tạo ra sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của con người!” - Ông Quang A nói.
Hiện nay, một số ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, ACB, Sacombank... kể từ lúc triển khai “core” mới đã tạo đột phá trong khai thác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Ông Lê Xuân Vũ - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Phát triển các sản phẩm dịch vụ công nghệ Techcombank cho biết, phần mềm mới của Techcombank cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng tận dụng hết tài nguyên của “core”. Thậm chí, có ngân hàng mua “core” chỉ để đánh bóng...
Nhận xét về vai trò của core banking trong hoạt động ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Quang A, thành viên Hội đồng Quản trị VP Bank nói: “Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính... chỉ hiển thị bằng thông tin và quản lý cái đó thông qua thông tin chứ không thể quản lý tài sản vật lý. Lõi banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thông tin của một hệ thống ngân hàng”.
Đồng tình với ông Quang A, bà Thu Ba, Trưởng phòng công nghệ thông tin SHB, cho rằng: core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Trước đây, khi các ngân hàng chưa có “core” hiện đại hoặc dùng “core” lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng.
Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Ngoài ra, sự ưu việt của phần mềm mới còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình.
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện mới chỉ ra những sản phẩm cơ bản nhưng tới đây, có thể tận dụng hệ thống sang số để chuyển thành những sản phẩm khác về tiền gửi, tiền vay một cách đa dạng hơn hoặc tận dụng hệ thống báo cáo quản trị để phân tích đánh giá hoạt động của một ngân hàng. “Nếu có core banking thì việc tạo ra sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của con người!” - Ông Quang A nói.
Hiện nay, một số ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank, ACB, Sacombank... kể từ lúc triển khai “core” mới đã tạo đột phá trong khai thác sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Ông Lê Xuân Vũ - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Phát triển các sản phẩm dịch vụ công nghệ Techcombank cho biết, phần mềm mới của Techcombank cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.