Ngân hàng Nhà nước đã cung và rút tiền như thế nào?
Thông tin cụ thể về lượng tiền cung vào lưu thông, mua ngoại tệ và kế hoạch rút về của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2007 đến nay
Thông tin cụ thể về lượng tiền cung vào lưu thông, mua ngoại tệ và kế hoạch rút về của Ngân hàng Nhà nước từ năm 2007 đến nay.
Con số 9 tỷ USD mà Ngân hàng Nhà nước mua vào trong năm 2007 đến nay vẫn được dư luận quan tâm; đặc biệt ở con số khoảng 150.000 tỷ đồng được đưa ra để mua và kế hoạch rút về cân đối.
Một lần nữa, những kế hoạch trên lại được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Sự quan tâm đó nay tươi mới hơn cả trong năm 2007, khi lạm phát đang dâng cao và có yếu tố tác động của cung tiền.
Thông tin từ Thống đốc cho biết, trong năm 2007, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước cung ứng vào lưu thông bằng 82% chỉ tiêu kế hoạch mà Thủ tướng phê duyệt. Lượng tiền mà cơ quan điều phối rút từ lưu thông đã đạt 80% lượng tiền đã cung ứng để mua ngoại tệ.
Các biện pháp chủ yếu được triển khai là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, thu hồi các khoản cho vay, tái cấp vốn đến hạn…
Theo Thống đốc, những biện pháp đó bước đầu đã đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo hướng góp phần kiềm chế lạm phát; tổng phương tiện thanh toán đến tháng 5/2008 chỉ tăng 3,73% so với cuối năm 2007, thấp hơn so với mức tăng 17,57% cùng kỳ năm trước.
Lượng cung tiền nói trên cũng đứng trước áp lực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu khi gặp khó khăn trong việc bán ngoại tệ tại một số thời điểm. Cao điểm, có ngày các ngân hàng thương mại đăng ký bán cho Ngân hàng Nhà nước lên đến 739 triệu USD. Trong khi đó cơ quan này can thiệp còn ở mức thấp vì mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Trước áp lực hai chiều từ giải tỏa “ứ đọng” ngoại tệ và kiềm chế lạm phát, các quyết định cung VND mua USD của Ngân hàng Nhà nước đều phải tuân thủ chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài những áp lực đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng việc mua vào cũng là một cơ hội để gia tăng lượng dự trữ ngoại hối. Còn với sự quan tâm của một số đại biểu Quốc hội, phía những áp lực đó phải là sự nhịp nhàng và kịp thời giữa các bước cung và hút tiền về.
Theo giải trình của Thống đốc, ngay khi nhận nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, một trong những công tác mà ông chỉ đạo triển khai ngay là nỗ lực hút tiền trong lưu thông về.
Cụ thể, ngay trong tháng 8/2007, nhận công tác mới, Thống đốc đã chỉ đạo phát hành tín phiếu và hút về 46.000 tỷ đồng; trong tháng 9 tiếp theo là 19.000 tỷ, tháng 10 là 30 nghìn tỷ…
“Chúng tôi cũng làm quyết liệt để góp phần cùng với đất nước kiểm soát lạm phát cũng như tăng giá”, Thống đốc nói.
Một điểm khác mà một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh trong phiên chất vấn chiều 30/5 là Thống đốc nói gì về việc thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột dẫn đến những xáo trộn của hệ thống ngân hàng cũng như khó khăn của nhiều doanh nghiệp?
Về nội dung này, Thống đốc giải thích rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đã được “phát tín hiệu” từ trước đó. Cụ thể, ngày 28/5/2007, thấy tín hiệu tiền thừa trong lưu thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. “Có nghĩa từ đây đã phát tín hiệu hoàn toàn thắt chặt chính sách tiền tệ”, Thống đốc nói.
Sau đó, ngày 1/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 18; đến ngày 31/10/2007, Thủ tướng ra tiếp Chỉ thị số 23 thể hiện định hướng thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát…
Những tín hiệu trên đã tạo một độ trễ nhất định để các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động với bối cảnh mới. Trong các quyết định tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền về, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo một độ trên từ trễ 1 đến gần 2 tháng để các ngân hàng chuẩn bị.
Và theo khẳng định của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, hiện tại tính thanh khoản của các ngân hàng, sau loạt kế hoạch rút tiền thắt chặt tiền tệ, vẫn đảm bảo bình thường và không có nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Tuy nhiên, Thống đốc cho biết một số ngân hàng mới chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên đô thị chưa chuẩn bị kịp đã gặp phải một số khó khăn; Ngân hàng Nhà nước đã và đang có sự hỗ trợ cần thiết.
Còn với các doanh nghiệp, nhà điều hành chính sách tiền tệ và các ban ngành liên quan đang tiếp tục xây dựng những giải pháp hỗ trợ, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp kiềm chế tốc độ của lạm phát…
Con số 9 tỷ USD mà Ngân hàng Nhà nước mua vào trong năm 2007 đến nay vẫn được dư luận quan tâm; đặc biệt ở con số khoảng 150.000 tỷ đồng được đưa ra để mua và kế hoạch rút về cân đối.
Một lần nữa, những kế hoạch trên lại được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Sự quan tâm đó nay tươi mới hơn cả trong năm 2007, khi lạm phát đang dâng cao và có yếu tố tác động của cung tiền.
Thông tin từ Thống đốc cho biết, trong năm 2007, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước cung ứng vào lưu thông bằng 82% chỉ tiêu kế hoạch mà Thủ tướng phê duyệt. Lượng tiền mà cơ quan điều phối rút từ lưu thông đã đạt 80% lượng tiền đã cung ứng để mua ngoại tệ.
Các biện pháp chủ yếu được triển khai là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, thu hồi các khoản cho vay, tái cấp vốn đến hạn…
Theo Thống đốc, những biện pháp đó bước đầu đã đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo hướng góp phần kiềm chế lạm phát; tổng phương tiện thanh toán đến tháng 5/2008 chỉ tăng 3,73% so với cuối năm 2007, thấp hơn so với mức tăng 17,57% cùng kỳ năm trước.
Lượng cung tiền nói trên cũng đứng trước áp lực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu khi gặp khó khăn trong việc bán ngoại tệ tại một số thời điểm. Cao điểm, có ngày các ngân hàng thương mại đăng ký bán cho Ngân hàng Nhà nước lên đến 739 triệu USD. Trong khi đó cơ quan này can thiệp còn ở mức thấp vì mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Trước áp lực hai chiều từ giải tỏa “ứ đọng” ngoại tệ và kiềm chế lạm phát, các quyết định cung VND mua USD của Ngân hàng Nhà nước đều phải tuân thủ chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngoài những áp lực đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng việc mua vào cũng là một cơ hội để gia tăng lượng dự trữ ngoại hối. Còn với sự quan tâm của một số đại biểu Quốc hội, phía những áp lực đó phải là sự nhịp nhàng và kịp thời giữa các bước cung và hút tiền về.
Theo giải trình của Thống đốc, ngay khi nhận nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, một trong những công tác mà ông chỉ đạo triển khai ngay là nỗ lực hút tiền trong lưu thông về.
Cụ thể, ngay trong tháng 8/2007, nhận công tác mới, Thống đốc đã chỉ đạo phát hành tín phiếu và hút về 46.000 tỷ đồng; trong tháng 9 tiếp theo là 19.000 tỷ, tháng 10 là 30 nghìn tỷ…
“Chúng tôi cũng làm quyết liệt để góp phần cùng với đất nước kiểm soát lạm phát cũng như tăng giá”, Thống đốc nói.
Một điểm khác mà một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh trong phiên chất vấn chiều 30/5 là Thống đốc nói gì về việc thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột dẫn đến những xáo trộn của hệ thống ngân hàng cũng như khó khăn của nhiều doanh nghiệp?
Về nội dung này, Thống đốc giải thích rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đã được “phát tín hiệu” từ trước đó. Cụ thể, ngày 28/5/2007, thấy tín hiệu tiền thừa trong lưu thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. “Có nghĩa từ đây đã phát tín hiệu hoàn toàn thắt chặt chính sách tiền tệ”, Thống đốc nói.
Sau đó, ngày 1/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 18; đến ngày 31/10/2007, Thủ tướng ra tiếp Chỉ thị số 23 thể hiện định hướng thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát…
Những tín hiệu trên đã tạo một độ trễ nhất định để các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động với bối cảnh mới. Trong các quyết định tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền về, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo một độ trên từ trễ 1 đến gần 2 tháng để các ngân hàng chuẩn bị.
Và theo khẳng định của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, hiện tại tính thanh khoản của các ngân hàng, sau loạt kế hoạch rút tiền thắt chặt tiền tệ, vẫn đảm bảo bình thường và không có nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Tuy nhiên, Thống đốc cho biết một số ngân hàng mới chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên đô thị chưa chuẩn bị kịp đã gặp phải một số khó khăn; Ngân hàng Nhà nước đã và đang có sự hỗ trợ cần thiết.
Còn với các doanh nghiệp, nhà điều hành chính sách tiền tệ và các ban ngành liên quan đang tiếp tục xây dựng những giải pháp hỗ trợ, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp kiềm chế tốc độ của lạm phát…