Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt
Từ ngày 1/2, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu
Từ ngày 1/2, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu.
Sáng nay (30/1), Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005).
Cụ thể, lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan này với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008.
Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, cơ quan này công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng năm.
Từ tháng 12/2005 đến nay, theo yêu cầu hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao và cung - cầu vốn trên thị trường không có những biến động lớn; lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được giữ ở mức 8,25%/năm - 6,5%/năm - 4,5%/năm. Sự ổn định này, theo Ngân hàng Nhà nước, đã góp phần ổn định lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và các tổ chức khác huy động vốn và mở rộng cho vay, đầu tư.
Tuy nhiên, lãi suất cơ bản phản ánh lãi suất cho vay tốt nhất của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhưng hiện đang thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng; lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ.
Tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008 về việc biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường; về chính sách lãi suất, nghiên cứu, điều hành linh hoạt theo hướng không để lãi suất âm.
Với chỉ đạo trên, bên cạnh việc điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các công cụ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất nêu trên kể từ ngày 1/2/2008.
Ngân hàng Nhà nước dự báo hiện nay và trong những tháng tới đây, cung - cầu vốn trên thị trường diễn ra bình thường, giá cả thị trường ít có khả năng tăng đột biến theo tính quy luật trong những tháng đầu năm, lãi suất thị trường quốc tế có xu hướng giảm, tỷ giá VND so với USD có xu hướng giảm nhẹ và mức độ cạnh tranh trên thị trường có xu hướng tăng. Theo đó, việc điều chỉnh tăng lãi suất lần này sẽ ít tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường.
Trao đổi nhanh với VnEconomy, một số chuyên gia tài chính cho rằng đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải triển khai việc điều chỉnh lãi suất sớm hơn để phản ánh đúng yêu cầu của thị trường và đây là chủ trương cần ủng hộ. Qua đây cho thấy nhà điều hành chính sách tiền tệ thể hiện quyết tâm hạn chế lạm phát có khả năng tăng cao trong năm nay.
Tuy nhiên, một lo ngại là khi các lãi suất chủ chốt nói trên tăng, ngoại trừ lãi suất cơ bản, cũng thể hiện mục đích thắt chặt tiền tệ, có thể hạn chế cung vốn cho các ngân hàng thương mại. Từ đây lãi suất trên thị trường có thể sẽ bước vào một đợt tăng mới.
Đáng chú ý là vừa mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng theo đó lại là yêu cầu bình ổn lãi suất. Yêu cầu này khó lặp lại trong chính sách lần này.
Một hệ lụy khác mà một số chuyên gia nói trên đưa ra là khi lãi suất của các ngân hàng thương mại tăng theo, nhiều nhu cầu vay vốn vẫn chấp nhận lãi suất cao thì cần cẩn trọng với khả năng rủi ro tín dụng đội lên. Theo đó, tăng cường năng lực thẩm định rủi ro là yêu cầu đặt ra từ chính sách lãi suất mới.
Sáng nay (30/1), Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005).
Cụ thể, lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan này với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008.
Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, cơ quan này công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hàng năm.
Từ tháng 12/2005 đến nay, theo yêu cầu hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao và cung - cầu vốn trên thị trường không có những biến động lớn; lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được giữ ở mức 8,25%/năm - 6,5%/năm - 4,5%/năm. Sự ổn định này, theo Ngân hàng Nhà nước, đã góp phần ổn định lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng và các tổ chức khác huy động vốn và mở rộng cho vay, đầu tư.
Tuy nhiên, lãi suất cơ bản phản ánh lãi suất cho vay tốt nhất của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhưng hiện đang thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng; lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ.
Tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008 về việc biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường; về chính sách lãi suất, nghiên cứu, điều hành linh hoạt theo hướng không để lãi suất âm.
Với chỉ đạo trên, bên cạnh việc điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc và các công cụ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất nêu trên kể từ ngày 1/2/2008.
Ngân hàng Nhà nước dự báo hiện nay và trong những tháng tới đây, cung - cầu vốn trên thị trường diễn ra bình thường, giá cả thị trường ít có khả năng tăng đột biến theo tính quy luật trong những tháng đầu năm, lãi suất thị trường quốc tế có xu hướng giảm, tỷ giá VND so với USD có xu hướng giảm nhẹ và mức độ cạnh tranh trên thị trường có xu hướng tăng. Theo đó, việc điều chỉnh tăng lãi suất lần này sẽ ít tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường.
Trao đổi nhanh với VnEconomy, một số chuyên gia tài chính cho rằng đáng lẽ Ngân hàng Nhà nước phải triển khai việc điều chỉnh lãi suất sớm hơn để phản ánh đúng yêu cầu của thị trường và đây là chủ trương cần ủng hộ. Qua đây cho thấy nhà điều hành chính sách tiền tệ thể hiện quyết tâm hạn chế lạm phát có khả năng tăng cao trong năm nay.
Tuy nhiên, một lo ngại là khi các lãi suất chủ chốt nói trên tăng, ngoại trừ lãi suất cơ bản, cũng thể hiện mục đích thắt chặt tiền tệ, có thể hạn chế cung vốn cho các ngân hàng thương mại. Từ đây lãi suất trên thị trường có thể sẽ bước vào một đợt tăng mới.
Đáng chú ý là vừa mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhưng theo đó lại là yêu cầu bình ổn lãi suất. Yêu cầu này khó lặp lại trong chính sách lần này.
Một hệ lụy khác mà một số chuyên gia nói trên đưa ra là khi lãi suất của các ngân hàng thương mại tăng theo, nhiều nhu cầu vay vốn vẫn chấp nhận lãi suất cao thì cần cẩn trọng với khả năng rủi ro tín dụng đội lên. Theo đó, tăng cường năng lực thẩm định rủi ro là yêu cầu đặt ra từ chính sách lãi suất mới.