Ngân hàng Nhà nước được giao 27 nhiệm vụ, quyền hạn
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn tin từ website của Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 26/8, quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng Trung ương của Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng theo nghị định, Ngân hàng Nhà nước được giao 27 nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; quản lý ngoại hối và xây dựng cán cân thanh toán quốc tế; quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền. Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và một số nghiệp vụ quan trọng khác.
Ngân hàng Nhà nước cũng là đại diện cho Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ.
Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nước có 19 tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng Trung ương; 5 tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (Viện Chiến lược ngân hàng, Trung tâm Thông tin tín dụng, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng).
Nguồn tin từ website của Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP, ban hành ngày 26/8, quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng Trung ương của Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng theo nghị định, Ngân hàng Nhà nước được giao 27 nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có những nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, trình Chính phủ để trình Quốc hội; sử dụng lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; quản lý ngoại hối và xây dựng cán cân thanh toán quốc tế; quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền. Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; thực hiện tái cấp vốn để cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế; điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và một số nghiệp vụ quan trọng khác.
Ngân hàng Nhà nước cũng là đại diện cho Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tiền tệ quốc tế theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ.
Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nước có 19 tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng Trung ương; 5 tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (Viện Chiến lược ngân hàng, Trung tâm Thông tin tín dụng, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng).