Ngân hàng Nhà nước được mua cổ phần ngân hàng yếu kém
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần
Ngày 1/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt.
Quyết định này quy định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, hoặc tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
Về thẩm quyền quyết định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng khác không đáp ứng được các điều kiện quy định tại quyết định này.
Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt được góp vốn, mua cổ phần bắt buộc trong trường hợp không thực hiện được các nội dung quy định tại khoản 2 điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống theo khoản 3 điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng.
Về xác định giá trị thực của vốn điều lệ và nhu cầu bổ sung vốn điều lệ, quyết định trên quy định, căn cứ kết quả kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ trong thời gian kiểm soát đặc biệt hoặc một thời điểm khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, ban kiểm soát đặc biệt trình Thống đốc quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để đảm bảo đáp ứng được mức vốn pháp định và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Thống đốc cũng quyết định số vốn mà tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước tham gia góp vốn, mua cổ phần, các hình thức góp vốn, mua cổ phần và thời gian thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.
Việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc được thực hiện theo các hình thức sau: tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc thông qua việc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dư nợ các khoản tiền gửi, cho vay tại các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng được chỉ định sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị dư nợ cho khoản vay đặc biệt, dư nợ cho vay tái cấp vốn (nếu có). Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ nợ do mình phát hành để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.
Căn cứ tình hình thực tiễn của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hỗ trợ tổ chức tín dụng được chỉ định trong thời gian tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt thông qua các biện pháp: cho vay tái cấp vốn; cho vay đặc biệt; cho phép tạm thời áp dụng các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng ở mức không tương đương như các tổ chức bình thường trong một thời gian nhất định; các biện pháp hỗ trợ khác nhằm xử lý khó khăn tạm thời ngoài dự kiến.
Việc thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc được triển khai trong các trường hợp: hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần đã trở lại bình thường theo đúng nội dung của phương án cơ cấu lại; tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần được nhà đầu tư mua lại hoặc sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Việc thoái vốn có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho các nhà đầu tư mới theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2013.
Quyết định này quy định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, hoặc tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
Về thẩm quyền quyết định việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng khác không đáp ứng được các điều kiện quy định tại quyết định này.
Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt được góp vốn, mua cổ phần bắt buộc trong trường hợp không thực hiện được các nội dung quy định tại khoản 2 điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống theo khoản 3 điều 149 Luật Các tổ chức tín dụng.
Về xác định giá trị thực của vốn điều lệ và nhu cầu bổ sung vốn điều lệ, quyết định trên quy định, căn cứ kết quả kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ trong thời gian kiểm soát đặc biệt hoặc một thời điểm khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, ban kiểm soát đặc biệt trình Thống đốc quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để đảm bảo đáp ứng được mức vốn pháp định và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Thống đốc cũng quyết định số vốn mà tổ chức tín dụng được chỉ định hoặc Ngân hàng Nhà nước tham gia góp vốn, mua cổ phần, các hình thức góp vốn, mua cổ phần và thời gian thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.
Việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc được thực hiện theo các hình thức sau: tổ chức tín dụng được chỉ định thực hiện góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc thông qua việc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ dư nợ các khoản tiền gửi, cho vay tại các tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt. Tổ chức tín dụng được chỉ định sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị dư nợ cho khoản vay đặc biệt, dư nợ cho vay tái cấp vốn (nếu có). Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các công cụ nợ do mình phát hành để thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần.
Căn cứ tình hình thực tiễn của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hỗ trợ tổ chức tín dụng được chỉ định trong thời gian tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt thông qua các biện pháp: cho vay tái cấp vốn; cho vay đặc biệt; cho phép tạm thời áp dụng các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng ở mức không tương đương như các tổ chức bình thường trong một thời gian nhất định; các biện pháp hỗ trợ khác nhằm xử lý khó khăn tạm thời ngoài dự kiến.
Việc thoái vốn khỏi các tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc được triển khai trong các trường hợp: hoạt động của tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần đã trở lại bình thường theo đúng nội dung của phương án cơ cấu lại; tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần được nhà đầu tư mua lại hoặc sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Việc thoái vốn có thể được tiến hành một phần hoặc toàn bộ thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho các nhà đầu tư mới theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng được tham gia góp vốn, mua cổ phần.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2013.