Ngân hàng Nhà nước: “Không thừa ngoại tệ!”
Theo số liệu cập nhật hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước, hiện không có tình trạng “thừa mứa” ngoại tệ như một số phản ánh
Theo số liệu cập nhật hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước, hiện không có tình trạng “thừa mứa” ngoại tệ như một số phản ánh.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, do một nguồn tin chuyên ngành cho biết, hiện trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức thấp, chưa có ngân hàng nào ở mức dương 15%-17%, trong khi biên độ cho phép là 30%.
Và khi hiểu “thừa ngoại tệ” là trạng thái ngoại tệ của ngân hàng thương mại vượt 30% vốn tự có, báo cáo cập nhật hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy không có trường hợp nào đáng “báo động”, “nóng” và cần can thiệp.
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối (xin giấu tên và chức danh vì liên quan đến quy chế phát ngôn) cũng khẳng định với VnEconomy rằng “tình trạng khan ngoại tệ vừa diễn ra trong tháng 7 vừa qua, hiện đã có tăng trở lại nhưng không nhiều và nói thừa ngoại tệ là không ổn”.
Từ đây, theo chuyên gia này, có thể giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước lại không mua ngoại tệ vào, theo như phản ánh của một số nguồn tin cho rằng ngoại tệ đang “thừa mứa”.
Trong điều hòa thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người “mua bán cuối cùng” trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng thương mại bị vượt khung.
Trường hợp ngân hàng thương mại chưa vượt khung nhưng thiếu hụt VND, Ngân hàng Nhà nước có thể mua ngoại tệ, đẩy VND vào hỗ trợ. Nhưng hiện tại, theo Ngân hàng Nhà nước, trường hợp này cũng chưa xẩy ra, hầu hết các ngân hàng đều dư thừa vốn khả dụng VND kéo dài trong thời gian qua, và hiện cũng không có dấu hiệu cho thấy có trường hợp thiếu VND.
Như vậy, chuyên gia trên cho rằng các ngân hàng thương mại không thể ép Ngân hàng Nhà nước mua vào khi trạng thái ngoại tệ vẫn ở mức dự trữ thấp.
Mặt khác, có thể đề cập đến một mối lo khác là nếu Ngân hàng Nhà nước mua vào, lại tăng VND trong lưu thông, có thể góp phần khiến lạm phát tăng cao, trong khi cơ quan này đang nỗ lực phát hành tín phiếu để hút tiền về. Tất nhiên, cung tiền của một nền kinh tế không đơn giản chỉ tính bằng đồng nội tệ.
Trở lại với khả năng thừa ngoại tệ thời điểm này hay không, chuyên gia trên cho rằng việc các ngân hàng thương mại lo ngại thừa ngoại tệ là đúng, bởi các dòng vốn bên ngoài đang chảy vào nhiều, ngoại tệ dồi dào. Nhưng đây lại có sự “cân đối”, bù đắp thâm hút cán cân thương mại, khi nhập siêu 9 tháng qua đã lên tới 7,6 tỷ USD.
Sự lo ngại thừa ngoại tệ nói trên có thể xuất phát từ tâm lý. Theo chuyên gia này, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, như EURO, Yên Nhật, Bảng Anh… Những đồng tiền đó cũng nằm trong rổ tiền tệ định hướng cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Những đồng tiền trên tăng giá, VND “cũng phải” tăng giá so với USD. Nguồn ngoại tệ vào nhiều càng tạo tâm lý VND sẽ lên giá. Từ đây, một số ngân hàng muốn giảm bớt USD trong “kho” dự trữ.
Về lâu dài, tâm lý trên có thể dịu bớt, bởi thực tế lấp đầy giới hạn ngoại tệ 30% nói trên là một khả năng không đơn giản.
Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, do một nguồn tin chuyên ngành cho biết, hiện trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức thấp, chưa có ngân hàng nào ở mức dương 15%-17%, trong khi biên độ cho phép là 30%.
Và khi hiểu “thừa ngoại tệ” là trạng thái ngoại tệ của ngân hàng thương mại vượt 30% vốn tự có, báo cáo cập nhật hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy không có trường hợp nào đáng “báo động”, “nóng” và cần can thiệp.
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối (xin giấu tên và chức danh vì liên quan đến quy chế phát ngôn) cũng khẳng định với VnEconomy rằng “tình trạng khan ngoại tệ vừa diễn ra trong tháng 7 vừa qua, hiện đã có tăng trở lại nhưng không nhiều và nói thừa ngoại tệ là không ổn”.
Từ đây, theo chuyên gia này, có thể giải thích vì sao Ngân hàng Nhà nước lại không mua ngoại tệ vào, theo như phản ánh của một số nguồn tin cho rằng ngoại tệ đang “thừa mứa”.
Trong điều hòa thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người “mua bán cuối cùng” trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng thương mại bị vượt khung.
Trường hợp ngân hàng thương mại chưa vượt khung nhưng thiếu hụt VND, Ngân hàng Nhà nước có thể mua ngoại tệ, đẩy VND vào hỗ trợ. Nhưng hiện tại, theo Ngân hàng Nhà nước, trường hợp này cũng chưa xẩy ra, hầu hết các ngân hàng đều dư thừa vốn khả dụng VND kéo dài trong thời gian qua, và hiện cũng không có dấu hiệu cho thấy có trường hợp thiếu VND.
Như vậy, chuyên gia trên cho rằng các ngân hàng thương mại không thể ép Ngân hàng Nhà nước mua vào khi trạng thái ngoại tệ vẫn ở mức dự trữ thấp.
Mặt khác, có thể đề cập đến một mối lo khác là nếu Ngân hàng Nhà nước mua vào, lại tăng VND trong lưu thông, có thể góp phần khiến lạm phát tăng cao, trong khi cơ quan này đang nỗ lực phát hành tín phiếu để hút tiền về. Tất nhiên, cung tiền của một nền kinh tế không đơn giản chỉ tính bằng đồng nội tệ.
Trở lại với khả năng thừa ngoại tệ thời điểm này hay không, chuyên gia trên cho rằng việc các ngân hàng thương mại lo ngại thừa ngoại tệ là đúng, bởi các dòng vốn bên ngoài đang chảy vào nhiều, ngoại tệ dồi dào. Nhưng đây lại có sự “cân đối”, bù đắp thâm hút cán cân thương mại, khi nhập siêu 9 tháng qua đã lên tới 7,6 tỷ USD.
Sự lo ngại thừa ngoại tệ nói trên có thể xuất phát từ tâm lý. Theo chuyên gia này, đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, như EURO, Yên Nhật, Bảng Anh… Những đồng tiền đó cũng nằm trong rổ tiền tệ định hướng cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Những đồng tiền trên tăng giá, VND “cũng phải” tăng giá so với USD. Nguồn ngoại tệ vào nhiều càng tạo tâm lý VND sẽ lên giá. Từ đây, một số ngân hàng muốn giảm bớt USD trong “kho” dự trữ.
Về lâu dài, tâm lý trên có thể dịu bớt, bởi thực tế lấp đầy giới hạn ngoại tệ 30% nói trên là một khả năng không đơn giản.