Ngân hàng Nhà nước “mất điểm” vì lãi suất
Xung quanh câu chuyện trần lãi suất hiện nay, năng lực và ứng xử của Ngân hàng Nhà nước lại đứng trước những hoài nghi
Xung quanh câu chuyện trần lãi suất hiện nay, năng lực và ứng xử của Ngân hàng Nhà nước lại đứng trước những hoài nghi.
Sau gần 6 năm thực hiện cơ chế thỏa thuận, lãi suất các ngân hàng thương mại đang có hơi hướng đi vào khung quản lý hành chính.
Trần lãi suất có phải là giải pháp cuối cùng?
Tháng 2/2008, thị trường ngân hàng biến động mạnh với những đợt lãi suất dâng cao chưa từng thấy. Khả năng mất thanh khoản cục bộ của hệ thống được cảnh báo, dòng tiền xáo trộn giữa các ngân hàng, lãi suất cho vay đột biến…
Diễn biến trên có nằm trong dự báo của Ngân hàng Nhà nước? Nếu có, nhà điều hành này phải xem lại năng lực của mình khi để những bất ổn đó diễn ra quá mạnh và căng thẳng. Nếu vượt tầm dự báo, Ngân hàng Nhà nước cũng phải xét lại khả năng nắm bắt xu hướng thị trường.
Và khi lãi suất huy động VND của các ngân hàng lên đỉnh điểm trên 12%, kỷ lục là 12,4%/năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lập tức có công điện áp trần lãi suất 12%/năm.
Với thị trường, công điện đó được đánh giá ở tính kịp thời và khả năng mang lại sự ổn định nhất thời. Nhưng phía sau đó cho thấy sự bất lực của nhà điều hành trong khả năng bình ổn bằng những công cụ sẵn có.
Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ riêng có như các lãi suất chủ chốt, thị trường mở… để gián tiếp điều chỉnh. Nhưng trong trường hợp trên, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trở thành công cụ trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc áp trần.
Sẽ là “lên điểm” và chuyên nghiệp hơn khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ riêng có để bình ổn được biến động lãi suất vừa qua. Nhưng để xẩy ra biến động mạnh, có nguy cơ kéo dài và buộc phải dùng đến mệnh lệnh áp trần như một giải pháp cắt cơn cuối cùng thì có thể đã “mất điểm” trong mắt giới quan sát và chính các thành viên thị trường.
Phía sau việc áp trần, các ngân hàng buộc đồng thuận, nhưng chưa hẳn đã đồng lòng. Thực tế là vẫn có những hình thức khuyến mãi vượt trội, gián tiếp đẩy lãi suất lên cao và bị cho là cạnh tranh không lành mạnh.
Phía sau Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc áp trần lãi suất huy động VND 12%/năm, tính thị trường của lãi suất bị thắt lại. Sau gần 6 năm thực hiện cơ chế thỏa thuận (từ tháng 6/2002), lãi suất lại trở về cơ chế “cho đến đâu, tăng đến đấy”.
Tất nhiên, giải pháp trần lãi suất chỉ là tình thế; Ngân hàng Nhà nước còn có lý do vì an toàn và ổn định của hệ thống. Nhưng phía sau đó bộc lộ một phần năng lực và ứng xử của nhà điều hành trong tình huống để xảy ra thử thách.
Vẫn còn câu hỏi lớn?
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo “trước mắt, không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần”. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có bất cứ thông tin nào công bố về việc bỏ trần theo chỉ đạo trên.
Có thể quy định trong Công điện số 02 không còn quá quan trọng, khi các ngân hàng thương mại đã ngồi lại với nhau và cùng thống nhất đưa ra trần lãi suất thỏa thuận 11%/năm. Nhưng điểm đáng chú ý là ngày thực hiện có từ 2/4, nhưng thời hạn thực hiện trần thỏa thuận đó không thấy đề cập đến.
Và khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần nữa, điều gì sẽ xẩy ra?
Câu trả lời là sự lo ngại đang dần xuất hiện trên thị trường, khi lãi suất liên ngân hàng vừa có những biến động mạnh, đỉnh điểm đã lên tới 16%. Khi rào cản trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng không đưa ra thời hạn thực hiện cụ thể, việc “phá rào” hoàn toàn có thể xẩy ra, lãi suất sẽ lại bước vào đợt biến động mới.
Câu hỏi lớn đang dồn về Ngân hàng Nhà nước. Liệu cơ quan này có đủ khả năng bình ổn lãi suất thị trường bằng những công cụ của mình, khi “liều kháng sinh” của cơ chế trần không được sử dụng, không được can thiệp trực tiếp?
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng có cái khó trong điều hành. Như công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu không thể phát huy vai trò một cách trọn vẹn khi cung tiền vẫn phải theo định hướng của Chính phủ, theo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Công cụ thị trường mở cũng đã được dốc sức trong thời gian qua…
Mặt khác, trong chỉ đạo ngày 7/4 nói trên, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ yêu cầu “từng bước hướng tới thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường”, mà lạm phát năm nay theo một số dự báo có thể vượt mức 12%.
Theo đó, câu chuyện lãi suất và bình ổn lãi suất vẫn còn trong lo ngại.
Sau gần 6 năm thực hiện cơ chế thỏa thuận, lãi suất các ngân hàng thương mại đang có hơi hướng đi vào khung quản lý hành chính.
Trần lãi suất có phải là giải pháp cuối cùng?
Tháng 2/2008, thị trường ngân hàng biến động mạnh với những đợt lãi suất dâng cao chưa từng thấy. Khả năng mất thanh khoản cục bộ của hệ thống được cảnh báo, dòng tiền xáo trộn giữa các ngân hàng, lãi suất cho vay đột biến…
Diễn biến trên có nằm trong dự báo của Ngân hàng Nhà nước? Nếu có, nhà điều hành này phải xem lại năng lực của mình khi để những bất ổn đó diễn ra quá mạnh và căng thẳng. Nếu vượt tầm dự báo, Ngân hàng Nhà nước cũng phải xét lại khả năng nắm bắt xu hướng thị trường.
Và khi lãi suất huy động VND của các ngân hàng lên đỉnh điểm trên 12%, kỷ lục là 12,4%/năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lập tức có công điện áp trần lãi suất 12%/năm.
Với thị trường, công điện đó được đánh giá ở tính kịp thời và khả năng mang lại sự ổn định nhất thời. Nhưng phía sau đó cho thấy sự bất lực của nhà điều hành trong khả năng bình ổn bằng những công cụ sẵn có.
Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ riêng có như các lãi suất chủ chốt, thị trường mở… để gián tiếp điều chỉnh. Nhưng trong trường hợp trên, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trở thành công cụ trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc áp trần.
Sẽ là “lên điểm” và chuyên nghiệp hơn khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ riêng có để bình ổn được biến động lãi suất vừa qua. Nhưng để xẩy ra biến động mạnh, có nguy cơ kéo dài và buộc phải dùng đến mệnh lệnh áp trần như một giải pháp cắt cơn cuối cùng thì có thể đã “mất điểm” trong mắt giới quan sát và chính các thành viên thị trường.
Phía sau việc áp trần, các ngân hàng buộc đồng thuận, nhưng chưa hẳn đã đồng lòng. Thực tế là vẫn có những hình thức khuyến mãi vượt trội, gián tiếp đẩy lãi suất lên cao và bị cho là cạnh tranh không lành mạnh.
Phía sau Công điện số 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc áp trần lãi suất huy động VND 12%/năm, tính thị trường của lãi suất bị thắt lại. Sau gần 6 năm thực hiện cơ chế thỏa thuận (từ tháng 6/2002), lãi suất lại trở về cơ chế “cho đến đâu, tăng đến đấy”.
Tất nhiên, giải pháp trần lãi suất chỉ là tình thế; Ngân hàng Nhà nước còn có lý do vì an toàn và ổn định của hệ thống. Nhưng phía sau đó bộc lộ một phần năng lực và ứng xử của nhà điều hành trong tình huống để xảy ra thử thách.
Vẫn còn câu hỏi lớn?
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo “trước mắt, không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần”. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có bất cứ thông tin nào công bố về việc bỏ trần theo chỉ đạo trên.
Có thể quy định trong Công điện số 02 không còn quá quan trọng, khi các ngân hàng thương mại đã ngồi lại với nhau và cùng thống nhất đưa ra trần lãi suất thỏa thuận 11%/năm. Nhưng điểm đáng chú ý là ngày thực hiện có từ 2/4, nhưng thời hạn thực hiện trần thỏa thuận đó không thấy đề cập đến.
Và khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ không duy trì việc quy định lãi suất huy động trần nữa, điều gì sẽ xẩy ra?
Câu trả lời là sự lo ngại đang dần xuất hiện trên thị trường, khi lãi suất liên ngân hàng vừa có những biến động mạnh, đỉnh điểm đã lên tới 16%. Khi rào cản trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng không đưa ra thời hạn thực hiện cụ thể, việc “phá rào” hoàn toàn có thể xẩy ra, lãi suất sẽ lại bước vào đợt biến động mới.
Câu hỏi lớn đang dồn về Ngân hàng Nhà nước. Liệu cơ quan này có đủ khả năng bình ổn lãi suất thị trường bằng những công cụ của mình, khi “liều kháng sinh” của cơ chế trần không được sử dụng, không được can thiệp trực tiếp?
Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng có cái khó trong điều hành. Như công cụ lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu không thể phát huy vai trò một cách trọn vẹn khi cung tiền vẫn phải theo định hướng của Chính phủ, theo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Công cụ thị trường mở cũng đã được dốc sức trong thời gian qua…
Mặt khác, trong chỉ đạo ngày 7/4 nói trên, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ yêu cầu “từng bước hướng tới thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường”, mà lạm phát năm nay theo một số dự báo có thể vượt mức 12%.
Theo đó, câu chuyện lãi suất và bình ổn lãi suất vẫn còn trong lo ngại.