Ngân hàng nội - ngoại: Bình đẳng và sòng phẳng hơn!
Những “gương” đi trước cho thấy đối tác chiến lược nước ngoài chưa giúp đỡ được gì nhiều cho ngân hàng trong nước
Ngân hàng Đông Á đã quyết định đấu giá 19 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu trong tháng 4 này để tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỉ đồng. Đồng thời từ nay đến cuối năm, Đông Á sẽ phát hành ra công chúng qua đấu giá từ 100-200 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu.
Trước Đông Á, hàng loạt các ngân hàng khác như Á Châu, Sài Gòn Công Thương, Gia Định, Thương mại Cổ phần Sài Gòn cũng tuyên bố phát hành hoặc cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi ra bên ngoài.
Tuy số lượng cổ phiếu mang ra đấu giá của mỗi ngân hàng không nhiều, và có tính chất thử nghiệm, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn: xác định giá trị thực cổ phiếu từng tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra giá hình thành qua đấu giá còn giúp các ngân hàng chủ động trong đàm phán bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong, ngoài nước.
Hợp tác đa dạng
Cuộc đàm phán giữa tập đoàn Citigroup (Mỹ) và Ngân hàng Đông Á về hợp tác và đầu tư đang kéo dài hơn dự kiến.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á, cho biết văn bản chính thức hợp tác - đầu tư chiến lược giữa hai bên có thể được ký kết trong tháng 5 hoặc 6/2007. Nhưng trong đại hội cổ đông diễn ra ngày 15/4/2007, cổ đông Đông Á đã biểu quyết 100% thông qua đề án phát triển ngân hàng đến năm 2015 mà có khả năng không có sự tham gia của Citigroup.
Ông Bình nói: “Nếu có sự tham gia của Citigroup, các chiến lược phát triển thành tập đoàn tài chính của Đông Á sẽ được đẩy nhanh hơn”. Ông cũng khẳng định rằng trong trường hợp Chính phủ không ban hành quy định mới, cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược nước ngoài (là ngân hàng) trong một ngân hàng tối đa từ 10% lên 20%, thì năm nay Citigroup chỉ có thể mua được 10% cổ phần của Đông Á.
Một nguồn tin trong giới ngân hàng cho hay Citigroup bày tỏ ý định muốn được đầu tư vào tất cả các công ty con của Đông Á, trong khi Đông Á chỉ muốn bán cổ phần ngân hàng. Đông Á đã và đang hình thành các đơn vị trực thuộc với tư cách ban đầu là công ty TNHH 100% vốn ngân hàng, sau đó sẽ cổ phần hóa và niêm yết, kể cả gọi vốn của những tập đoàn tài chính nước ngoài.
Chẳng hạn Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho Đông Á được bán 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Đông Á (DASC) ra bên ngoài. Sau khi phân phối cho cán bộ công nhân viên, cổ đông ngân hàng, Đông Á sẽ bán 10% cổ phần DASC cho công chúng.
Ông Bình nói: “Chúng tôi đang mời Merrill Lynch, JP Morgan tham gia vào DASC”. Ông cũng không giấu là với Công ty Kiều hối Đông Á (năm 2006 chi trả 754,8 triệu đô la Mỹ kiều hối, dự kiến năm 2007 là 900 triệu đô la Mỹ, cao nhất trong hệ thống ngân hàng), ngân hàng sẽ mời Western Union và Grant Money hợp tác.
Chuẩn bị thành lập Công ty Tài chính Đông Á với vốn 500 tỉ đồng chuyên cung cấp tín dụng cho địa ốc, tiêu dùng cá nhân, Đông Á hướng tới khả năng hợp tác với GE Money. Sự hợp tác với những đối tác tên tuổi nước ngoài chuyên trong từng lĩnh vực rõ ràng sẽ tạo cho Đông Á một thế mạnh đồng bộ, chuyên nghiệp.
Sòng phẳng
Đông Á không phải là ngân hàng duy nhất đang thận trọng hơn trong bán cổ phần cho nước ngoài.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đang cùng lúc đàm phán với ba đối tác nước ngoài để phát hành trái phiếu chuyển đổi. Eximbank, sau những lần đàm phán chưa thành công với nước ngoài vừa qua, đã bắt đầu tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm. Techcombank đã “buộc” HSBC phải đồng ý một khoản trợ giúp kỹ thuật trọn gói trị giá tới 13,5 triệu đô la Mỹ một khi được phép tăng mức sở hữu cổ phần Techcombank lên 20%.
Những “gương” đi trước của ACB hay Sacombank cho thấy đối tác chiến lược nước ngoài chưa giúp đỡ được gì nhiều cho ngân hàng trong nước. Trong khi đó, nếu xét dưới góc độ đầu tư, họ đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ mua cổ phiếu các ngân hàng này.
Cục diện của lĩnh vực ngân hàng đang thay đổi nhanh từ thời điểm 1/4/2007, cột mốc Việt Nam cam kết cho thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Một số tập đoàn tài chính nước ngoài đã có chi nhánh ngân hàng đang hoạt động tại Hà Nội, Tp.HCM, đã đầu tư vào các ngân hàng trong nước, vẫn nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Họ hợp tác với ngân hàng trong nước qua các khoản đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, còn là để khai thác hệ thống mạng lưới rộng của tổ chức tín dụng nội địa mà họ không thể xây dựng được. Họ đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng trong nước bằng các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Với chiến lược hai chân đó, họ đủ sức cắm sâu và lấn sân tại thị trường tài chính Việt Nam. Càng mua được cổ phần của ngân hàng nội địa sớm, họ càng có lợi và càng có thể lựa chọn những ngân hàng tốt.
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước phát biểu: “Dần dần nước ngoài sẽ mua hết, ở mức tối đa 30% cổ phần, các ngân hàng Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do quy mô các ngân hàng Việt Nam nhỏ, giá trị phần lớn dưới 1 tỉ đô la Mỹ/ngân hàng”.
Ông cũng nhận định hai mảng dịch vụ sẽ phát triển mạnh, thu hút hoạt động của các ngân hàng là dịch vụ ăn theo chứng khoán (đầu tư, ủy thác, bảo lãnh phát hành, tư vấn mà các công ty chứng khoán của các ngân hàng đều có thể đảm đương); và dịch vụ bán lẻ theo chân trào lưu tiêu dùng đang tăng mạnh ở các đô thị Việt Nam.
Cả hai loại hình dịch vụ này, các ngân hàng nước ngoài đều mạnh và giàu kinh nghiệm hơn ngân hàng Việt Nam. Một số ngân hàng Việt Nam đã thấy được đường hướng này và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển cả hai loại dịch vụ kể trên. Họ thậm chí tuyên bố sẽ thuê các nhân viên điều hành nước ngoài ở những vị trí quan trọng.
Trong bối cảnh đó, việc đưa một lượng cổ phần ra đấu giá là phương thức hay đối với ngân hàng. Với những ngân hàng chưa có nước ngoài tham gia, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua hết số cổ phần đấu giá. Họ có thể sẵn lòng trả một mức giá cao để sở hữu cổ phiếu mà không mất thời gian cũng như nhọc lòng đàm phán với ngân hàng Việt Nam.
Còn với các ngân hàng trong nước, thông điệp đưa ra là khá rõ ràng: nếu là đối tác chiến lược, anh (nước ngoài) được mua giá thấp, nhưng anh phải giúp chúng tôi. Bằng không, cứ việc ra thị trường, trả giá như nhà đầu tư trong nước. Hợp tác - đầu tư ở lĩnh vực ngân hàng đã trở nên bình đẳng và sòng phẳng hơn!
Trước Đông Á, hàng loạt các ngân hàng khác như Á Châu, Sài Gòn Công Thương, Gia Định, Thương mại Cổ phần Sài Gòn cũng tuyên bố phát hành hoặc cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi ra bên ngoài.
Tuy số lượng cổ phiếu mang ra đấu giá của mỗi ngân hàng không nhiều, và có tính chất thử nghiệm, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn: xác định giá trị thực cổ phiếu từng tổ chức tín dụng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Ngoài ra giá hình thành qua đấu giá còn giúp các ngân hàng chủ động trong đàm phán bán cổ phần cho đối tác chiến lược trong, ngoài nước.
Hợp tác đa dạng
Cuộc đàm phán giữa tập đoàn Citigroup (Mỹ) và Ngân hàng Đông Á về hợp tác và đầu tư đang kéo dài hơn dự kiến.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Đông Á, cho biết văn bản chính thức hợp tác - đầu tư chiến lược giữa hai bên có thể được ký kết trong tháng 5 hoặc 6/2007. Nhưng trong đại hội cổ đông diễn ra ngày 15/4/2007, cổ đông Đông Á đã biểu quyết 100% thông qua đề án phát triển ngân hàng đến năm 2015 mà có khả năng không có sự tham gia của Citigroup.
Ông Bình nói: “Nếu có sự tham gia của Citigroup, các chiến lược phát triển thành tập đoàn tài chính của Đông Á sẽ được đẩy nhanh hơn”. Ông cũng khẳng định rằng trong trường hợp Chính phủ không ban hành quy định mới, cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược nước ngoài (là ngân hàng) trong một ngân hàng tối đa từ 10% lên 20%, thì năm nay Citigroup chỉ có thể mua được 10% cổ phần của Đông Á.
Một nguồn tin trong giới ngân hàng cho hay Citigroup bày tỏ ý định muốn được đầu tư vào tất cả các công ty con của Đông Á, trong khi Đông Á chỉ muốn bán cổ phần ngân hàng. Đông Á đã và đang hình thành các đơn vị trực thuộc với tư cách ban đầu là công ty TNHH 100% vốn ngân hàng, sau đó sẽ cổ phần hóa và niêm yết, kể cả gọi vốn của những tập đoàn tài chính nước ngoài.
Chẳng hạn Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho Đông Á được bán 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Đông Á (DASC) ra bên ngoài. Sau khi phân phối cho cán bộ công nhân viên, cổ đông ngân hàng, Đông Á sẽ bán 10% cổ phần DASC cho công chúng.
Ông Bình nói: “Chúng tôi đang mời Merrill Lynch, JP Morgan tham gia vào DASC”. Ông cũng không giấu là với Công ty Kiều hối Đông Á (năm 2006 chi trả 754,8 triệu đô la Mỹ kiều hối, dự kiến năm 2007 là 900 triệu đô la Mỹ, cao nhất trong hệ thống ngân hàng), ngân hàng sẽ mời Western Union và Grant Money hợp tác.
Chuẩn bị thành lập Công ty Tài chính Đông Á với vốn 500 tỉ đồng chuyên cung cấp tín dụng cho địa ốc, tiêu dùng cá nhân, Đông Á hướng tới khả năng hợp tác với GE Money. Sự hợp tác với những đối tác tên tuổi nước ngoài chuyên trong từng lĩnh vực rõ ràng sẽ tạo cho Đông Á một thế mạnh đồng bộ, chuyên nghiệp.
Sòng phẳng
Đông Á không phải là ngân hàng duy nhất đang thận trọng hơn trong bán cổ phần cho nước ngoài.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đang cùng lúc đàm phán với ba đối tác nước ngoài để phát hành trái phiếu chuyển đổi. Eximbank, sau những lần đàm phán chưa thành công với nước ngoài vừa qua, đã bắt đầu tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm. Techcombank đã “buộc” HSBC phải đồng ý một khoản trợ giúp kỹ thuật trọn gói trị giá tới 13,5 triệu đô la Mỹ một khi được phép tăng mức sở hữu cổ phần Techcombank lên 20%.
Những “gương” đi trước của ACB hay Sacombank cho thấy đối tác chiến lược nước ngoài chưa giúp đỡ được gì nhiều cho ngân hàng trong nước. Trong khi đó, nếu xét dưới góc độ đầu tư, họ đã thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ mua cổ phiếu các ngân hàng này.
Cục diện của lĩnh vực ngân hàng đang thay đổi nhanh từ thời điểm 1/4/2007, cột mốc Việt Nam cam kết cho thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Một số tập đoàn tài chính nước ngoài đã có chi nhánh ngân hàng đang hoạt động tại Hà Nội, Tp.HCM, đã đầu tư vào các ngân hàng trong nước, vẫn nộp hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Họ hợp tác với ngân hàng trong nước qua các khoản đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, còn là để khai thác hệ thống mạng lưới rộng của tổ chức tín dụng nội địa mà họ không thể xây dựng được. Họ đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng trong nước bằng các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Với chiến lược hai chân đó, họ đủ sức cắm sâu và lấn sân tại thị trường tài chính Việt Nam. Càng mua được cổ phần của ngân hàng nội địa sớm, họ càng có lợi và càng có thể lựa chọn những ngân hàng tốt.
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước phát biểu: “Dần dần nước ngoài sẽ mua hết, ở mức tối đa 30% cổ phần, các ngân hàng Việt Nam. Sở dĩ như vậy là do quy mô các ngân hàng Việt Nam nhỏ, giá trị phần lớn dưới 1 tỉ đô la Mỹ/ngân hàng”.
Ông cũng nhận định hai mảng dịch vụ sẽ phát triển mạnh, thu hút hoạt động của các ngân hàng là dịch vụ ăn theo chứng khoán (đầu tư, ủy thác, bảo lãnh phát hành, tư vấn mà các công ty chứng khoán của các ngân hàng đều có thể đảm đương); và dịch vụ bán lẻ theo chân trào lưu tiêu dùng đang tăng mạnh ở các đô thị Việt Nam.
Cả hai loại hình dịch vụ này, các ngân hàng nước ngoài đều mạnh và giàu kinh nghiệm hơn ngân hàng Việt Nam. Một số ngân hàng Việt Nam đã thấy được đường hướng này và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển cả hai loại dịch vụ kể trên. Họ thậm chí tuyên bố sẽ thuê các nhân viên điều hành nước ngoài ở những vị trí quan trọng.
Trong bối cảnh đó, việc đưa một lượng cổ phần ra đấu giá là phương thức hay đối với ngân hàng. Với những ngân hàng chưa có nước ngoài tham gia, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua hết số cổ phần đấu giá. Họ có thể sẵn lòng trả một mức giá cao để sở hữu cổ phiếu mà không mất thời gian cũng như nhọc lòng đàm phán với ngân hàng Việt Nam.
Còn với các ngân hàng trong nước, thông điệp đưa ra là khá rõ ràng: nếu là đối tác chiến lược, anh (nước ngoài) được mua giá thấp, nhưng anh phải giúp chúng tôi. Bằng không, cứ việc ra thị trường, trả giá như nhà đầu tư trong nước. Hợp tác - đầu tư ở lĩnh vực ngân hàng đã trở nên bình đẳng và sòng phẳng hơn!