Ngân hàng nước ngoài dụ dân vay tiền
Các ngân hàng nước ngoài đang tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực bán lẻ (dịch vụ cho khách hàng cá nhân)
Các ngân hàng nước ngoài đang tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực bán lẻ (dịch vụ cho khách hàng cá nhân).
Ngoài việc đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, họ đang cố gắng mở dịch vụ bán hàng trực tiếp cho người dân.
Vay vốn dễ như chơi
Trong buổi gặp mặt cuối năm rồi, ông Ashok Sud, tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered (SC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia hãnh diện “khoe” bà giám đốc phụ trách bán lẻ Namita Lai. Đây là lần đầu tiên SC Việt Nam có chức giám đốc phụ trách bán lẻ cá nhân.
Bà Namita Lai xuất hiện vì SC Việt Nam cần bà trợ giúp trong việc “giới thiệu những sản phẩm cá nhân mang tầm quốc tế tại Việt Nam”. Ông nói rằng, năm 2007, SC Việt Nam sẽ đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng. Năm 2006, SC Việt Nam đạt 3,178 tỉ USD lợi nhuận trước thuế, tăng 19% so với năm 2005, doanh thu hoạt động lên 8,620 tỉ USD, tăng 26%.
Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng HSBC Việt Nam, “lai vãng” thường xuyên trong ngân hàng là các vị khách nước ngoài cao lớn. Nhưng hơn 1 năm nay, theo thống kê của một giám đốc bộ phận, bóng dáng các vị khách nước ngoài bị che khuất bởi hơn 90% khách trong nước.
Nhất là từ khi HSBC nới lỏng chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân. Thay đổi mạnh nhất là mức lương tối thiểu, từ 8 - 10 triệu đồng hạ xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn “giằng co” giữa mức lương tối thiểu 5 triệu và 3 triệu. Sau đó, mức 3 triệu được quyết định, với lý do là HSBC không muốn bỏ qua lượng khách này.
Đi kèm theo là phạm vi khách hàng được mở rộng, lúc trước bó hẹp trong các công ty liên doanh, nước ngoài, giờ được mở đến các doanh nghiệp hành chính… Số lượng khách hàng của HSBC từ đó tăng theo cấp số nhân. Tính đến tháng 12/2006, khách hàng cá nhân tăng 581%, và lượng tín dụng cho vay tăng 482% so với 6 tháng trước đó.
Đi trước một bước, ANZ là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy ATM và giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm khác, ngoài địa điểm tại chi nhánh của mình.
Ngân hàng này đã cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Có các sản phẩm như: chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đô la Mỹ, đô la Úc, Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn, thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch xa và các sinh viên Việt Nam du học.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để có thể sở hữu một chiếc xe hơi, ANZ đã đưa ra một cam kết về dịch vụ tài trợ mua ô tô là “Cho vay mua ô tô trong vòng 48 giờ”. Các sản phẩm tiết kiệm (dành cho phụ huynh), trợ giúp thủ tục xin visa, chứng minh tài chính, tài khoản sinh viên với thẻ ANZ Visa Debit, Internet banking.
Thách thức ngân hàng trong nước?
Năm qua là một năm ngân hàng thương mại cổ phần chạy không ngừng nghỉ trong cuộc đua chinh phục khách hàng cá nhân – mảng dịch vụ mà nhiều ngân hàng chọn làm mảng chính.
Điểm nổi bật là ngân hàng rầm rộ mở chi nhánh khắp “hang cùng ngõ hẻm” trên các thành phố và tỉnh thành, sở hữu một kênh phân phối mà ngân hàng nước ngoài thèm muốn. Mạng lưới máy ATM cũng tăng đáng kể, liên kết VNBC nâng lên 466 máy, ACB 39 máy, Sacombank 70 máy...; con số này dự kiến sẽ tăng lên ít nhất 1.000 máy vào năm 2007.
Ngoài ra, các ngân hàng đa dạng các sản phẩm tín dụng và chú trọng đến chất lượng dịch vụ, như trung tâm dịch vụ 24h, sản phẩm cho vay nhanh 24h của ACB; các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân đa dạng trải từ mua nhà, xe, đám cưới, sản xuất kinh doanh, cho vay mua chứng từ...
Quan trọng nhất, các ngân hàng đã nâng cao năng lực vốn, tạo cho người dân cái nhìn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thương mại, ông Trần Ngọc Minh, giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM nhận xét.
Trong khi ngân hàng trong nước sải những bước đến gần người dân hơn thì một số người lại muốn thử dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Không riêng chị Đào, giới tiểu thương, công nhân viên chức cũng rủ nhau đến ngân hàng nước ngoài xem “khác gì trong nước”.
Giám đốc dịch vụ tài chính cá nhân của một ngân hàng trong nước nhận xét, lợi thế của ngân hàng nước ngoài là một phần do không phải chịu chi phí vốn cao nên lãi suất cho vay thấp, thu hút người dân.
Tổng giám đốc một ngân hàng trong nước cho rằng, một trong những việc ngân hàng trong nước hơn ngân hàng nước ngoài là hiểu thói quen, tập tục người dân hơn. Nhưng một khi nhân viên của ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt Nam, thì tầm am hiểu người Việt của họ vì thế cũng không hề thua kém. Nếu trước đây, khách hàng những ANZ, HSBC, SC, UOB... là các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ… thì bây giờ, họ đang dần mở rộng phạm vi khách hàng dần dần thông qua hợp tác với ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ, cùng phối hợp phát triển mạng lưới...
Ngoài ra, ANZ và HSBC dự kiến sẽ mở thêm từ 3 - 5 chi nhánh một vài năm tới. HSBC còn bày tỏ ý định mở hẳn một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, họ đang cố gắng mở dịch vụ bán hàng trực tiếp cho người dân.
Vay vốn dễ như chơi
Trong buổi gặp mặt cuối năm rồi, ông Ashok Sud, tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered (SC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia hãnh diện “khoe” bà giám đốc phụ trách bán lẻ Namita Lai. Đây là lần đầu tiên SC Việt Nam có chức giám đốc phụ trách bán lẻ cá nhân.
Bà Namita Lai xuất hiện vì SC Việt Nam cần bà trợ giúp trong việc “giới thiệu những sản phẩm cá nhân mang tầm quốc tế tại Việt Nam”. Ông nói rằng, năm 2007, SC Việt Nam sẽ đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng. Năm 2006, SC Việt Nam đạt 3,178 tỉ USD lợi nhuận trước thuế, tăng 19% so với năm 2005, doanh thu hoạt động lên 8,620 tỉ USD, tăng 26%.
Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng HSBC Việt Nam, “lai vãng” thường xuyên trong ngân hàng là các vị khách nước ngoài cao lớn. Nhưng hơn 1 năm nay, theo thống kê của một giám đốc bộ phận, bóng dáng các vị khách nước ngoài bị che khuất bởi hơn 90% khách trong nước.
Nhất là từ khi HSBC nới lỏng chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân. Thay đổi mạnh nhất là mức lương tối thiểu, từ 8 - 10 triệu đồng hạ xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn “giằng co” giữa mức lương tối thiểu 5 triệu và 3 triệu. Sau đó, mức 3 triệu được quyết định, với lý do là HSBC không muốn bỏ qua lượng khách này.
Đi kèm theo là phạm vi khách hàng được mở rộng, lúc trước bó hẹp trong các công ty liên doanh, nước ngoài, giờ được mở đến các doanh nghiệp hành chính… Số lượng khách hàng của HSBC từ đó tăng theo cấp số nhân. Tính đến tháng 12/2006, khách hàng cá nhân tăng 581%, và lượng tín dụng cho vay tăng 482% so với 6 tháng trước đó.
Đi trước một bước, ANZ là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy ATM và giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm khác, ngoài địa điểm tại chi nhánh của mình.
Ngân hàng này đã cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Có các sản phẩm như: chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đô la Mỹ, đô la Úc, Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn, thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch xa và các sinh viên Việt Nam du học.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để có thể sở hữu một chiếc xe hơi, ANZ đã đưa ra một cam kết về dịch vụ tài trợ mua ô tô là “Cho vay mua ô tô trong vòng 48 giờ”. Các sản phẩm tiết kiệm (dành cho phụ huynh), trợ giúp thủ tục xin visa, chứng minh tài chính, tài khoản sinh viên với thẻ ANZ Visa Debit, Internet banking.
Thách thức ngân hàng trong nước?
Năm qua là một năm ngân hàng thương mại cổ phần chạy không ngừng nghỉ trong cuộc đua chinh phục khách hàng cá nhân – mảng dịch vụ mà nhiều ngân hàng chọn làm mảng chính.
Điểm nổi bật là ngân hàng rầm rộ mở chi nhánh khắp “hang cùng ngõ hẻm” trên các thành phố và tỉnh thành, sở hữu một kênh phân phối mà ngân hàng nước ngoài thèm muốn. Mạng lưới máy ATM cũng tăng đáng kể, liên kết VNBC nâng lên 466 máy, ACB 39 máy, Sacombank 70 máy...; con số này dự kiến sẽ tăng lên ít nhất 1.000 máy vào năm 2007.
Ngoài ra, các ngân hàng đa dạng các sản phẩm tín dụng và chú trọng đến chất lượng dịch vụ, như trung tâm dịch vụ 24h, sản phẩm cho vay nhanh 24h của ACB; các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân đa dạng trải từ mua nhà, xe, đám cưới, sản xuất kinh doanh, cho vay mua chứng từ...
Quan trọng nhất, các ngân hàng đã nâng cao năng lực vốn, tạo cho người dân cái nhìn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thương mại, ông Trần Ngọc Minh, giám đốc Ngân hàng Nhà nước Tp.HCM nhận xét.
Trong khi ngân hàng trong nước sải những bước đến gần người dân hơn thì một số người lại muốn thử dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Không riêng chị Đào, giới tiểu thương, công nhân viên chức cũng rủ nhau đến ngân hàng nước ngoài xem “khác gì trong nước”.
Giám đốc dịch vụ tài chính cá nhân của một ngân hàng trong nước nhận xét, lợi thế của ngân hàng nước ngoài là một phần do không phải chịu chi phí vốn cao nên lãi suất cho vay thấp, thu hút người dân.
Tổng giám đốc một ngân hàng trong nước cho rằng, một trong những việc ngân hàng trong nước hơn ngân hàng nước ngoài là hiểu thói quen, tập tục người dân hơn. Nhưng một khi nhân viên của ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt Nam, thì tầm am hiểu người Việt của họ vì thế cũng không hề thua kém. Nếu trước đây, khách hàng những ANZ, HSBC, SC, UOB... là các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ… thì bây giờ, họ đang dần mở rộng phạm vi khách hàng dần dần thông qua hợp tác với ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ, cùng phối hợp phát triển mạng lưới...
Ngoài ra, ANZ và HSBC dự kiến sẽ mở thêm từ 3 - 5 chi nhánh một vài năm tới. HSBC còn bày tỏ ý định mở hẳn một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.