Ngân hàng ồ ạt thay “áo” mới
Nhiều ngân hàng đã tìm cách làm mới mình bằng việc thay đổi nhận diện thương hiệu
Khi hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những thách thức do kinh tế khó khăn... thì nhiều ngân hàng đã tìm cách làm mới mình bằng việc cho ra mắt những thay đổi trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Dù chưa thể đánh giá về mặt hiệu quả nhưng sự thay đổi trên cũng cho thấy những tín hiệu tích cực phía các ngân hàng trong cách tiếp cận khách hàng.
Hai năm trở lại đây ngành tài chính ngân hàng được coi là ngành sôi động nhất trong việc xây dựng và thay đổi hình ảnh thương hiệu, kể cả những ngân hàng vốn dĩ được xem là khá “bảo thủ” trong việc làm mới mình cũng đã có sự thay đổi trong cách nhìn về xây dựng thương hiệu cho ngân hàng.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt sự thay đổi nhận diện của một số ngân hàng.
Trong khi Vietcombank chính thức công bố thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với màu sắc, logo và phông chữ mới. Thì các ngân hàng khác như ACB, Oceanbank cũng đã có những bước thử nghiệm khi thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu “thí điểm” tại một số điểm giao dịch chính trước khi chính thức công bố thay đổi trên toàn hệ thống.
Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng khác như BIDV, Techcombank cũng đang rục rịch tiến hành “thay áo” của mình.
Theo các chuyên gia trong ngành, thông thường sự thay đổi thương hiệu của doanh nghiệp chỉ xuất phát khi họ cảm thấy hình ảnh hiện tại không chuyển tải được hay chuyển tải không đầy đủ những lợi ích mang lại cho khách hàng.
Hay sự thay đổi đó cũng bắt nguồn từ những biến động của kinh tế vĩ mô đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, khi đó, doanh nghiệp sẽ phải có những thay đổi để làm mới mình và tạo cảm giác an tâm cho khách hàng.
Sự thay đổi nhận diện thương hiệu của các ngân hàng thời gian qua cũng không nằm ngoài các yếu tố trên. Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn thì sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của các ngân hàng thời gian gần đây đều đã được các ngân hàng lên kế hoạch từ trước đó chứ không hẳn do những tác động từ kinh tố vĩ mô buộc ngân hàng phải thay đổi.
Quan sát thị trường ngân hàng thời gian qua, chuyên gia tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là thời điểm tốt để các ngân hàng thực hiện thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu.
Những thay đổi đó là rất quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng trong bối cảnh niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng đang suy giảm. Thành ra việc xây dựng thương hiệu của các ngân hàng phải cần tạo những thông điệp truyền tải ra ngoài dân chúng phải dễ hiểu và tạo ra tâm lý an tâm, tin tưởng nơi khách hàng để giảm thiểu những tâm lý tiêu cực hiện nay.
“Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là dựa vào lòng tin, do đó muốn tạo lòng tin cho khách hàng đến giao dịch thì vấn đề thương hiệu cũng có vai trò quan trọng ngang với những sản phẩm được ngân hàng thiết kế dành cho khách hàng”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Hai năm trở lại đây ngành tài chính ngân hàng được coi là ngành sôi động nhất trong việc xây dựng và thay đổi hình ảnh thương hiệu, kể cả những ngân hàng vốn dĩ được xem là khá “bảo thủ” trong việc làm mới mình cũng đã có sự thay đổi trong cách nhìn về xây dựng thương hiệu cho ngân hàng.
Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt sự thay đổi nhận diện của một số ngân hàng.
Trong khi Vietcombank chính thức công bố thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với màu sắc, logo và phông chữ mới. Thì các ngân hàng khác như ACB, Oceanbank cũng đã có những bước thử nghiệm khi thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu “thí điểm” tại một số điểm giao dịch chính trước khi chính thức công bố thay đổi trên toàn hệ thống.
Ngoài những ngân hàng trên, các ngân hàng khác như BIDV, Techcombank cũng đang rục rịch tiến hành “thay áo” của mình.
Theo các chuyên gia trong ngành, thông thường sự thay đổi thương hiệu của doanh nghiệp chỉ xuất phát khi họ cảm thấy hình ảnh hiện tại không chuyển tải được hay chuyển tải không đầy đủ những lợi ích mang lại cho khách hàng.
Hay sự thay đổi đó cũng bắt nguồn từ những biến động của kinh tế vĩ mô đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, khi đó, doanh nghiệp sẽ phải có những thay đổi để làm mới mình và tạo cảm giác an tâm cho khách hàng.
Sự thay đổi nhận diện thương hiệu của các ngân hàng thời gian qua cũng không nằm ngoài các yếu tố trên. Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn thì sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của các ngân hàng thời gian gần đây đều đã được các ngân hàng lên kế hoạch từ trước đó chứ không hẳn do những tác động từ kinh tố vĩ mô buộc ngân hàng phải thay đổi.
Quan sát thị trường ngân hàng thời gian qua, chuyên gia tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là thời điểm tốt để các ngân hàng thực hiện thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu.
Những thay đổi đó là rất quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng trong bối cảnh niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng đang suy giảm. Thành ra việc xây dựng thương hiệu của các ngân hàng phải cần tạo những thông điệp truyền tải ra ngoài dân chúng phải dễ hiểu và tạo ra tâm lý an tâm, tin tưởng nơi khách hàng để giảm thiểu những tâm lý tiêu cực hiện nay.
“Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là dựa vào lòng tin, do đó muốn tạo lòng tin cho khách hàng đến giao dịch thì vấn đề thương hiệu cũng có vai trò quan trọng ngang với những sản phẩm được ngân hàng thiết kế dành cho khách hàng”, ông Hiếu nhấn mạnh.