Ngân hàng quốc doanh sẽ khó cho vay quá tay
Định hướng một giới hạn mới vừa được đặt ra đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước
Định hướng một giới hạn mới vừa được đặt ra đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước, bên cạnh các giới hạn an toàn chung.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, trong đó có một nội dung đáng chú ý liên quan đến các ngân hàng quốc doanh (các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm tỷ lệ vốn chi phối).
Đó là, theo lộ trình cơ cấu lại hệ thống nói trên, giải pháp đặt ra là kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng quốc doanh phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; đặc biệt, Chính phủ định hướng sẽ từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.
Những đối tượng nằm trong diện điều chỉnh này gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và MHB (ngoại trừ đến 2015 có trường hợp Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% - khó xẩy ra).
Tất nhiên, lúc này mới chỉ mang tính chất định hướng và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản cụ thể hóa trong tương lai. Nhưng một lần nữa câu chuyện tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) từng nóng bỏng trong năm 2010, hạ nhiệt trong năm 2011, lại gợi lên như một vấn đề đáng quan tâm, chỉ có điều phạm vi đối tượng là giới hạn ở khối quốc doanh trong đề án nói trên.
Cụ thể, năm 2010, với Thông tư 13, giới hạn tỷ lệ LDR được đặt ra và ấn định ở mức 80%. Trước phản ứng của các thành viên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã có một số điểm sửa đổi kỹ thuật về việc xác định tỷ lệ này. Và từ ngày 1/9/2011, giới hạn trên được gỡ bỏ với giải thích như một giải pháp góp phần khơi thông nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng tới nền kinh tế…
Nay, định hướng mới đã chính thức đặt ra, giới hạn đối với các ngân hàng quốc doanh sẽ là không quá 90% đến năm 2015. Có thể hiểu mục đích khi đặt ra giới hạn đó là nhằm tăng thêm các điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động.
Tập hợp các dữ liệu sơ bộ cho thấy, việc xác định giới hạn LDR áp với các đối tượng trên (chiếm quá nửa thị phần tín dụng toàn hệ thống hiện nay) là một sự lo xa, bởi trong các năm 2008, 2009 và 2010 thực tế tại những thành viên này là không quá lo ngại; mức cao nhất mà một tổ chức đầu tư thống kê chỉ ở khoảng 77%.
Song, năm 2011 lại cho thấy đó là một giới hạn thực tế. Cụ thể, theo dữ liệu đã công bố, tính toán cho thấy tỷ lệ cho vay so với vốn huy động tại một ngân hàng quốc doanh đã lên tới gần 96% trong năm qua. Do có những thành viên chưa công bố dữ liệu cụ thể, hoặc không tách bạch giữa vốn cho vay và đầu tư khi công bố nên hiện thời khó xác định để so sánh. Nhưng 96% là một con số đáng tham khảo, trong bối cảnh tín dụng bị giới hạn ở chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với những năm trước.
LDR quá cao gây quan ngại cho khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là về thanh khoản, dù điểm quyết định cho một tỷ lệ LDR an toàn là cơ cấu các kỳ hạn vốn huy động và cho vay, hay bản chất và trạng thái của các nguồn vốn.
Theo đó, có thể hiểu việc đặt ra giới hạn 90% trong đề án mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt là một sự phòng ngừa những rủi ro; các ngân hàng quốc doanh theo đó sẽ khó cho vay quá tay.
Và câu hỏi đặt ra là, liệu có một sự mở rộng nào đó phạm vi áp dụng giới hạn tỷ lệ LDR 90% từ năm 2015 hay không, khi mà trong đề án cũng đã gợi mở sẽ tiếp tục điều chỉnh các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung?
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, trong đó có một nội dung đáng chú ý liên quan đến các ngân hàng quốc doanh (các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm tỷ lệ vốn chi phối).
Đó là, theo lộ trình cơ cấu lại hệ thống nói trên, giải pháp đặt ra là kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng quốc doanh phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; đặc biệt, Chính phủ định hướng sẽ từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.
Những đối tượng nằm trong diện điều chỉnh này gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và MHB (ngoại trừ đến 2015 có trường hợp Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% - khó xẩy ra).
Tất nhiên, lúc này mới chỉ mang tính chất định hướng và có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản cụ thể hóa trong tương lai. Nhưng một lần nữa câu chuyện tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) từng nóng bỏng trong năm 2010, hạ nhiệt trong năm 2011, lại gợi lên như một vấn đề đáng quan tâm, chỉ có điều phạm vi đối tượng là giới hạn ở khối quốc doanh trong đề án nói trên.
Cụ thể, năm 2010, với Thông tư 13, giới hạn tỷ lệ LDR được đặt ra và ấn định ở mức 80%. Trước phản ứng của các thành viên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã có một số điểm sửa đổi kỹ thuật về việc xác định tỷ lệ này. Và từ ngày 1/9/2011, giới hạn trên được gỡ bỏ với giải thích như một giải pháp góp phần khơi thông nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng tới nền kinh tế…
Nay, định hướng mới đã chính thức đặt ra, giới hạn đối với các ngân hàng quốc doanh sẽ là không quá 90% đến năm 2015. Có thể hiểu mục đích khi đặt ra giới hạn đó là nhằm tăng thêm các điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động.
Tập hợp các dữ liệu sơ bộ cho thấy, việc xác định giới hạn LDR áp với các đối tượng trên (chiếm quá nửa thị phần tín dụng toàn hệ thống hiện nay) là một sự lo xa, bởi trong các năm 2008, 2009 và 2010 thực tế tại những thành viên này là không quá lo ngại; mức cao nhất mà một tổ chức đầu tư thống kê chỉ ở khoảng 77%.
Song, năm 2011 lại cho thấy đó là một giới hạn thực tế. Cụ thể, theo dữ liệu đã công bố, tính toán cho thấy tỷ lệ cho vay so với vốn huy động tại một ngân hàng quốc doanh đã lên tới gần 96% trong năm qua. Do có những thành viên chưa công bố dữ liệu cụ thể, hoặc không tách bạch giữa vốn cho vay và đầu tư khi công bố nên hiện thời khó xác định để so sánh. Nhưng 96% là một con số đáng tham khảo, trong bối cảnh tín dụng bị giới hạn ở chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với những năm trước.
LDR quá cao gây quan ngại cho khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là về thanh khoản, dù điểm quyết định cho một tỷ lệ LDR an toàn là cơ cấu các kỳ hạn vốn huy động và cho vay, hay bản chất và trạng thái của các nguồn vốn.
Theo đó, có thể hiểu việc đặt ra giới hạn 90% trong đề án mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt là một sự phòng ngừa những rủi ro; các ngân hàng quốc doanh theo đó sẽ khó cho vay quá tay.
Và câu hỏi đặt ra là, liệu có một sự mở rộng nào đó phạm vi áp dụng giới hạn tỷ lệ LDR 90% từ năm 2015 hay không, khi mà trong đề án cũng đã gợi mở sẽ tiếp tục điều chỉnh các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung?