Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam 9 tháng
WB nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc năm 2007 chủ yếu nhờ nguồn thu từ xuất khẩu phi dầu khí, đầu tư và tiêu dùng tư nhân
Ngày 14/11, tại Washington, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo Cập nhật về Đông Á và Thái Bình Dương với nhan đề "Liệu tự cường có giúp vượt qua được rủi ro?".
Phân tích của WB về khu vực, trong đó có phần liên quan đến Việt Nam khẳng định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vững chắc và việc bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn sẽ là cần thiết để duy trì động lực phát triển.
Báo cáo của WB nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc năm 2007 chủ yếu nhờ nguồn thu từ xuất khẩu phi dầu khí, đầu tư và tiêu dùng tư nhân.
GDP tăng 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2007, trong đó ngành chế tạo và công nghiệp tăng tương ứng 12,5% và 10,2%. Tăng trưởng nông nghiệp đạt mức 3%, trong đó ngành thuỷ sản tăng trưởng kỷ lục ở mức 9% bù đắp sự sụt giảm trong ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm do đợt cúm gia cầm mới. Ngành dịch vụ đạt tỷ lệ tăng trưởng cao ở mức 8,5% nhờ sự phát triển mạnh của ngành bán lẻ, du lịch, giao thông và dịch vụ tài chính. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng gần 23%.
Tỷ trọng khu vực nhà nước tiếp tục giảm và chỉ chiếm khoảng 11% tổng đầu tư. Tổng đầu tư tăng 16,3% trong 9 tháng đầu năm 2007. Theo thời giá hiện nay, đầu tư hiện chiếm 42,5% GDP. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng gần 28% và hiện tại chiếm khoảng 17% GDP.
Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên 10,2 tỷ đôla năm 2006 và 9,6 tỷ đôla trong 9 tháng đầu năm 2007, tăng 38% so với năm ngoái. Cam kết FDI đã tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tỷ lệ giải ngân FDI tăng 20% đến tháng 9/2007, chiếm khoảng 6,8% GDP.
Mặc dù đầu tư của các công ty nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước tăng mạnh, nhưng tỷ lệ giải ngân ngân sách Nhà nước vẫn còn thấp. Điều này cho thấy các dự án đầu tư công được triển khai chậm.
Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhanh, tăng 19,4% năm chiếm khoảng 72% GDP. Các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc và giày dép xuất khẩu tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 30% tính đến tháng 9/2007. Sự tăng trưởng nhanh của nhập khẩu dẫn đến tỷ lệ thâm hụt thương mại cao, dự tính đạt 7% GDP năm 2007.
Nguồn dự trữ ngoại tệ đã tăng nhanh từ mức 8,6 tỷ USD năm 2005 lên 11,5 tỷ USD năm 2006 và dự kiến đạt trên 20 tỷ USD vào cuối năm 2007. Nợ nước ngoài chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ thực. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có mức rủi ro thấp về nợ nước ngoài.
Theo đánh giá của Báo cáo này, lạm phát đã tăng lên trong những tháng gần đây. Chỉ CPI tăng 8,8% vào tháng 9/2007 so với cùng kì năm ngoái. Con số lạm phát năm 2007 vẫn ở mức một con số nhưng gần sát mức 2 con số. Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao và chính sách tỷ giá hiện hành gắn vào đồng USD, lạm phát tăng một phần do mức giá hàng hoá trao đổi thương mại trên thị trường quốc tế tăng lên. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 13,3% năm, tăng cao nhất từ tháng 4/2005.
Cũng có những lo ngại một chính sách tiền tệ lỏng lẻo có thể làm tăng giá các mặt hàng không trao đổi thương mại. Tín dụng tăng trưởng mạnh, từ 25% năm 2006 lên khoảng 35% (hàng năm) đến giữa năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng cao hơn diễn ra trong các ngân hàng cổ phần, tuy nhiên cũng có những lo ngại về chất lượng các khoản vay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng tín dụng giảm trong những tháng tiếp theo và đạt tỷ lệ tăng năm 30% trong cả năm.
Báo cáo cho rằng những lo ngại về sự sụp đổ thị trường chứng khoán đã giảm đi. Sau một giai đoạn tăng nhanh, đến tháng 3/2007, thị trường chứng khoán đã đi vào ổn định. Chính phủ đang cân nhắc thời điểm niêm yết trong thời gian tới do lo ngại giá chứng khoản giảm sút mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu là mua vào song số lượng giảm đi. Do xu hướng giảm nhiệt của thị trường nên các biện pháp kiểm soát vốn đã được thực hiện trước đây có thể sẽ không được thực hiện nữa.
Tuy nhiên, yêu cầu về công khai chặt chẽ hơn, bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn và mức giới hạn cao hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể là cần thiết để duy trì động lực phát triển.
Phân tích của WB về khu vực, trong đó có phần liên quan đến Việt Nam khẳng định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vững chắc và việc bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn sẽ là cần thiết để duy trì động lực phát triển.
Báo cáo của WB nhận định, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc năm 2007 chủ yếu nhờ nguồn thu từ xuất khẩu phi dầu khí, đầu tư và tiêu dùng tư nhân.
GDP tăng 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2007, trong đó ngành chế tạo và công nghiệp tăng tương ứng 12,5% và 10,2%. Tăng trưởng nông nghiệp đạt mức 3%, trong đó ngành thuỷ sản tăng trưởng kỷ lục ở mức 9% bù đắp sự sụt giảm trong ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm do đợt cúm gia cầm mới. Ngành dịch vụ đạt tỷ lệ tăng trưởng cao ở mức 8,5% nhờ sự phát triển mạnh của ngành bán lẻ, du lịch, giao thông và dịch vụ tài chính. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng gần 23%.
Tỷ trọng khu vực nhà nước tiếp tục giảm và chỉ chiếm khoảng 11% tổng đầu tư. Tổng đầu tư tăng 16,3% trong 9 tháng đầu năm 2007. Theo thời giá hiện nay, đầu tư hiện chiếm 42,5% GDP. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng gần 28% và hiện tại chiếm khoảng 17% GDP.
Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên 10,2 tỷ đôla năm 2006 và 9,6 tỷ đôla trong 9 tháng đầu năm 2007, tăng 38% so với năm ngoái. Cam kết FDI đã tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tỷ lệ giải ngân FDI tăng 20% đến tháng 9/2007, chiếm khoảng 6,8% GDP.
Mặc dù đầu tư của các công ty nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước tăng mạnh, nhưng tỷ lệ giải ngân ngân sách Nhà nước vẫn còn thấp. Điều này cho thấy các dự án đầu tư công được triển khai chậm.
Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhanh, tăng 19,4% năm chiếm khoảng 72% GDP. Các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc và giày dép xuất khẩu tăng mạnh. Nhập khẩu tăng 30% tính đến tháng 9/2007. Sự tăng trưởng nhanh của nhập khẩu dẫn đến tỷ lệ thâm hụt thương mại cao, dự tính đạt 7% GDP năm 2007.
Nguồn dự trữ ngoại tệ đã tăng nhanh từ mức 8,6 tỷ USD năm 2005 lên 11,5 tỷ USD năm 2006 và dự kiến đạt trên 20 tỷ USD vào cuối năm 2007. Nợ nước ngoài chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ thực. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có mức rủi ro thấp về nợ nước ngoài.
Theo đánh giá của Báo cáo này, lạm phát đã tăng lên trong những tháng gần đây. Chỉ CPI tăng 8,8% vào tháng 9/2007 so với cùng kì năm ngoái. Con số lạm phát năm 2007 vẫn ở mức một con số nhưng gần sát mức 2 con số. Do nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao và chính sách tỷ giá hiện hành gắn vào đồng USD, lạm phát tăng một phần do mức giá hàng hoá trao đổi thương mại trên thị trường quốc tế tăng lên. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 13,3% năm, tăng cao nhất từ tháng 4/2005.
Cũng có những lo ngại một chính sách tiền tệ lỏng lẻo có thể làm tăng giá các mặt hàng không trao đổi thương mại. Tín dụng tăng trưởng mạnh, từ 25% năm 2006 lên khoảng 35% (hàng năm) đến giữa năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng cao hơn diễn ra trong các ngân hàng cổ phần, tuy nhiên cũng có những lo ngại về chất lượng các khoản vay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng tín dụng giảm trong những tháng tiếp theo và đạt tỷ lệ tăng năm 30% trong cả năm.
Báo cáo cho rằng những lo ngại về sự sụp đổ thị trường chứng khoán đã giảm đi. Sau một giai đoạn tăng nhanh, đến tháng 3/2007, thị trường chứng khoán đã đi vào ổn định. Chính phủ đang cân nhắc thời điểm niêm yết trong thời gian tới do lo ngại giá chứng khoản giảm sút mạnh. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu là mua vào song số lượng giảm đi. Do xu hướng giảm nhiệt của thị trường nên các biện pháp kiểm soát vốn đã được thực hiện trước đây có thể sẽ không được thực hiện nữa.
Tuy nhiên, yêu cầu về công khai chặt chẽ hơn, bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn và mức giới hạn cao hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể là cần thiết để duy trì động lực phát triển.