Ngân hàng tính chuyện xuất ngoại
Những chuyển động của giới ngân hàng 6 tháng nay cho thấy, các ngân hàng không chỉ lo cạnh tranh thị phần trong nước
Sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đã đưa Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trở thành ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên có văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Kết quả này cùng với những chuyển động của giới ngân hàng 6 tháng nay cho thấy, các ngân hàng không chỉ lo cạnh tranh thị phần trong nước mà còn ôm ấp khát vọng “xuất ngoại”.
“Xuất ngoại” tìm thị trường
Một đoàn viên chức của Sacombank đã sang Trung Quốc tiến hành các thủ tục giấy tờ thành lập văn phòng tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Về nguyên tắc, phía Trung Quốc đã chấp nhận, dự kiến cuối năm nay văn phòng sẽ hoạt động. Đồng thời, Sacombank đang xin phép mở chi nhánh ở Lào và Campuchia, dự tính giữa năm 2008 sẽ có kết quả. Văn phòng đại diện Sacombank sẽ khảo sát tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng ở Trung Quốc, tìm kiếm mở rộng cơ hội hợp tác, phát triển kinh doanh cho Sacombank...
Với sự có mặt ở Quảng Tây, Sacombank trở thành ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên có văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Việc mở văn phòng đại diện hay chi nhánh ở nước ngoài là không mới với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Vài năm trước, Vietcombank từng vạch kế hoạch xin mở chi nhánh ở Mỹ. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do, chủ yếu là tiêu chuẩn vốn và tình hình tài chính của ngân hàng xin mở phải đạt tiêu chuẩn do Mỹ qui định... nên Vietcombank vẫn chưa vào trung tâm tài chính này.
Từ năm 1970, Vietcombank đã có công ty tài chính tại Hồng Kông (Vietnam Finance Co. - VFC). Những năm đó vai trò của VFC được phát huy tốt khi thanh toán ở Việt Nam còn nhiều khó khăn. Còn bây giờ, khi các phương tiện thanh toán mở rộng, thì VFC không còn kham nổi, mà đòi hỏi Vietcombank phải có một chi nhánh ngân hàng với chức năng đa dạng hơn.
Với thực lực của mình, Vietcombank có thể mở chi nhánh ở các nước lân cận, nhưng Vietcombank nuôi kế hoạch lớn hơn, khi muốn mở chi nhánh ở Mỹ - một trung tâm tài chính.
“Vấn đề là thị trường mở phải hội đủ điều kiện và nằm ở đâu”, giám đốc một ngân hàng lớn phân tích. “Bước đầu “đi” ra nước ngoài cho thấy chúng tôi không chỉ biết thủ mà còn biết tấn công”, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank nói.
“Đẳng cấp” ngân hàng
Một chuyên gia ngân hàng thắc mắc về một qui định chưa hợp lý, có thể hạn chế hoạt động của một ngân hàng. Một lần, ông vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên (An Giang), đổi 1.000 USD sang tiền đồng. Nhân viên giao dịch nói rằng, là ngân hàng nông thôn, họ chưa có giấy phép đổi ngoại tệ. Họ chỉ ông sang tiệm vàng bên cạnh để đổi tiền.
“Tại sao tiệm vàng có thể đổi ngoại tệ, mà một ngân hàng có vốn 500 tỉ đồng lại không có giấy phép đổi ngoại tệ?”, ông ngạc nhiên. Điều này cho thấy, một phần nào đó, hoạt động của ngân hàng đang bị giới hạn chưa hợp lý.
Gần đây, 3 ngân hàng: Phát triển nhà Tp.HCM, Phương Nam và Sài Gòn vừa được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, nâng ngân hàng được kinh doanh lên con số 10. Ngân hàng Đông Nam Á thì được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thực hiện hoạt động bao thanh toán.
Chuyên gia trên nhận xét, đó là các nghiệp vụ cao cấp, chứng tỏ được “đẳng cấp” của ngân hàng. “Có các công cụ này, ngân hàng mới tiến đến người dân và doanh nghiệp gần hơn”, ông nói.
Kết quả này cùng với những chuyển động của giới ngân hàng 6 tháng nay cho thấy, các ngân hàng không chỉ lo cạnh tranh thị phần trong nước mà còn ôm ấp khát vọng “xuất ngoại”.
“Xuất ngoại” tìm thị trường
Một đoàn viên chức của Sacombank đã sang Trung Quốc tiến hành các thủ tục giấy tờ thành lập văn phòng tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.
Về nguyên tắc, phía Trung Quốc đã chấp nhận, dự kiến cuối năm nay văn phòng sẽ hoạt động. Đồng thời, Sacombank đang xin phép mở chi nhánh ở Lào và Campuchia, dự tính giữa năm 2008 sẽ có kết quả. Văn phòng đại diện Sacombank sẽ khảo sát tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng ở Trung Quốc, tìm kiếm mở rộng cơ hội hợp tác, phát triển kinh doanh cho Sacombank...
Với sự có mặt ở Quảng Tây, Sacombank trở thành ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên có văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Việc mở văn phòng đại diện hay chi nhánh ở nước ngoài là không mới với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Vài năm trước, Vietcombank từng vạch kế hoạch xin mở chi nhánh ở Mỹ. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do, chủ yếu là tiêu chuẩn vốn và tình hình tài chính của ngân hàng xin mở phải đạt tiêu chuẩn do Mỹ qui định... nên Vietcombank vẫn chưa vào trung tâm tài chính này.
Từ năm 1970, Vietcombank đã có công ty tài chính tại Hồng Kông (Vietnam Finance Co. - VFC). Những năm đó vai trò của VFC được phát huy tốt khi thanh toán ở Việt Nam còn nhiều khó khăn. Còn bây giờ, khi các phương tiện thanh toán mở rộng, thì VFC không còn kham nổi, mà đòi hỏi Vietcombank phải có một chi nhánh ngân hàng với chức năng đa dạng hơn.
Với thực lực của mình, Vietcombank có thể mở chi nhánh ở các nước lân cận, nhưng Vietcombank nuôi kế hoạch lớn hơn, khi muốn mở chi nhánh ở Mỹ - một trung tâm tài chính.
“Vấn đề là thị trường mở phải hội đủ điều kiện và nằm ở đâu”, giám đốc một ngân hàng lớn phân tích. “Bước đầu “đi” ra nước ngoài cho thấy chúng tôi không chỉ biết thủ mà còn biết tấn công”, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank nói.
“Đẳng cấp” ngân hàng
Một chuyên gia ngân hàng thắc mắc về một qui định chưa hợp lý, có thể hạn chế hoạt động của một ngân hàng. Một lần, ông vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên (An Giang), đổi 1.000 USD sang tiền đồng. Nhân viên giao dịch nói rằng, là ngân hàng nông thôn, họ chưa có giấy phép đổi ngoại tệ. Họ chỉ ông sang tiệm vàng bên cạnh để đổi tiền.
“Tại sao tiệm vàng có thể đổi ngoại tệ, mà một ngân hàng có vốn 500 tỉ đồng lại không có giấy phép đổi ngoại tệ?”, ông ngạc nhiên. Điều này cho thấy, một phần nào đó, hoạt động của ngân hàng đang bị giới hạn chưa hợp lý.
Gần đây, 3 ngân hàng: Phát triển nhà Tp.HCM, Phương Nam và Sài Gòn vừa được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, nâng ngân hàng được kinh doanh lên con số 10. Ngân hàng Đông Nam Á thì được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thực hiện hoạt động bao thanh toán.
Chuyên gia trên nhận xét, đó là các nghiệp vụ cao cấp, chứng tỏ được “đẳng cấp” của ngân hàng. “Có các công cụ này, ngân hàng mới tiến đến người dân và doanh nghiệp gần hơn”, ông nói.