Ngân hàng và nỗi lo nợ xấu
Câu hỏi lớn được đưa ra là sức khoẻ của các ngân hàng sẽ thế nào nếu tỷ lệ nợ xấu gia tăng
Trong khủng hoảng, ngân hàng lại lời to theo như đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Băn khoăn của các chuyên gia tài chính cũng như tổ chức nghiên cứu bên ngoài là hiệu quả thật sự của hoạt động kinh doanh ngân hàng
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản nợ xấu đã tăng từ mức 1,7% của năm 2007 lên 2,1% trong năm 2008. Con số này vẫn nằm trong giới hạn 3,5% do ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Tuy nhiên, xét trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của bốn ngân hàng quốc doanh, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch cho rằng, nợ xấu phải ở mức 13% vào thời điểm cuối năm 2008, theo báo cáo công bố cuối tháng 4 vừa qua.
Tổ chức này vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm các khoản vay tiền đồng của Việt Nam từ mức BB xuống mức BB-. Fitch nhận định, không loại trừ ảnh hưởng xấu từ các gói vay hỗ trợ kích cầu khiến chất lượng các khoản vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi trong thời gian tới.
Dị biệt
Theo các chuyên gia, khái niệm nợ xấu của Việt Nam tuy áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhưng cách phân loại nợ lại hoàn toàn khác. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.
Tờ Đầu tư chứng khoán ra ngày 3/7/2008, dẫn đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế Ern & Young, nếu các ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo cách trên, thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 – 3 lần. BIDV khi phân loại nợ theo cách trên, nợ xấu tăng lên 31% và ngân hàng này phải trích lập dự phòng 3.500 tỉ đồng, sau hai năm cơ cấu lại thì nợ xấu mới còn 2,77%.
Trong phân bổ tăng trưởng tín dụng 21% của năm 2008, nửa năm đầu đã tăng tới 18%. “Thay vì cho khách hàng có sức khoẻ yếu hơn vay, các ngân hàng đã đầu tư mua trái phiếu chính phủ”, nhóm phân tích viết. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu vay của các khách hàng có khả năng trả nợ tốt đã giảm đi nhiều trong năm ngoái.
Fitch dự đoán các khoản nợ xấu lên tới 13% tổng cho vay của năm 2008 và sẽ tăng lên mức 17% vào cuối năm nay. Theo giải thích của Fitch, tỷ lệ nợ xấu cao ở các ngân hàng lớn là do xu hướng cho vay dài hạn (trên 5 năm) mà không yêu cầu trả một phần nợ gốc vào cuối mỗi năm. Vì vậy, miễn là doanh nghiệp trả được lãi đúng hạn sẽ không bị xếp vào dạng nợ xấu.
Không riêng gì Fitch, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ diễn ra tại Đắc Lắc cũng lưu ý về khoản nợ xấu ở các ngân hàng sau thời kỳ bùng nổ tín dụng năm 2007 và đầu 2008. Thị trường bất động sản sụt giá khá mạnh trong năm 2008 sẽ ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay mua bất động sản.
Không ngạc nhiên khi tổ chức này khuyến nghị ngân hàng Nhà nước “tăng cường năng lực để thanh tra các ngân hàng, đặc biệt bảo đảm là các ngân hàng phải ước tính đúng và báo cáo thoả đáng các rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay”.
Bắt mạch sức khoẻ ngân hàng
Câu hỏi lớn được đưa ra là sức khoẻ của các ngân hàng sẽ thế nào nếu tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Cuối tháng 2 vừa qua, Fitch công bố hệ số tín nhiệm của sáu ngân hàng trong nước, trong đó ba ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao nhất là Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, với mức đánh giá loại D. Số còn lại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương cùng được xếp loại D/E.
Theo phân tích của nhóm chuyên gia của Fitch, các ngân hàng thương mại cổ phần, xét về chỉ tiêu tài chính, tốt hơn các ngân hàng quốc doanh do ít rủi ro nợ vay, huy động vốn cao hơn và tiềm năng lợi nhuận cao. Khối quốc doanh tuy chiếm thị phần lớn về cho vay, với 52% tổng dư nợ tín dụng trong năm 2008, nhưng chú trọng nhiều vào các doanh nghiệp lớn hay tổng công ty nhà nước. “Do vậy, họ sẽ phải chịu áp lực để hỗ trợ các đối tượng vay nhiều như tổng công ty nhà nước”.
Trên quan điểm đó, nhóm phân tích của Fitch đã “bắt mạch” sức khoẻ của các ngân hàng trong nước dựa trên ba kịch bản khi tỷ lệ nợ xấu ở các mức 10%, 15% và 20%. Các ngân hàng loại D đều có khả năng trả nợ trong các kịch bản trên.
Kết quả, trong giả định tỷ lệ nợ xấu ở mức 10%, các ngân hàng đều chịu thiệt hại. Đáng chú ý là Vietcombank, ACB và STB là ba ngân hàng thuộc nhóm có hiệu suất cao nhất nhờ hoạt động cốt lõi của họ ở mức trên trung bình, nói cách khác là ưu tiên cho lợi nhuận cũng như tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức thấp.
Tuy nhiên, Fitch khuyến cáo, nhìn chung, các ngân hàng vẫn cần phải huy động thêm vốn, đặc biệt là các ngân hàng thuộc khối nhà nước.
* Phương pháp đánh giá của Fitch theo các bước. Thứ nhất, giả định tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 20%, mức này hoàn toàn phù hợp với con số thực tế của năm 2008. Thứ hai, các khoản nợ này được chia thành năm nhóm: bình thường, đề cập đặc biệt, dưới chuẩn, nợ xấu và thua lỗ. Thứ ba, tương ứng với mỗi nhóm là khoản dự phòng theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Cuối cùng, từ các dữ liệu trên, ước tính lợi nhuận của các ngân hàng.
Quốc Khánh (SGTT)
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản nợ xấu đã tăng từ mức 1,7% của năm 2007 lên 2,1% trong năm 2008. Con số này vẫn nằm trong giới hạn 3,5% do ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Tuy nhiên, xét trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của bốn ngân hàng quốc doanh, tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch cho rằng, nợ xấu phải ở mức 13% vào thời điểm cuối năm 2008, theo báo cáo công bố cuối tháng 4 vừa qua.
Tổ chức này vừa hạ mức đánh giá tín nhiệm các khoản vay tiền đồng của Việt Nam từ mức BB xuống mức BB-. Fitch nhận định, không loại trừ ảnh hưởng xấu từ các gói vay hỗ trợ kích cầu khiến chất lượng các khoản vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi trong thời gian tới.
Dị biệt
Theo các chuyên gia, khái niệm nợ xấu của Việt Nam tuy áp dụng các chuẩn mực quốc tế nhưng cách phân loại nợ lại hoàn toàn khác. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn trả nợ, thiếu các sự đánh giá kết hợp nên không phản ánh đúng thực chất khoản nợ.
Tờ Đầu tư chứng khoán ra ngày 3/7/2008, dẫn đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế Ern & Young, nếu các ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo cách trên, thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 – 3 lần. BIDV khi phân loại nợ theo cách trên, nợ xấu tăng lên 31% và ngân hàng này phải trích lập dự phòng 3.500 tỉ đồng, sau hai năm cơ cấu lại thì nợ xấu mới còn 2,77%.
Trong phân bổ tăng trưởng tín dụng 21% của năm 2008, nửa năm đầu đã tăng tới 18%. “Thay vì cho khách hàng có sức khoẻ yếu hơn vay, các ngân hàng đã đầu tư mua trái phiếu chính phủ”, nhóm phân tích viết. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu vay của các khách hàng có khả năng trả nợ tốt đã giảm đi nhiều trong năm ngoái.
Fitch dự đoán các khoản nợ xấu lên tới 13% tổng cho vay của năm 2008 và sẽ tăng lên mức 17% vào cuối năm nay. Theo giải thích của Fitch, tỷ lệ nợ xấu cao ở các ngân hàng lớn là do xu hướng cho vay dài hạn (trên 5 năm) mà không yêu cầu trả một phần nợ gốc vào cuối mỗi năm. Vì vậy, miễn là doanh nghiệp trả được lãi đúng hạn sẽ không bị xếp vào dạng nợ xấu.
Không riêng gì Fitch, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ diễn ra tại Đắc Lắc cũng lưu ý về khoản nợ xấu ở các ngân hàng sau thời kỳ bùng nổ tín dụng năm 2007 và đầu 2008. Thị trường bất động sản sụt giá khá mạnh trong năm 2008 sẽ ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay mua bất động sản.
Không ngạc nhiên khi tổ chức này khuyến nghị ngân hàng Nhà nước “tăng cường năng lực để thanh tra các ngân hàng, đặc biệt bảo đảm là các ngân hàng phải ước tính đúng và báo cáo thoả đáng các rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay”.
Bắt mạch sức khoẻ ngân hàng
Câu hỏi lớn được đưa ra là sức khoẻ của các ngân hàng sẽ thế nào nếu tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Cuối tháng 2 vừa qua, Fitch công bố hệ số tín nhiệm của sáu ngân hàng trong nước, trong đó ba ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao nhất là Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, với mức đánh giá loại D. Số còn lại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Công thương cùng được xếp loại D/E.
Trên quan điểm đó, nhóm phân tích của Fitch đã “bắt mạch” sức khoẻ của các ngân hàng trong nước dựa trên ba kịch bản khi tỷ lệ nợ xấu ở các mức 10%, 15% và 20%. Các ngân hàng loại D đều có khả năng trả nợ trong các kịch bản trên.
Kết quả, trong giả định tỷ lệ nợ xấu ở mức 10%, các ngân hàng đều chịu thiệt hại. Đáng chú ý là Vietcombank, ACB và STB là ba ngân hàng thuộc nhóm có hiệu suất cao nhất nhờ hoạt động cốt lõi của họ ở mức trên trung bình, nói cách khác là ưu tiên cho lợi nhuận cũng như tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức thấp.
Tuy nhiên, Fitch khuyến cáo, nhìn chung, các ngân hàng vẫn cần phải huy động thêm vốn, đặc biệt là các ngân hàng thuộc khối nhà nước.
* Phương pháp đánh giá của Fitch theo các bước. Thứ nhất, giả định tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 20%, mức này hoàn toàn phù hợp với con số thực tế của năm 2008. Thứ hai, các khoản nợ này được chia thành năm nhóm: bình thường, đề cập đặc biệt, dưới chuẩn, nợ xấu và thua lỗ. Thứ ba, tương ứng với mỗi nhóm là khoản dự phòng theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Cuối cùng, từ các dữ liệu trên, ước tính lợi nhuận của các ngân hàng.
Quốc Khánh (SGTT)