Ngân sách địa phương: “Khỏe” nhờ ông lớn
Một số tỉnh thành cho hay thu ngân sách đạt kết quả khả quan nhờ “màn trình diễn” tốt của các doanh nghiệp lớn
Một số tỉnh thành cho hay thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm đạt được kết quả khả quan nhờ “màn trình diễn” tốt của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn.
Theo báo cáo mới được gửi về Tổng cục thuế, Cục thuế Đà Nẵng cho hay tổng thu nội địa trong 6 tháng đầu năm 2013 là 4.044 tỷ đồng, đạt 49,6% dự toán và bằng 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Nếu không kể thu tiền sử dụng đất thì tổng thu nội địa trong cân đối là 3.221 tỷ đồng, đạt 50,7% dự toán và bằng 138,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đáng chú ý là tại Đà Nẵng, một số doanh nghiệp trọng điểm đã có số thuế nộp tăng khá, thậm chí tăng đột biến. Điển hình là trường hợp Công ty TNHH VBL Đà Nẵng, thành viên của Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) đã nộp 352,7 tỷ đồng, trong đó nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 349,3 tỷ đồng do tăng sản lượng và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bia từ 45% lên 50%.
Nhóm các doanh nghiệp bất động sản cũng đóng góp khá nhiều thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, như trường hợp Công ty TNHH MTV Vinpearl Đà Nẵng nộp 83 tỷ đồng; Công ty TNHH khu du lịch biển VinaCapital nộp 28 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Hoàng Trà nộp 36,5 tỷ đồng do chuyển nhượng khu nghỉ dưỡng...
Không thuộc diện đóng thuế chuyển nhượng, song việc nộp tiền thuê đất một lần của Công ty TNHH biệt thự và khách sạn Biển Đông Phương với 45,99 tỷ đồng cũng đã khiến nguồn thu từ bất động sản của Đà Nẵng tăng vọt.
“Các khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ, đã góp phần làm tăng thu ngân sách trên địa bàn, cụ thể: thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản đã nộp NSNN 123,3 tỷ đồng, bằng 113% so với cùng kỳ”, báo cáo của Cục thuế Đà Nẵng cho biết.
Một khoản nộp đáng chú ý đến từ Công ty TNHH đầu tư và phát triển Silver Shores, chủ đầu tư dự án casino Crowne International Casino với số thuế nộp 47,5 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT 24,4 tỷ đồng). Ngoài ra, Chi nhánh Viettel Đà Nẵng cũng có số nộp lớn với 46,1 tỷ đồng...
Tại Hải Phòng, dự toán thu nội địa năm 2013 Chính phủ giao cho Thành phố là 9.372 tỷ đồng, tăng 31,1% so thực hiện năm 2012. Kết quả thực hiện thu 6 tháng 4.118,2 tỷ đồng, đạt 43,9% dự toán, tăng 25% so cùng kỳ.
Cục thuế Hải Phòng cũng cho hay một trong những nguyên nhân khiến mức thu đạt khá so với dự toán và tăng trưởng cao so cùng kỳ do một số đơn vị thực hiện tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, kinh doanh có hiệu quả, số nộp tăng.
Các trường hợp điển hình được liệt kê là Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong nộp tăng 45,1 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm tăng 10,8 tỷ đồng, Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO 57,3 tỷ đồng do chuyển nhượng bất động sản; Công ty TNHH MTV DAP Vinachem nộp 36,8 tỷ đồng do hết thời gian miễn thuế TNDN (giảm 50%); Trung tâm thông tin di động khu vực V tăng 76,6 tỷ đồng do thay đổi cơ chế chia cước; Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí nộp 15,6 tỷ đồng thuế GTGT do bán hàng tồn kho...
Đáng chú ý là khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đã thu được 392 tỷ đồng, đạt 47,8% dự toán, bằng 131,3% so cùng kỳ do Công ty TNHH thuốc lá nộp tăng 32,2 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ thuốc lá tăng, Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng nộp tăng 8,2 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng 6,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, khu vực có vốn ĐTNN đã thực hiện thu đạt 831,4 tỷ đồng, đạt 44,5% dự toán, bằng 125,7% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là do một số doanh nghiệp đã hết thời hạn ưu đãi về thuế nên số thuế TNDN nộp tăng tới 36,4%, như trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt của Chi nhánh công ty TNHH LG Electronics Việt Nam nộp tăng 14,7 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới được gửi về Tổng cục thuế, Cục thuế Đà Nẵng cho hay tổng thu nội địa trong 6 tháng đầu năm 2013 là 4.044 tỷ đồng, đạt 49,6% dự toán và bằng 138,7% so với cùng kỳ năm 2012. Nếu không kể thu tiền sử dụng đất thì tổng thu nội địa trong cân đối là 3.221 tỷ đồng, đạt 50,7% dự toán và bằng 138,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đáng chú ý là tại Đà Nẵng, một số doanh nghiệp trọng điểm đã có số thuế nộp tăng khá, thậm chí tăng đột biến. Điển hình là trường hợp Công ty TNHH VBL Đà Nẵng, thành viên của Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) đã nộp 352,7 tỷ đồng, trong đó nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 349,3 tỷ đồng do tăng sản lượng và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt bia từ 45% lên 50%.
Nhóm các doanh nghiệp bất động sản cũng đóng góp khá nhiều thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, như trường hợp Công ty TNHH MTV Vinpearl Đà Nẵng nộp 83 tỷ đồng; Công ty TNHH khu du lịch biển VinaCapital nộp 28 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Hoàng Trà nộp 36,5 tỷ đồng do chuyển nhượng khu nghỉ dưỡng...
Không thuộc diện đóng thuế chuyển nhượng, song việc nộp tiền thuê đất một lần của Công ty TNHH biệt thự và khách sạn Biển Đông Phương với 45,99 tỷ đồng cũng đã khiến nguồn thu từ bất động sản của Đà Nẵng tăng vọt.
“Các khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ, đã góp phần làm tăng thu ngân sách trên địa bàn, cụ thể: thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản đã nộp NSNN 123,3 tỷ đồng, bằng 113% so với cùng kỳ”, báo cáo của Cục thuế Đà Nẵng cho biết.
Một khoản nộp đáng chú ý đến từ Công ty TNHH đầu tư và phát triển Silver Shores, chủ đầu tư dự án casino Crowne International Casino với số thuế nộp 47,5 tỷ đồng, trong đó thuế GTGT 24,4 tỷ đồng). Ngoài ra, Chi nhánh Viettel Đà Nẵng cũng có số nộp lớn với 46,1 tỷ đồng...
Tại Hải Phòng, dự toán thu nội địa năm 2013 Chính phủ giao cho Thành phố là 9.372 tỷ đồng, tăng 31,1% so thực hiện năm 2012. Kết quả thực hiện thu 6 tháng 4.118,2 tỷ đồng, đạt 43,9% dự toán, tăng 25% so cùng kỳ.
Cục thuế Hải Phòng cũng cho hay một trong những nguyên nhân khiến mức thu đạt khá so với dự toán và tăng trưởng cao so cùng kỳ do một số đơn vị thực hiện tái cơ cấu sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, kinh doanh có hiệu quả, số nộp tăng.
Các trường hợp điển hình được liệt kê là Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong nộp tăng 45,1 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm tăng 10,8 tỷ đồng, Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO 57,3 tỷ đồng do chuyển nhượng bất động sản; Công ty TNHH MTV DAP Vinachem nộp 36,8 tỷ đồng do hết thời gian miễn thuế TNDN (giảm 50%); Trung tâm thông tin di động khu vực V tăng 76,6 tỷ đồng do thay đổi cơ chế chia cước; Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí nộp 15,6 tỷ đồng thuế GTGT do bán hàng tồn kho...
Đáng chú ý là khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đã thu được 392 tỷ đồng, đạt 47,8% dự toán, bằng 131,3% so cùng kỳ do Công ty TNHH thuốc lá nộp tăng 32,2 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ thuốc lá tăng, Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng nộp tăng 8,2 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng 6,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, khu vực có vốn ĐTNN đã thực hiện thu đạt 831,4 tỷ đồng, đạt 44,5% dự toán, bằng 125,7% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là do một số doanh nghiệp đã hết thời hạn ưu đãi về thuế nên số thuế TNDN nộp tăng tới 36,4%, như trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt của Chi nhánh công ty TNHH LG Electronics Việt Nam nộp tăng 14,7 tỷ đồng.