Ngân sách Nhà nước bị tác động mạnh
Ngân sách Nhà nước đang chịu ảnh hưởng lớn từ một loạt yếu tố tới cả nguồn thu và nguồn chi
Ngân sách Nhà nước đang chịu ảnh hưởng lớn từ một loạt yếu tố tới cả nguồn thu và nguồn chi.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 23.310 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện thu tháng 7; luỹ kế 8 tháng ước đạt 180.240 tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2006.
Điểm đáng chú ý là thu từ dầu thô có dấu hiệu giảm. Cụ thể, thu từ dầu thô ước đạt 54,1% dự toán, giảm 14% so với cùng kỳ, với sản lượng dầu thô thanh toán đạt 10,3 triệu tấn, giá thanh toán bình quân đạt xấp xỉ 63 USD/thùng (tăng 1 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán).
Thu nội địa ước đạt 66,3% dự toán, tăng 25,0% so với cùng kỳ. Riêng thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 69,1% dự toán, tăng mạnh nhất với mức tăng 43,5% so cùng kỳ.
Cũng sau 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 31,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2006; nhập khẩu có tổng kim ngạch 37,6 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ.
Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ đạt 48 tỷ USD (tăng 20,5%), tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ là 57 tỷ USD (tăng 27%), tiếp tục là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tổng chi ngân sách Nhà nước trong tháng 8 ước đạt 29.105 tỷ đồng, tăng 1.440 tỷ đồng so với thực hiện tháng 7; luỹ kế chi đến hết tháng 8/2007 ước đạt 221.630 tỷ đồng, đạt 62% dự toán, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2006.
Chi cho đầu tư phát triển ước đạt 55,7% dự toán, tăng 12,9%; chi trả nợ và viện trợ ước đạt 69,3% dự toán, tăng 21,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm chi cải tiến tiền lương và thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư) ước đạt 65,9%, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Về những thống kê trên, Bộ Tài chính cho rằng thu – chi ngân sách Nhà nước đã chịu tác động của nhiều yếu tố và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm.
Chẳng hạn như chính sách điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm mặt hàng nhập khẩu (thực phẩm, sữa, ôtô...) kể từ ngày 8/8/2007. Con số ngân sách Nhà nước bị “hụt” từ chính sách này được đề cập trong thời gian gần đây ước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Về những nguyên nhân chủ quan, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn; thực hiện thanh tra Viettel, Công ty Tài chính Dầu khí, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsopetro cũng như tăng cường công tác thu thuế tại một số địa bàn có số thu lớn như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hoà...
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 23.310 tỷ đồng, xấp xỉ mức thực hiện thu tháng 7; luỹ kế 8 tháng ước đạt 180.240 tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2006.
Điểm đáng chú ý là thu từ dầu thô có dấu hiệu giảm. Cụ thể, thu từ dầu thô ước đạt 54,1% dự toán, giảm 14% so với cùng kỳ, với sản lượng dầu thô thanh toán đạt 10,3 triệu tấn, giá thanh toán bình quân đạt xấp xỉ 63 USD/thùng (tăng 1 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán).
Thu nội địa ước đạt 66,3% dự toán, tăng 25,0% so với cùng kỳ. Riêng thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 69,1% dự toán, tăng mạnh nhất với mức tăng 43,5% so cùng kỳ.
Cũng sau 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 31,2 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2006; nhập khẩu có tổng kim ngạch 37,6 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ.
Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ đạt 48 tỷ USD (tăng 20,5%), tổng kim ngạch nhập khẩu sẽ là 57 tỷ USD (tăng 27%), tiếp tục là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tổng chi ngân sách Nhà nước trong tháng 8 ước đạt 29.105 tỷ đồng, tăng 1.440 tỷ đồng so với thực hiện tháng 7; luỹ kế chi đến hết tháng 8/2007 ước đạt 221.630 tỷ đồng, đạt 62% dự toán, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2006.
Chi cho đầu tư phát triển ước đạt 55,7% dự toán, tăng 12,9%; chi trả nợ và viện trợ ước đạt 69,3% dự toán, tăng 21,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm chi cải tiến tiền lương và thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư) ước đạt 65,9%, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Về những thống kê trên, Bộ Tài chính cho rằng thu – chi ngân sách Nhà nước đã chịu tác động của nhiều yếu tố và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm.
Chẳng hạn như chính sách điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm mặt hàng nhập khẩu (thực phẩm, sữa, ôtô...) kể từ ngày 8/8/2007. Con số ngân sách Nhà nước bị “hụt” từ chính sách này được đề cập trong thời gian gần đây ước khoảng 1.000 tỷ đồng.
Về những nguyên nhân chủ quan, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, thu nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn; thực hiện thanh tra Viettel, Công ty Tài chính Dầu khí, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsopetro cũng như tăng cường công tác thu thuế tại một số địa bàn có số thu lớn như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hoà...