Ngành da giày còn tăng được mấy năm nữa?
Xuất khẩu da giày chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc vào yếu tố phát triển theo chiều rộng
Sau một năm bị suy giảm mạnh vì quyết định đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của châu Âu, từ năm 2010, ngành da giày xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng lại.
Đây cũng là thời điểm ngành da, giày Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12-14 tỉ Đô la Mỹ/năm sau 10 năm nữa.
Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, nói rằng trong 10 năm tới ngành này sẽ không thể có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đến 15-20%/năm, như giai đoạn 1995-2005. Theo bà, triển vọng khả thi của ngành da giày từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân 10-12%/năm.
Những năm gần đây, cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành da, giày đã có nhiều thay đổi. Hiện tại, tuy châu Âu vẫn là khách hàng lớn nhất, nhưng tỷ trọng đã giảm từ 70% xuống còn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu da, giày của Việt Nam. Đồng thời, xuất khẩu sang Mỹ đang tăng mạnh. Tỷ lệ nội địa hóa cũng đạt được khoảng 40-45% tổng giá trị.
Tuy nhiên, phương thức xuất khẩu thì chưa có thay đổi nào đáng kể. Đến nay, gia công vẫn đóng góp tới 70% kim ngạch. Hiệp hội Da giày dự báo, xuất khẩu giày, dép trong năm 2010 sẽ vào khoảng 4,4-4,5 tỉ Đô la Mỹ. Như vậy, nhiều khả năng ngành da, giày xuất khẩu sẽ đạt mức tăng trưởng 10-12% trong năm nay. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam sẽ duy trì được nhịp độ này trong bao lâu, khi mà việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố phát triển theo chiều rộng.
Chuỗi giá trị gia tăng của ngành công nghiệp da, giày có bốn phân khúc chính, bao gồm:
- Thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, tiếp thị (phân khúc 1);
- Tạo năng lực sản xuất, gồm chế tạo máy móc thiết bị, công cụ sản xuất và công nghệ, sản xuất nguyên phụ liệu (phân khúc 2);
- Tổ chức sản xuất, gồm có dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực và công nghệ tổ chức sản xuất (phân khúc 3);
- Cuối cùng là lĩnh vực phân phối sản phẩm (phân khúc 4).
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, cho rằng trong bốn phân khúc kể trên, ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mạnh nhất là ở phân khúc 3. Ông nhấn mạnh: “Nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở ba phân khúc còn lại, thì sau năm năm nữa ngành da giày Việt Nam sẽ không tăng trưởng được nữa”.
Một trong những lý do quan trọng là khó khăn về nguồn nhân lực. Việc tuyển dụng lao động cho ngành da, giày ngày một khó khăn và cũng đắt đỏ hơn. Tuy trở ngại này có thể phần nào bù đắp bằng công nghệ và dây chuyền sản xuất có năng suất cao hơn, nhưng cũng không thể bù mãi.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng quyết liệt, nên khả năng gia tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch, ngày càng khó khăn hơn. Đó là chưa nói đến những yếu tố rủi ro khi bị các nước nhập khẩu kiện bán phá giá.
Liệu ngành da giày sẽ duy trì được nhịp độ tăng trưởng 10-12%/năm trong bao lâu, khi mà việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phát triển theo chiều rộng.
Trong ba phân khúc còn lại, theo phân tích của ông Kiệt, Việt Nam cần tập trung để phát triển mạnh phân khúc số hai. Cụ thể là tăng cường sản xuất nguyên phụ liệu và năng lực chế tạo máy móc thiết bị, công cụ sản xuất. Đây là hướng đi khả thi nhất nhằm bảo đảm cho ngành da giày xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Nhóm nguyên phụ liệu của ngành da, giày gồm các loại như: da và giả da, vải, đế giày, phụ liệu trang trí và nguyên liệu phụ trợ. Trong số đó, lĩnh vực sản xuất đế giày phát triển khá mạnh và hiện trong nước đã đáp ứng tới 70% nhu cầu. Còn phụ liệu trang trí, khả năng trong nước tới nay mới đáp ứng 40-45%, nên còn nhiều dư địa để phát triển.
Đơn cử là phụ liệu dành cho giày nữ, Việt Nam gần như phải nhập khẩu hoàn toàn. Các loại keo dán, hóa chất cũng chỉ pha chế được một ít từ nguyên liệu nhập khẩu, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Riêng máy móc thiết bị, ngành cơ khí chế tạo mới làm được băng chuyền và một số thiết bị đơn giản cùng các loại công cụ cầm tay khác. Nếu tính theo giá trị, nhóm này Việt Nam mới tự đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu.
Với trình độ của ngành da, giày Việt Nam hiện nay, tham gia vào phân khúc 1 và phân khúc 4 là rất khó khăn. Ở phân khúc 1, đại đa số doanh nghiệp không tham gia, mà chủ yếu sản xuất theo thiết kế của khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lớn, như các công ty giày Thái Bình, An Lạc, Thượng Đình, Bita’s... đã có những mẫu thiết kế riêng, nhưng tỷ lệ này cũng chỉ dừng lại ở mức 20-30%.
Mấy năm qua, Hiệp hội Da giày Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy lĩnh vực này, thông qua hợp tác với Hiệp hội Da giày của Ý để tổ chức đào tạo về thiết kế. Riêng phân khúc 4, gần như vẫn nằm ngoài tầm tay của doanh nghiệp Việt Nam, trừ Biti’s đã thiết lập được hệ thống bán lẻ ở Trung Quốc. Một vài công ty lớn khác có ý định mở các kênh bán hàng riêng ở một số nước Asean và Mỹ.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành da giày cũng hướng trọng tâm vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu. Một trong những giải pháp quan trọng là sẽ xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và phối hợp với ngành dệt may xây dựng ít nhất một khu công nghiệp da.
Bên cạnh đó, ngành này cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các kênh phân phối ở nước ngoài. Nếu cứ sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng cung cấp và xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công như hiện nay, thì ngành da giày sẽ khó vượt qua giới hạn để vươn tới nấc thang giá trị cao hơn.
Tấn Đức (TBKTSG)
Đây cũng là thời điểm ngành da, giày Việt Nam xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12-14 tỉ Đô la Mỹ/năm sau 10 năm nữa.
Bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, nói rằng trong 10 năm tới ngành này sẽ không thể có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đến 15-20%/năm, như giai đoạn 1995-2005. Theo bà, triển vọng khả thi của ngành da giày từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân 10-12%/năm.
Những năm gần đây, cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành da, giày đã có nhiều thay đổi. Hiện tại, tuy châu Âu vẫn là khách hàng lớn nhất, nhưng tỷ trọng đã giảm từ 70% xuống còn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu da, giày của Việt Nam. Đồng thời, xuất khẩu sang Mỹ đang tăng mạnh. Tỷ lệ nội địa hóa cũng đạt được khoảng 40-45% tổng giá trị.
Tuy nhiên, phương thức xuất khẩu thì chưa có thay đổi nào đáng kể. Đến nay, gia công vẫn đóng góp tới 70% kim ngạch. Hiệp hội Da giày dự báo, xuất khẩu giày, dép trong năm 2010 sẽ vào khoảng 4,4-4,5 tỉ Đô la Mỹ. Như vậy, nhiều khả năng ngành da, giày xuất khẩu sẽ đạt mức tăng trưởng 10-12% trong năm nay. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam sẽ duy trì được nhịp độ này trong bao lâu, khi mà việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố phát triển theo chiều rộng.
Chuỗi giá trị gia tăng của ngành công nghiệp da, giày có bốn phân khúc chính, bao gồm:
- Thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, tiếp thị (phân khúc 1);
- Tạo năng lực sản xuất, gồm chế tạo máy móc thiết bị, công cụ sản xuất và công nghệ, sản xuất nguyên phụ liệu (phân khúc 2);
- Tổ chức sản xuất, gồm có dây chuyền sản xuất, nguồn nhân lực và công nghệ tổ chức sản xuất (phân khúc 3);
- Cuối cùng là lĩnh vực phân phối sản phẩm (phân khúc 4).
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, cho rằng trong bốn phân khúc kể trên, ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mạnh nhất là ở phân khúc 3. Ông nhấn mạnh: “Nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở ba phân khúc còn lại, thì sau năm năm nữa ngành da giày Việt Nam sẽ không tăng trưởng được nữa”.
Một trong những lý do quan trọng là khó khăn về nguồn nhân lực. Việc tuyển dụng lao động cho ngành da, giày ngày một khó khăn và cũng đắt đỏ hơn. Tuy trở ngại này có thể phần nào bù đắp bằng công nghệ và dây chuyền sản xuất có năng suất cao hơn, nhưng cũng không thể bù mãi.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng quyết liệt, nên khả năng gia tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch, ngày càng khó khăn hơn. Đó là chưa nói đến những yếu tố rủi ro khi bị các nước nhập khẩu kiện bán phá giá.
Liệu ngành da giày sẽ duy trì được nhịp độ tăng trưởng 10-12%/năm trong bao lâu, khi mà việc xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào gia công và tăng trưởng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phát triển theo chiều rộng.
Trong ba phân khúc còn lại, theo phân tích của ông Kiệt, Việt Nam cần tập trung để phát triển mạnh phân khúc số hai. Cụ thể là tăng cường sản xuất nguyên phụ liệu và năng lực chế tạo máy móc thiết bị, công cụ sản xuất. Đây là hướng đi khả thi nhất nhằm bảo đảm cho ngành da giày xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Nhóm nguyên phụ liệu của ngành da, giày gồm các loại như: da và giả da, vải, đế giày, phụ liệu trang trí và nguyên liệu phụ trợ. Trong số đó, lĩnh vực sản xuất đế giày phát triển khá mạnh và hiện trong nước đã đáp ứng tới 70% nhu cầu. Còn phụ liệu trang trí, khả năng trong nước tới nay mới đáp ứng 40-45%, nên còn nhiều dư địa để phát triển.
Đơn cử là phụ liệu dành cho giày nữ, Việt Nam gần như phải nhập khẩu hoàn toàn. Các loại keo dán, hóa chất cũng chỉ pha chế được một ít từ nguyên liệu nhập khẩu, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Riêng máy móc thiết bị, ngành cơ khí chế tạo mới làm được băng chuyền và một số thiết bị đơn giản cùng các loại công cụ cầm tay khác. Nếu tính theo giá trị, nhóm này Việt Nam mới tự đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu.
Với trình độ của ngành da, giày Việt Nam hiện nay, tham gia vào phân khúc 1 và phân khúc 4 là rất khó khăn. Ở phân khúc 1, đại đa số doanh nghiệp không tham gia, mà chủ yếu sản xuất theo thiết kế của khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lớn, như các công ty giày Thái Bình, An Lạc, Thượng Đình, Bita’s... đã có những mẫu thiết kế riêng, nhưng tỷ lệ này cũng chỉ dừng lại ở mức 20-30%.
Mấy năm qua, Hiệp hội Da giày Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy lĩnh vực này, thông qua hợp tác với Hiệp hội Da giày của Ý để tổ chức đào tạo về thiết kế. Riêng phân khúc 4, gần như vẫn nằm ngoài tầm tay của doanh nghiệp Việt Nam, trừ Biti’s đã thiết lập được hệ thống bán lẻ ở Trung Quốc. Một vài công ty lớn khác có ý định mở các kênh bán hàng riêng ở một số nước Asean và Mỹ.
Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành da giày cũng hướng trọng tâm vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu. Một trong những giải pháp quan trọng là sẽ xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và phối hợp với ngành dệt may xây dựng ít nhất một khu công nghiệp da.
Bên cạnh đó, ngành này cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các kênh phân phối ở nước ngoài. Nếu cứ sản xuất theo mẫu thiết kế của khách hàng cung cấp và xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức gia công như hiện nay, thì ngành da giày sẽ khó vượt qua giới hạn để vươn tới nấc thang giá trị cao hơn.
Tấn Đức (TBKTSG)