Ngành đóng tàu Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Đan Mạch
"Ngành đóng tàu Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 7 về tiềm năng phát triển trên thế giới"
Hiện nay, ngành đóng tàu Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển mới. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ông Jens Hammer Serensen, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Đan Mạch (DEA) kiêm Chủ tịch Tổ chức Hàng hải Đan Mạch thuộc DEA.
Ông đánh giá ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam như thế nào so với các nước khác?
Ngành đóng tàu Việt Nam đứng vị trí thứ 7 về tiềm năng phát triển trên thế giới. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, con người... Nếu biết tập trung phát triển đúng, ngành đóng tàu Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.
Lúc này là thời điểm tốt để làm điều đó. Bởi nhu cầu đóng tàu của thế giới rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển gần như quá tải.
Theo tôi, Việt Nam nên mở rộng đầu tư và xây dựng các xưởng đóng tàu lớn bên cạnh tăng cường đào tạo lao động, đội ngũ kỹ thuật cho lĩnh vực này ngay từ bây giờ.
Nhận định tiềm năng này mà các doanh nghiệp đóng tàu Đan Mạch quan tâm đến thị trường Việt Nam?
Ngành công nghiệp đóng tàu của thế giới đang chuyển dịch về khu vực Đông Á và cùng với sự chuyển dịch đó các công ty Đan Mạch thành công trong việc chuyển hướng kinh doanh và đầu tư vào khu vực này.
Đan Mạch có ngành công nghiệp hàng hải phát triển và là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về cung cấp máy móc, thiết bị và các dịch vụ cho ngành công nghiệp hàng hải và đóng tàu nói riêng.
Các doanh nghiệp Đan Mạch rất quan tâm đến ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam. Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư trong số những nước ở châu Á mà các doanh nghiệp hàng hải Đan Mạch quan tâm nhiều.Ba nước hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong Tổ chức Hàng hải Đan Mạch hiện có 150 doanh nghiệp là những nhà cung cấp trong lĩnh vực đóng tàu. Chúng tôi thường xuyên tổ chức những chuyến thăm và tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3 này chúng tôi đã có 25 doanh nghiệp trong lĩnh vực đóng tàu sang Việt Nam. Hiện tại đã có hai doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam, mới bắt đầu khởi động từ năm ngoái.
Chính phủ Đan Mạch cũng tham gia tài trợ tài chính trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Doanh nghiệp Đan Mạch muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, vì ở Việt Nam, chúng tôi có thể thực hiện những kế hoạch có chi phí thấp hơn, điều mà chúng tôi không thể làm được ở Đan Mạch.
Trong chuyến làm việc lần này, chúng tôi đã có những kế hoạch làm ăn mới với bốn xưởng đóng tàu Việt Nam.
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Đan Mạch thành lập một câu lạc bộ hàng hải Việt Nam-Đan Mạch. Mục đích của câu lạc bộ này là gì thưa ông?
Câu lạc bộ hàng hải Việt Nam - Đan Mạch vừa được thành lập ở thành phố Nha Trang với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Mục đích của câu lạc bộ chính là duy trì và xúc tiến mối quan hệ hợp tác hàng hải giữa các doanh nghiệp Đan Mạch và Việt Nam.
Ông đánh giá ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam như thế nào so với các nước khác?
Ngành đóng tàu Việt Nam đứng vị trí thứ 7 về tiềm năng phát triển trên thế giới. Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, con người... Nếu biết tập trung phát triển đúng, ngành đóng tàu Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai.
Lúc này là thời điểm tốt để làm điều đó. Bởi nhu cầu đóng tàu của thế giới rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển gần như quá tải.
Theo tôi, Việt Nam nên mở rộng đầu tư và xây dựng các xưởng đóng tàu lớn bên cạnh tăng cường đào tạo lao động, đội ngũ kỹ thuật cho lĩnh vực này ngay từ bây giờ.
Nhận định tiềm năng này mà các doanh nghiệp đóng tàu Đan Mạch quan tâm đến thị trường Việt Nam?
Ngành công nghiệp đóng tàu của thế giới đang chuyển dịch về khu vực Đông Á và cùng với sự chuyển dịch đó các công ty Đan Mạch thành công trong việc chuyển hướng kinh doanh và đầu tư vào khu vực này.
Đan Mạch có ngành công nghiệp hàng hải phát triển và là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về cung cấp máy móc, thiết bị và các dịch vụ cho ngành công nghiệp hàng hải và đóng tàu nói riêng.
Các doanh nghiệp Đan Mạch rất quan tâm đến ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam. Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư trong số những nước ở châu Á mà các doanh nghiệp hàng hải Đan Mạch quan tâm nhiều.Ba nước hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong Tổ chức Hàng hải Đan Mạch hiện có 150 doanh nghiệp là những nhà cung cấp trong lĩnh vực đóng tàu. Chúng tôi thường xuyên tổ chức những chuyến thăm và tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3 này chúng tôi đã có 25 doanh nghiệp trong lĩnh vực đóng tàu sang Việt Nam. Hiện tại đã có hai doanh nghiệp Đan Mạch đầu tư trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam, mới bắt đầu khởi động từ năm ngoái.
Chính phủ Đan Mạch cũng tham gia tài trợ tài chính trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Doanh nghiệp Đan Mạch muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, vì ở Việt Nam, chúng tôi có thể thực hiện những kế hoạch có chi phí thấp hơn, điều mà chúng tôi không thể làm được ở Đan Mạch.
Trong chuyến làm việc lần này, chúng tôi đã có những kế hoạch làm ăn mới với bốn xưởng đóng tàu Việt Nam.
Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Đan Mạch thành lập một câu lạc bộ hàng hải Việt Nam-Đan Mạch. Mục đích của câu lạc bộ này là gì thưa ông?
Câu lạc bộ hàng hải Việt Nam - Đan Mạch vừa được thành lập ở thành phố Nha Trang với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Mục đích của câu lạc bộ chính là duy trì và xúc tiến mối quan hệ hợp tác hàng hải giữa các doanh nghiệp Đan Mạch và Việt Nam.