08:19 16/06/2014

Ngành đường sẽ “ngọt” nhờ M&A

Phượng Vũ

Bối cảnh ngành công nghiệp mía đường hiện nay đang mở ra những cơ hội “ngọt ngào” cho các thương vụ M&A

M&A là cơ hội để tái cấu trúc ngành mía đường, một hướng đi đúng 
trong bối cảnh hiện nay không chỉ làm tăng sức mạnh mà còn tăng khả năng
 cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường ở phạm vi trong nước và nâng 
lên ở tầm khu vực.
M&A là cơ hội để tái cấu trúc ngành mía đường, một hướng đi đúng trong bối cảnh hiện nay không chỉ làm tăng sức mạnh mà còn tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường ở phạm vi trong nước và nâng lên ở tầm khu vực.
Bối cảnh ngành công nghiệp mía đường hiện nay đang mở ra những cơ hội “ngọt ngào” cho các thương vụ M&A.

Từ những thế mạnh riêng

Tại thị trường miền Nam, Công ty cổ phần đường Biên Hoà (BHS) là doanh nghiệp với bề dày về thương hiệu trên thị trường và các dòng sản phẩm của đường Biên Hoà đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng hơn 40 năm qua.

Tuy nhiên, bài toán giá thành vẫn là nỗi trăn trở của BHS vì công nghệ sản xuất và vùng nguyên liệu chưa đồng bộ với nhau, có nơi thiếu nguyên liệu không đủ để đáp ứng công suất ép của nhà máy và ngược lại.

Hiện nay, BHS đang tiến hành đầu tư, nghiên cứu và bắt đầu triển khai những phụ phẩm ngang đường và sau đường như điện thương phẩm…

Trong khi đó, tại miền Trung, Công ty Cổ phần Đường Ninh Hoà (NHS) với công suất 6.000 tấn mía/ngày lại có vùng nguyên liệu không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất mà còn có khả năng mở rộng, sẵn sàng cho các kế hoạch nâng cao công suất trong tương lai. Trong 5 vụ mía vừa qua, diện tích vùng nguyên liệu tăng trung bình 16%/năm.

Ngoài ra, NHS còn là doanh nghiệp có triển vọng tốt từ hoạt động sản xuất điện. Dự kiến vụ 2013 - 2014, NHS sẽ đưa vào vận hành nhà máy nhiệt điện có quy mô lớn nhất trong ngành đường với turbine có công suất 30 MW, kế hoạch sản lượng điện bán cho EVN khoảng 36 nghìn Mwh/năm. Hơn thế nữa, NHS còn liên tục thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes bình chọn.

Đến những cái bắt tay

Theo các chuyên gia trong ngành, đối với BHS và NHS, việc hợp tác M&A là tận dụng được ưu điểm của các bên. Trước hết, sẽ giúp hai bên mở rộng được thị phần, giảm chi phí sản xuất từ việc tiết kiệm chi phí, tối ưu được nguồn lực nhân sự giỏi của nhau từ đó nâng cao được nội lực, sức mạnh tài chính để tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, với thế mạnh về thương hiệu và kinh nghiệm của mình, thương hiệu BHS sẽ là bảo chứng cho các sản phẩm của NHS, mang đến cho người tiêu dùng sự gia tăng trong lựa chọn và tiết kiệm được chi phí từ việc giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, việc M&A của BHS và NHS giúp nâng cao tiềm lực tài chính, làm tăng giá trị doanh nghiệp, tăng vốn chủ hữu sở hữu từ đó Công ty có được vị thế tốt hơn trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp mía đường niêm yết cổ phiếu trên sàn vẫn duy trì được thị giá ấn tượng, thay vì hàng loạt mã chứng khoán đang giao dịch dưới mệnh giá như tình trạng hiện nay. Chưa kể, đến khi hai doanh nghiệp này liên kết với nhau sẽ tạo ra sức mạnh có được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

M&A được coi là lựa chọn không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà người nông dân còn được hưởng lợi từ hoạt động sáp nhập này. Với tiềm lực tài chính vững mạnh của doanh nghiệp, người nông dân sẽ được quan tâm và hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như: vốn, vật tư trồng mía, thanh toán tiền bán mía ngay.

Đặc biệt, khi doanh nghiệp từng bước chủ động vùng nguyên liệu sang làm chủ vùng nguyên liệu sẽ tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trong vùng, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và an sinh xã hội tại địa phương.

Cơ hội tái cấu trúc

Nhìn rộng ra, M&A là cơ hội để tái cấu trúc ngành mía đường, một hướng đi đúng trong bối cảnh hiện nay không chỉ làm tăng sức mạnh mà còn tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường ở phạm vi trong nước và nâng lên ở tầm khu vực.

Khi đó, các doanh nghiệp sẽ trở thành công ty lớn hơn, mạnh hơn về tài chính, quy mô cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh, từ đó mang đến cho nhà đầu tư và người tiêu dùng nhiều giá trị gia tăng. Và 4 đối tượng được lợi lớn trong hoạt động này gồm: khách hàng, doanh nghiệp, nông dân, nhà đầu tư.

Một số chuyên gia cho rằng bên cạnh chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp mía đường mang tính tích cực, tích hợp sức mạnh theo nhiều chiều để tạo thành những doanh nghiệp lớn, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài, thì phía sau những lợi ích của doanh nghiệp, các thương vụ M&A còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì hàng hoá có tính cạnh tranh hơn, cho nông dân vì nhận được các chính sách hỗ trợ tốt hơn.

Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải đơn giản vì nhắc đến M&A là đòi hỏi sự hợp tác cao cũng như năng lực quản trị, điều hành giữa các bên, để M&A không chỉ đơn thuần là tăng quy mô hoạt động doanh nghiệp mà thực sự phát huy sức mạnh của các bên về nhân sự, công nghệ, vùng nguyên liệu, thị trường, thị phần…, từ đó đưa lại động lực phát triển mới cho ngành công nghiệp mía đường.