Ngành khai khoáng “đuối sức”, GDP quý 3 vẫn tăng tốc
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2016 ước tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước
Tại cuộc họp báo sáng 29/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2016 ước tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước. Trong đó, quý 1 tăng 5,48%, quý 2 tăng 5,78% và ước tính quý 3 tăng 6,4%.
Trong mức tăng 5,93% của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, đóng góp 2,52 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm.
Mức tăng GDP 9 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu được lý giải là ngành công nghiệp khai khoáng giảm và nông nghiệp tăng thấp.
Bình luận thêm về vấn đề này, ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ Thống kê tài khoản quốc gia, cho biết, xu hướng tăng trưởng vẫn là GDP quý sau cao hơn quý trước, độ doãng giữa các quý cao hơn cùng kỳ 2015. Cụ thể, GDP quý 3/2016 có mức tăng 6,4%, cao hơn 0,62 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù mức tăng trưởng GDP 9 tháng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015, nhưng theo đại diện của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng.
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng 1,3%. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2016 giảm 0,5%. Như vậy, quý 3 sản lượng nhập khẩu tăng rất lớn.
"Sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên vật liệu - máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh, sẽ được sử dụng cho sản xuất trong kỳ tiếp theo. Điều này sẽ tác động tới tăng trưởng của quý 4 sắp tới", ông Hà Quang Tuyến nói.
Đặc biệt, ông Tuyến còn nhấn mạnh một tín hiệu khá mới đó là Việt Nam không còn tăng trưởng dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ngành nông - lâm - thủy sản, vốn cũng là ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất cũng tăng trưởng ở mức rất thấp (1,81%), nhưng tăng trưởng GDP trong quý 3 vẫn lên tới 6,4%. Mức tăng trưởng này dù thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng là cao so với quý 3 của nhiều năm trở lại đây.
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 được Quốc hội đặt ra là 6,7%, nhưng ông Tuyến cho rằng chỉ còn 3 tháng cuối năm nên việc đạt được mục tiêu đề ra hay không còn phục thuộc vào khai thác dầu thô của Việt Nam.
Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô bình quân 1 tháng được gần 1,3 triệu tấn. Nếu 3 tháng còn lại tiếp tục đà này, thì ngành này dù đóng góp âm, nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn nhiều vào mức tăng trưởng cả năm.
Về việc Ngân hàng châu Á (ADB) vừa hạ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 xuống 6%, ông Tuyến giải thích việc tổ chức quốc tế này đưa ra con số trên là so những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Ông cho biết, kinh tế Việt Nam chững lại trong nửa đầu năm nhưng nửa cuối năm sẽ có những bứt phá, tuy nhiên GDP sẽ thấp hơn mục tiêu 6,7% đề ra.
Trong mức tăng 5,93% của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, đóng góp 0,11 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, đóng góp 2,52 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm.
Mức tăng GDP 9 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu được lý giải là ngành công nghiệp khai khoáng giảm và nông nghiệp tăng thấp.
Bình luận thêm về vấn đề này, ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ Thống kê tài khoản quốc gia, cho biết, xu hướng tăng trưởng vẫn là GDP quý sau cao hơn quý trước, độ doãng giữa các quý cao hơn cùng kỳ 2015. Cụ thể, GDP quý 3/2016 có mức tăng 6,4%, cao hơn 0,62 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù mức tăng trưởng GDP 9 tháng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53% của cùng kỳ năm 2015, nhưng theo đại diện của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng.
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng 1,3%. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2016 giảm 0,5%. Như vậy, quý 3 sản lượng nhập khẩu tăng rất lớn.
"Sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên vật liệu - máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh, sẽ được sử dụng cho sản xuất trong kỳ tiếp theo. Điều này sẽ tác động tới tăng trưởng của quý 4 sắp tới", ông Hà Quang Tuyến nói.
Đặc biệt, ông Tuyến còn nhấn mạnh một tín hiệu khá mới đó là Việt Nam không còn tăng trưởng dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ngành nông - lâm - thủy sản, vốn cũng là ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất cũng tăng trưởng ở mức rất thấp (1,81%), nhưng tăng trưởng GDP trong quý 3 vẫn lên tới 6,4%. Mức tăng trưởng này dù thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, nhưng là cao so với quý 3 của nhiều năm trở lại đây.
Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 được Quốc hội đặt ra là 6,7%, nhưng ông Tuyến cho rằng chỉ còn 3 tháng cuối năm nên việc đạt được mục tiêu đề ra hay không còn phục thuộc vào khai thác dầu thô của Việt Nam.
Cụ thể, sản lượng khai thác dầu thô bình quân 1 tháng được gần 1,3 triệu tấn. Nếu 3 tháng còn lại tiếp tục đà này, thì ngành này dù đóng góp âm, nhưng tỷ trọng đóng góp vẫn nhiều vào mức tăng trưởng cả năm.
Về việc Ngân hàng châu Á (ADB) vừa hạ mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 xuống 6%, ông Tuyến giải thích việc tổ chức quốc tế này đưa ra con số trên là so những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Ông cho biết, kinh tế Việt Nam chững lại trong nửa đầu năm nhưng nửa cuối năm sẽ có những bứt phá, tuy nhiên GDP sẽ thấp hơn mục tiêu 6,7% đề ra.