Ngành truyền hình, cần nhìn ở con số… 4 tỷ USD
"Cần nhìn nhận ngành truyền hình khác đi. Các anh nhìn nó là ngành giải trí, đóng góp 1% GDP, nhưng chúng tôi nhìn khác"
"Cần nhìn nhận ngành truyền hình khác đi. Các anh nhìn nó là ngành giải trí, đóng góp 1% GDP, nhưng chúng tôi nhìn khác…"
Bàn về “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình đến năm 2020” đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra cách nhìn khác. Ông cho rằng nên mở rộng truyền hình ra mua sắm, giáo dục, y tế… và đưa truyền hình vào mọi lĩnh vực đời sống.
“Khi đó ngành truyền hình sẽ đóng góp tới 2 - 3% GDP”, ông Hùng nói.
Trong bản thảo quy hoạch có đặt ra mục tiêu đến năm 2015, sẽ phát triển khoảng 30 - 40% số hộ gia đình thu xem dịch vụ truyền hình trả tiền, hơn 6,4 triệu thuê bao, và đạt hơn 6,9 nghìn tỷ đồng doanh thu. Đến năm 2020, con số này sẽ nâng lên là 60 - 70% hộ gia đình, khoảng 14,2 triệu thuê bao, đạt hơn 20,4 nghìn tỷ đồng.
Tương lai truyền hình trả tiền sẽ chiếm tới 70 - 80% của ngành, vì thế theo ông Hùng, trong quy hoạch phải ưu tiên đáng kể cho thị trường này, trong đó cần chú trọng tới truyền hình cáp. Bởi hiện trên thị trường truyền hình trả tiền, truyền hình cáp chiếm 70%, IPTV chiếm từ 10 - 15%.
Phó tổng giám đốc Viettel cho rằng, nếu GDP của nước ta đặt mục tiêu vào năm 2016 - 2017 đạt 200 tỷ USD, thì ngành truyền hình phải là 4 tỷ USD (2% GDP).
Việc đạt được mục tiêu như vậy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự sáng tạo của các công ty sản xuất nội dung. “Thậm chí, nếu mảng nội dung sáng tạo hơn nữa thì không phải là 2% GDP mà là 4%, nghĩa là có thể đạt tới 8 tỷ USD vào 2016”, ông Hùng lạc quan nói.
Tuy nhiên, đó là “lý tưởng”. Vì thị trường truyền hình giữa các đơn vị có hạ tầng phát sóng và đơn vị làm nội dung đang lặp lại “bản sao ăn chia” của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp làm nội dung số trên mobile với các mạng di động.
Theo ông Hùng, khó khăn lớn hiện nay là việc chưa có cơ chế ăn chia hợp lý, nên nhà mạng o ép hãng sản xuất nội dung. Và nhà sản xuất nội dung vì bực tức nên nhảy sang cung cấp mạng và ngược lại, trong khi hai mảng này không gộp làm một được. Vì thế, Viettel cũng phải nhảy sang làm nội dung.
Kiến nghị của doanh nghiệp là Bộ Thông tin và Truyền thông cần đứng ra giải quyết cơ chế ăn chia giữa nhà mạng và doanh nghiệp nội dung. Theo đó, bài toán quy mô thị trường truyền hình sẽ được giải quyết. Và nếu có một cơ chế ăn chia tốt thì tiềm năng thị trường truyền hình Việt khi “đi vào mọi lĩnh vực đời sống” là rất lớn.
Hiện Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, đơn vị xây dựng bản quy hoạch, chủ trương rút gọn các đơn vị truyền hình cáp còn 3 doanh nghiệp quy mô toàn quốc và 5 doanh nghiệp khu vực không chồng lấn nhau. Đối với dịch vụ truyền hình qua vệ tinh DTH, truyền hình di động, IPTV cũng còn 3 nhà cung cấp toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực.
Theo cơ quan trên, hiện dịch vụ truyền hình cáp đồng trục mang tính chất manh mún, được tổ chức theo địa phương, với sự tham gia của trên 40 đơn vị, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ từ vài ngàn đến vài chục ngàn thuê bao. Do đó, chủ trương là không cấp mới với những đơn vị mới phát triển cáp đồng trục.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lựa chọn tốt nhất hiện nay không phải là cáp quang vì đắt quá. Cáp đồng xoắn thì chất lượng không tốt và khi triển khai dễ đứt, do đó cáp đồng trục là tốt nhất. Ông phân tích, với cáp đồng trục, vừa làm được Internet băng rộng, vừa làm được truyền hình cáp. Đặc biệt, công nghệ này không nhiễu và bền.
“Ngoài năm 2020 chúng ta mới nghĩ đến câu chuyện 50 - 60% là cáp quang đến với hộ gia đình, còn trong lúc này chỉ dám nghĩ đến 10% vào 2015 là cáp quang, còn lại là cáp đồng và cáp đồng trục. Chúng ta hãy để lựa chọn cáp quang, đồng hay đồng trục cho nhà mạng quyết định”, ông Hùng nói.
Với những cách nhìn khác nhau như trên, bản “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình đến năm 2020” có thể còn phải điều chỉnh nhiều mới có thể đạt được sự thống nhất về quan điểm giữa nhà quản lý và doanh nghiệp.
Bàn về “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình đến năm 2020” đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra cách nhìn khác. Ông cho rằng nên mở rộng truyền hình ra mua sắm, giáo dục, y tế… và đưa truyền hình vào mọi lĩnh vực đời sống.
“Khi đó ngành truyền hình sẽ đóng góp tới 2 - 3% GDP”, ông Hùng nói.
Trong bản thảo quy hoạch có đặt ra mục tiêu đến năm 2015, sẽ phát triển khoảng 30 - 40% số hộ gia đình thu xem dịch vụ truyền hình trả tiền, hơn 6,4 triệu thuê bao, và đạt hơn 6,9 nghìn tỷ đồng doanh thu. Đến năm 2020, con số này sẽ nâng lên là 60 - 70% hộ gia đình, khoảng 14,2 triệu thuê bao, đạt hơn 20,4 nghìn tỷ đồng.
Tương lai truyền hình trả tiền sẽ chiếm tới 70 - 80% của ngành, vì thế theo ông Hùng, trong quy hoạch phải ưu tiên đáng kể cho thị trường này, trong đó cần chú trọng tới truyền hình cáp. Bởi hiện trên thị trường truyền hình trả tiền, truyền hình cáp chiếm 70%, IPTV chiếm từ 10 - 15%.
Phó tổng giám đốc Viettel cho rằng, nếu GDP của nước ta đặt mục tiêu vào năm 2016 - 2017 đạt 200 tỷ USD, thì ngành truyền hình phải là 4 tỷ USD (2% GDP).
Việc đạt được mục tiêu như vậy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự sáng tạo của các công ty sản xuất nội dung. “Thậm chí, nếu mảng nội dung sáng tạo hơn nữa thì không phải là 2% GDP mà là 4%, nghĩa là có thể đạt tới 8 tỷ USD vào 2016”, ông Hùng lạc quan nói.
Tuy nhiên, đó là “lý tưởng”. Vì thị trường truyền hình giữa các đơn vị có hạ tầng phát sóng và đơn vị làm nội dung đang lặp lại “bản sao ăn chia” của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp làm nội dung số trên mobile với các mạng di động.
Theo ông Hùng, khó khăn lớn hiện nay là việc chưa có cơ chế ăn chia hợp lý, nên nhà mạng o ép hãng sản xuất nội dung. Và nhà sản xuất nội dung vì bực tức nên nhảy sang cung cấp mạng và ngược lại, trong khi hai mảng này không gộp làm một được. Vì thế, Viettel cũng phải nhảy sang làm nội dung.
Kiến nghị của doanh nghiệp là Bộ Thông tin và Truyền thông cần đứng ra giải quyết cơ chế ăn chia giữa nhà mạng và doanh nghiệp nội dung. Theo đó, bài toán quy mô thị trường truyền hình sẽ được giải quyết. Và nếu có một cơ chế ăn chia tốt thì tiềm năng thị trường truyền hình Việt khi “đi vào mọi lĩnh vực đời sống” là rất lớn.
Hiện Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, đơn vị xây dựng bản quy hoạch, chủ trương rút gọn các đơn vị truyền hình cáp còn 3 doanh nghiệp quy mô toàn quốc và 5 doanh nghiệp khu vực không chồng lấn nhau. Đối với dịch vụ truyền hình qua vệ tinh DTH, truyền hình di động, IPTV cũng còn 3 nhà cung cấp toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực.
Theo cơ quan trên, hiện dịch vụ truyền hình cáp đồng trục mang tính chất manh mún, được tổ chức theo địa phương, với sự tham gia của trên 40 đơn vị, nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ từ vài ngàn đến vài chục ngàn thuê bao. Do đó, chủ trương là không cấp mới với những đơn vị mới phát triển cáp đồng trục.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, lựa chọn tốt nhất hiện nay không phải là cáp quang vì đắt quá. Cáp đồng xoắn thì chất lượng không tốt và khi triển khai dễ đứt, do đó cáp đồng trục là tốt nhất. Ông phân tích, với cáp đồng trục, vừa làm được Internet băng rộng, vừa làm được truyền hình cáp. Đặc biệt, công nghệ này không nhiễu và bền.
“Ngoài năm 2020 chúng ta mới nghĩ đến câu chuyện 50 - 60% là cáp quang đến với hộ gia đình, còn trong lúc này chỉ dám nghĩ đến 10% vào 2015 là cáp quang, còn lại là cáp đồng và cáp đồng trục. Chúng ta hãy để lựa chọn cáp quang, đồng hay đồng trục cho nhà mạng quyết định”, ông Hùng nói.
Với những cách nhìn khác nhau như trên, bản “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình đến năm 2020” có thể còn phải điều chỉnh nhiều mới có thể đạt được sự thống nhất về quan điểm giữa nhà quản lý và doanh nghiệp.