Ngành xe đạp Việt Nam thoi thóp vì thuế chống bán phá giá
Việc EU áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam từ 2005 đã khiến ngành này điêu đứng
Ngày 15/7 tới đây, thời hạn áp thuế chống bán phá giá của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe đạp xuất khẩu của Việt Nam sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, liệu Ủy ban Châu Âu (EC) có tiến hành rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng này hay không, là điều chưa thể khẳng định.
Xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng
Ngày 14/7/2005, EU đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng xe đạp có mã số HS 8712 00 10 (xe đạp đua), 8712 00 80 , 8712 00 30 (các loại khác) của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này với các mức thuế 15,8% (đối với riêng Công ty TNHH Always) và 34,5% được áp dụng cho tất cả các công ty khác.
Trong 5 năm bị áp mức thuế chống bán phá giá nêu trên, “lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm nghiêm trọng. Trước 2005, mỗi năm nước ta xuất khẩu vào thị trường này trên một triệu chiếc, đến năm 2009 con số này chỉ còn khoảng 21.400 chiếc”, ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết.
Khi chưa bị áp thuế, xe đạp xuất khẩu chiếm tới 80% sản lượng của toàn ngành, còn tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 20%. Nhưng từ năm 2005 đến 2009, lượng xuất khẩu xe đạp của Việt Nam liên tục bị sụt giảm, với tỷ trọng lần lượt là 60%, 45%, 30%, 20% và 15%.
Đến năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ còn chiếm 0,61% và 0,40% tổng lượng nhập khẩu xe đạp của thị trường này. Đây là thị phần không đáng kể theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và EU về chống bán phá giá.
“Cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu xe đạp của Việt Nam sang EU cũng liên tục giảm. Điển hình năm 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đã giảm tới 95,3% so với năm trước”, ông Lê Sỹ Giảng, Phó ban xử lý chống bán phá giá, Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết thêm.
Ông Châu Vĩnh Chí, đại diện Công ty Asama Yuh Jiun Int’l Việt Nam, cho hay trước 2005, mỗi năm công ty này xuất khẩu trên 200.000 chiếc xe đạp vào EU. Nhưng sang năm 2006, công ty đã không thể xuất khẩu được vì mức thuế quá cao.
Không có hợp đồng xuất khẩu, từ trên 1.200 nhân công, công ty buộc phải giảm xuống còn 560 người.
Tại Công ty Xe đạp High Ride, tình trạng cũng chẳng sáng sủa hơn khi 90% công nhân buộc phải nghỉ việc. Số còn lại chủ yếu làm gia công như sơn khung cho các doanh nghiệp xe đạp khác. Điều đáng nói là không chỉ các công ty trực tiếp xuất khẩu bị ảnh hưởng mà những đơn vị cung cấp phụ tùng, bao bì cũng lao đao từ quyết định này.
Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn trước năm 2005, tổng số lao động toàn ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam là 210 nghìn người, thì đến đầu năm 2010, con số này chỉ khoảng 5 nghìn lao động.
Như vậy, sau 5 năm bị áp thuế chống bán phá giá, ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam gần như đã kiệt quệ, với hàng loạt doanh nghiệp đã và tiếp tục phải đối mặt với phá sản.
EC có tiếp tục rà soát?
Vào ngày 19/3, EU đã ra thông báo, mức thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam sẽ hết hạn vào ngày 15/7 tới. Nhưng mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EMBA) đã gửi đơn yêu cầu rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng này lên EC.
Theo ông Phú, việc EC xem xét để đưa ra quyết định có rà soát cuối kỳ hay không sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành sản xuất xe đạp của nước ta. Nếu EC bác bỏ đơn của EMBA thì thuế chống phá giá sẽ tự động chấm dứt vào ngày 15/7. Trong trường hợp EC tiến hành rà soát, mức thuế trên sẽ được duy trì tiếp trong 12 tháng, cho đến khi có kết quả rà soát.
Trước vấn đề này, Bộ Công Thương cho rằng, việc áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam là "hoàn toàn phi lý", bởi thị phần xe đạp Việt Nam xuất sang EU rất nhỏ nên không có khả năng gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất xe đạp của EU.
Ông Lê Quốc Tạo, Chánh văn phòng Hiệp hội Ôtô - Xe máy - Xe đạp Việt Nam, phân tích: nói doanh nghiệp Việt bán phá giá xe đạp là không hợp lý vì Việt Nam chỉ có lợi thế về giá nhân công, còn các chi phí khác như nguyên, nhiên vật liệu đều theo giá thế giới, nên không thể bán xe đạp với giá quá thấp.
Trong khi đó, thời gian qua ngành công nghiệp sản xuất xe đạp của châu Âu vẫn giữ được sự tăng trưởng. Lợi nhuận từ mặt hàng này của các nhà sản xuất châu Âu đều tăng đáng kể.
Trên thực tế sự khó khăn của ngành sản xuất xe đạp châu Âu nói chung chỉ xuất phát từ sức cạnh tranh yếu tại một số nước châu Âu. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Đại diện ngành sản xuất xe đạp châu Âu (Colibi) và Hiệp hội Các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe hai bánh châu Âu (Coliped), trong năm 2008, chỉ riêng 6 nước như Ý, Đức, Hà Lan, Pháp… đã chiếm 70% sản lượng xe đạp của cả EU.
Mức giá trung bình của sản phẩm xe đạp cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước châu Âu. Trong năm 2008, giá bán xe đạp của Hà Lan bình quân là 688 Euro/chiếc. Trong khi ở Anh, mức giá này là 190 Euro/chiếc. Mức chênh lệch này cho thấy sự khác biệt trong chi phí sản xuất của các nước châu Âu là rất lớn. Điều đó đã dẫn đến xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nội khối.
Xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng
Ngày 14/7/2005, EU đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng xe đạp có mã số HS 8712 00 10 (xe đạp đua), 8712 00 80 , 8712 00 30 (các loại khác) của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này với các mức thuế 15,8% (đối với riêng Công ty TNHH Always) và 34,5% được áp dụng cho tất cả các công ty khác.
Trong 5 năm bị áp mức thuế chống bán phá giá nêu trên, “lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã sụt giảm nghiêm trọng. Trước 2005, mỗi năm nước ta xuất khẩu vào thị trường này trên một triệu chiếc, đến năm 2009 con số này chỉ còn khoảng 21.400 chiếc”, ông Vũ Bá Phú, Phó cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết.
Khi chưa bị áp thuế, xe đạp xuất khẩu chiếm tới 80% sản lượng của toàn ngành, còn tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 20%. Nhưng từ năm 2005 đến 2009, lượng xuất khẩu xe đạp của Việt Nam liên tục bị sụt giảm, với tỷ trọng lần lượt là 60%, 45%, 30%, 20% và 15%.
Đến năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ còn chiếm 0,61% và 0,40% tổng lượng nhập khẩu xe đạp của thị trường này. Đây là thị phần không đáng kể theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và EU về chống bán phá giá.
“Cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu xe đạp của Việt Nam sang EU cũng liên tục giảm. Điển hình năm 2007, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đã giảm tới 95,3% so với năm trước”, ông Lê Sỹ Giảng, Phó ban xử lý chống bán phá giá, Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết thêm.
Ông Châu Vĩnh Chí, đại diện Công ty Asama Yuh Jiun Int’l Việt Nam, cho hay trước 2005, mỗi năm công ty này xuất khẩu trên 200.000 chiếc xe đạp vào EU. Nhưng sang năm 2006, công ty đã không thể xuất khẩu được vì mức thuế quá cao.
Không có hợp đồng xuất khẩu, từ trên 1.200 nhân công, công ty buộc phải giảm xuống còn 560 người.
Tại Công ty Xe đạp High Ride, tình trạng cũng chẳng sáng sủa hơn khi 90% công nhân buộc phải nghỉ việc. Số còn lại chủ yếu làm gia công như sơn khung cho các doanh nghiệp xe đạp khác. Điều đáng nói là không chỉ các công ty trực tiếp xuất khẩu bị ảnh hưởng mà những đơn vị cung cấp phụ tùng, bao bì cũng lao đao từ quyết định này.
Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn trước năm 2005, tổng số lao động toàn ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam là 210 nghìn người, thì đến đầu năm 2010, con số này chỉ khoảng 5 nghìn lao động.
Như vậy, sau 5 năm bị áp thuế chống bán phá giá, ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam gần như đã kiệt quệ, với hàng loạt doanh nghiệp đã và tiếp tục phải đối mặt với phá sản.
EC có tiếp tục rà soát?
Vào ngày 19/3, EU đã ra thông báo, mức thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam sẽ hết hạn vào ngày 15/7 tới. Nhưng mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EMBA) đã gửi đơn yêu cầu rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng này lên EC.
Theo ông Phú, việc EC xem xét để đưa ra quyết định có rà soát cuối kỳ hay không sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành sản xuất xe đạp của nước ta. Nếu EC bác bỏ đơn của EMBA thì thuế chống phá giá sẽ tự động chấm dứt vào ngày 15/7. Trong trường hợp EC tiến hành rà soát, mức thuế trên sẽ được duy trì tiếp trong 12 tháng, cho đến khi có kết quả rà soát.
Trước vấn đề này, Bộ Công Thương cho rằng, việc áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam là "hoàn toàn phi lý", bởi thị phần xe đạp Việt Nam xuất sang EU rất nhỏ nên không có khả năng gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất xe đạp của EU.
Ông Lê Quốc Tạo, Chánh văn phòng Hiệp hội Ôtô - Xe máy - Xe đạp Việt Nam, phân tích: nói doanh nghiệp Việt bán phá giá xe đạp là không hợp lý vì Việt Nam chỉ có lợi thế về giá nhân công, còn các chi phí khác như nguyên, nhiên vật liệu đều theo giá thế giới, nên không thể bán xe đạp với giá quá thấp.
Trong khi đó, thời gian qua ngành công nghiệp sản xuất xe đạp của châu Âu vẫn giữ được sự tăng trưởng. Lợi nhuận từ mặt hàng này của các nhà sản xuất châu Âu đều tăng đáng kể.
Trên thực tế sự khó khăn của ngành sản xuất xe đạp châu Âu nói chung chỉ xuất phát từ sức cạnh tranh yếu tại một số nước châu Âu. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Đại diện ngành sản xuất xe đạp châu Âu (Colibi) và Hiệp hội Các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe hai bánh châu Âu (Coliped), trong năm 2008, chỉ riêng 6 nước như Ý, Đức, Hà Lan, Pháp… đã chiếm 70% sản lượng xe đạp của cả EU.
Mức giá trung bình của sản phẩm xe đạp cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước châu Âu. Trong năm 2008, giá bán xe đạp của Hà Lan bình quân là 688 Euro/chiếc. Trong khi ở Anh, mức giá này là 190 Euro/chiếc. Mức chênh lệch này cho thấy sự khác biệt trong chi phí sản xuất của các nước châu Âu là rất lớn. Điều đó đã dẫn đến xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nội khối.