Ngày tươi đẹp của chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ bất ngờ hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm qua. Thị trường châu Á cũng có bước tiến đáng kể
Chứng khoán Mỹ bất ngờ hồi phục mạnh mẽ trong phiên giao dịch hôm qua. Thị trường châu Á cũng có bước tiến đáng kể.
Ngày 20/2, chứng khoán Mỹ có bước tiến mạnh mẽ nhất trong một tuần qua, dẫn đầu là các cổ phiếu công nghệ và năng lượng, sau khi Hewlett-Packard Co.'s công bố mức lợi nhuận vượt xa dự đoán của các nhà phân tích và ngày thứ hai liên tiếp giá dầu leo lên đỉnh cao kỷ lục.
Standard & Poor's 500 thêm được 11,25 điểm (0,8%) đạt 1.360,03 điểm. Dow cũng tiến thêm 90,04 điểm (0,7%) lên đến 12.427,26 điểm. Nasdaq leo thêm 20,9 điểm (0,9%) đạt 2.327,1 điểm. Tại sàn giao dịch New York, cổ phiếu tăng giá áp đảo cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 5:2.
“Thị trường đang khuyến khích chúng ta nhìn ra sự sống của các cổ phiếu công nghệ và năng lượng. Đấy là một sự phục hồi rộng rãi hơn mà chúng ta đã từng chứng kiến”, John Wilson, đồng giám đốc của Morgan Keegan tại Tennessee bình luận.
Trong phiên giao dịch trước, chứng khoán đã mất mát đáng kể, dẫn đầu là cổ phiếu các công ty điện thoại, sau khi giá tiêu dùng tăng nhanh hơn dự kiến, đẩy thêm mối lo ngại rằng lạm phát gia tăng sẽ khiến cho FED ì ạch hơn trong việc cắt giảm mức phí cho vay. Thành quả đạt được ngày hôm nay làm giảm tổn thất của S&P 500 trong năm nay xuống mức 7,4%, Dow chỉ còn hao hụt ở mức 6,3% và Nasdaq chịu phần lớn nhất với 12%.
Hewlett-Packard tăng 3,49 USD (7,9%) lên mức 47,44 USD, bước tiến mạnh mẽ nhất của cổ phiếu này kể từ tháng 8/2005. Lợi nhuận bình quân của cổ phiếu này trong quý I 86 cents/Cp, cao hơn mức ước tính trung bình của các nhà phân tích là 5 cents. Công ty này cũng đã tăng mức dự đoán về doanh số bán hàng hằng năm nhờ vào nhu cầu ở nước ngoài gia tăng.
Exxon, công ty dầu lửa lớn nhất nước Mỹ phục hồi 1,09 USD (1,3%) đạt 88,10 USD. Chevron, công ty lớn thứ hai leo thêm 1,51 USD, đạt 86,34 USD.
Tại thị trường New York, giá dầu thô giao tháng ba leo thêm 73 cent, lên mức 100,74 USD/thùng khi nhu cầu tiếp tục gia tăng và lạm phát sẽ xóa bớt giá trị của các khoản đầu tư.
Bộ Lao động Mỹ cũng vừa cho biết, giá tiêu dùng trong tháng trước tăng 0,4%, trong khi đó, mức ước đoán của các nhà kinh tế tại Bloomberg là 0,3%. Đồng thời, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, đơn xin thế chấp ở Mỹ giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm qua.
Nhóm cổ phiếu tài chính tham gia trong S&P 500 tăng 1,6%. Merrill Lynch & Co., ông chủ môi giới lớn nhất nước Mỹ thêm được 1,71 USD, lên mức 51,84 USD. American International Group Inc., nhà bảo hiểm lớn nhất, leo thêm 87 cent, đạt 47,9 USD.
Đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn dự báo tổng thu nhập quốc nội của Mỹ sẽ tăng 1,3% lên mức 2% trong năm 2008. Trong khi đó khoản tăng trưởng họ dự báo vào tháng 10 năm ngoái là 1,8% để đạt mức 2,5%. Tỷ lệ mất việc trong quý IV sẽ vào khoảng 5,2 - 5,3%, cao hơn bản dự báo cuối cùng là 4,8-4,9%.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty với giá trị thị trường bình quân 532 triệu USD, tăng thêm 1,1%, lên mức 710,02 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ tăng 0,8%, đóng cửa ở mức 13.758,35 điểm. Nhờ sự thăng tiến này, giá trị các cổ phiếu tăng thêm 140,8 tỷ USD.
Hưởng ứng thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á quay đầu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay (21/2). Các chỉ số chính của thị trường này đều đạt bước tiến khả quan.
Lúc 1 giờ chiều hôm nay, MSCI Châu Á - Thái Bình Dương thêm 1,8%, đạt 144,33 điểm với cả 10 nhóm ngành đều thăng tiến. Trong năm nay, thước đo này đã hao hụt đến 8,5% khi kinh tế Mỹ tiếp tục bị hoài nghi sẽ rơi vào suy thoái, làm hao hụt nhu cầu đối với hàng hóa châu Á.
Nikkei 225 của Nhật cũng tăng được 1,7%, lên mức 13.541,49. Hàn thử biểu của các thị trường Hồng kông, Đài loan, Singapore, Hàn Quốc đều có bước hồi phục đáng kể từ 1-3%.
Ngày 20/2, chứng khoán Mỹ có bước tiến mạnh mẽ nhất trong một tuần qua, dẫn đầu là các cổ phiếu công nghệ và năng lượng, sau khi Hewlett-Packard Co.'s công bố mức lợi nhuận vượt xa dự đoán của các nhà phân tích và ngày thứ hai liên tiếp giá dầu leo lên đỉnh cao kỷ lục.
Standard & Poor's 500 thêm được 11,25 điểm (0,8%) đạt 1.360,03 điểm. Dow cũng tiến thêm 90,04 điểm (0,7%) lên đến 12.427,26 điểm. Nasdaq leo thêm 20,9 điểm (0,9%) đạt 2.327,1 điểm. Tại sàn giao dịch New York, cổ phiếu tăng giá áp đảo cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 5:2.
“Thị trường đang khuyến khích chúng ta nhìn ra sự sống của các cổ phiếu công nghệ và năng lượng. Đấy là một sự phục hồi rộng rãi hơn mà chúng ta đã từng chứng kiến”, John Wilson, đồng giám đốc của Morgan Keegan tại Tennessee bình luận.
Trong phiên giao dịch trước, chứng khoán đã mất mát đáng kể, dẫn đầu là cổ phiếu các công ty điện thoại, sau khi giá tiêu dùng tăng nhanh hơn dự kiến, đẩy thêm mối lo ngại rằng lạm phát gia tăng sẽ khiến cho FED ì ạch hơn trong việc cắt giảm mức phí cho vay. Thành quả đạt được ngày hôm nay làm giảm tổn thất của S&P 500 trong năm nay xuống mức 7,4%, Dow chỉ còn hao hụt ở mức 6,3% và Nasdaq chịu phần lớn nhất với 12%.
Hewlett-Packard tăng 3,49 USD (7,9%) lên mức 47,44 USD, bước tiến mạnh mẽ nhất của cổ phiếu này kể từ tháng 8/2005. Lợi nhuận bình quân của cổ phiếu này trong quý I 86 cents/Cp, cao hơn mức ước tính trung bình của các nhà phân tích là 5 cents. Công ty này cũng đã tăng mức dự đoán về doanh số bán hàng hằng năm nhờ vào nhu cầu ở nước ngoài gia tăng.
Exxon, công ty dầu lửa lớn nhất nước Mỹ phục hồi 1,09 USD (1,3%) đạt 88,10 USD. Chevron, công ty lớn thứ hai leo thêm 1,51 USD, đạt 86,34 USD.
Tại thị trường New York, giá dầu thô giao tháng ba leo thêm 73 cent, lên mức 100,74 USD/thùng khi nhu cầu tiếp tục gia tăng và lạm phát sẽ xóa bớt giá trị của các khoản đầu tư.
Bộ Lao động Mỹ cũng vừa cho biết, giá tiêu dùng trong tháng trước tăng 0,4%, trong khi đó, mức ước đoán của các nhà kinh tế tại Bloomberg là 0,3%. Đồng thời, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, đơn xin thế chấp ở Mỹ giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm qua.
Nhóm cổ phiếu tài chính tham gia trong S&P 500 tăng 1,6%. Merrill Lynch & Co., ông chủ môi giới lớn nhất nước Mỹ thêm được 1,71 USD, lên mức 51,84 USD. American International Group Inc., nhà bảo hiểm lớn nhất, leo thêm 87 cent, đạt 47,9 USD.
Đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn dự báo tổng thu nhập quốc nội của Mỹ sẽ tăng 1,3% lên mức 2% trong năm 2008. Trong khi đó khoản tăng trưởng họ dự báo vào tháng 10 năm ngoái là 1,8% để đạt mức 2,5%. Tỷ lệ mất việc trong quý IV sẽ vào khoảng 5,2 - 5,3%, cao hơn bản dự báo cuối cùng là 4,8-4,9%.
Russell 2000, hàn thử biểu của các công ty với giá trị thị trường bình quân 532 triệu USD, tăng thêm 1,1%, lên mức 710,02 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ tăng 0,8%, đóng cửa ở mức 13.758,35 điểm. Nhờ sự thăng tiến này, giá trị các cổ phiếu tăng thêm 140,8 tỷ USD.
Hưởng ứng thị trường Mỹ, chứng khoán châu Á quay đầu tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay (21/2). Các chỉ số chính của thị trường này đều đạt bước tiến khả quan.
Lúc 1 giờ chiều hôm nay, MSCI Châu Á - Thái Bình Dương thêm 1,8%, đạt 144,33 điểm với cả 10 nhóm ngành đều thăng tiến. Trong năm nay, thước đo này đã hao hụt đến 8,5% khi kinh tế Mỹ tiếp tục bị hoài nghi sẽ rơi vào suy thoái, làm hao hụt nhu cầu đối với hàng hóa châu Á.
Nikkei 225 của Nhật cũng tăng được 1,7%, lên mức 13.541,49. Hàn thử biểu của các thị trường Hồng kông, Đài loan, Singapore, Hàn Quốc đều có bước hồi phục đáng kể từ 1-3%.