Nghề quản lý khách sạn: Cầu cao cung thấp
Theo dự đoán, trong vài năm tới số lượng khách sạn tại Việt Nam sẽ còn gia tăng mạnh mẽ
Theo dự đoán, trong vài năm tới số lượng khách sạn tại Việt Nam sẽ còn gia tăng mạnh mẽ.
Cùng với đó, quản lý khách sạn trở thành một trong những công việc hứa hẹn nhiều cơ hội.
Thừa nhưng thiếu
Nguồn nhân lực về quản lý khách sạn ở nước ta trong những năm vừa qua chưa được định hình rõ rệt dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Hàng năm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước "xuất xưởng" không ít sinh viên chuyên ngành quản lý khách sạn.
Thế nhưng, phần lớn trong số họ sau khi ra trường không có được công việc đúng với chuyên môn, nếu có thì cũng chỉ "tạm trú" ở các địa bàn nhỏ như khách sạn mini, nhà nghỉ...
Nguyên nhân vẫn do sinh viên ít được cọ xát với thực tế, chưa được trang bị kỹ năng thích hợp nên các nhà quản lý khách sạn trong nước khó đảm nhận được trọng trách. Kết quả, hàng loạt khách sạn lớn, cao cấp như: Hương Giang (Huế) - thuộc sở hữu nhà nước đã thuê quản lý nước ngoài để lên hạng 5 sao; Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigon Tourist, một trong những công ty du dịch hàng đầu Việt Nam - cũng có hợp đồng thuê quản lý nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.
Việc làm có, cơ hội không khan hiếm nhưng lại khó để nắm bắt. Hầu hết các khách sạn cao cấp như Daewoo, Melia, Furama... đều vấp phải một khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là nhân viên giỏi tiếng Anh mặc dù hầu hết các sinh viên tốt nghiệp vào làm việc đều đã qua một khóa đào tạo ngắn hạn của khách sạn.
Đổi mới để làm chủ
Theo ước tính của ngành du lịch, từ nay đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón và phục vụ 5,5 đến 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khoảng 25 đến 26 triệu lượt khách nội địa.
Khi đó, số lượng lao động cần khoảng 1,4 triệu người ở các lĩnh vực, với yêu cầu trình độ khác nhau, trong đó, lao động nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách sạn chiếm trên 308.000 người. Số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000 người mỗi năm.
Đánh giá được tầm quan trọng, vị thế của nhân tố quản lý khách sạn trong tổng quan ngành du lịch, nên hệ thống chương trình đào tạo về lĩnh vực này cũng đang có những sắc thái mới.
Sinh viên được ăn ở theo tiêu chuẩn của khách sạn và mặc đồng phục ngay từ khi vào lớp học, học tập chuyên môn, cách ứng xử, giao tiếp. Các trường mở rộng việc liên kết với hiệp hội nhà trọ và khách sạn tạo cơ hội để sinh viên tiếp nhận những khóa học quản lý có tính thực hành cao.
Tình trạng học viên phải tự "bơi" trong khoảng thời gian thực tập cũng đang được cải thiện dần. Như tại Trường Đại học Văn Lang, sinh viên được bố trí thực tập tốt nghiệp tại hầu hết các khách sạn lớn ngay trung tâm thành phố; được tăng cường tiếp xúc với các khách sạn 4-5 sao nhằm giúp sinh viên tiếp thu thực tế chuẩn mực của môi trường làm việc có đẳng cấp quốc tế...
Trường Đại học Hoa Sen (Tp.HCM) cũng có những chương trình mới giúp sinh viên "chững chạc" hơn khi ra trường. Cụ thể, ngoài kiến thức chuyên môn, trường còn chú trọng giúp sinh viên kỹ năng truyền thông hiệu quả và nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp sinh viên thành thạo trong giao tiếp và trong nghiệp vụ chuyên môn.
Ngoài ra, sẽ có 4 đề án môn học bắt buộc tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát thực tế, phát huy tính năng động sáng tạo trong suốt quá trình học. Thông qua những hình thức đào tạo này, sinh viên có cơ hội tìm được việc làm, rút ngắn thời gian thành công cho ngành học ngay cả khi chưa tốt nghiệp tại những nơi như Khách sạn Park Hyatt, Sheraton...
Cùng với đó, quản lý khách sạn trở thành một trong những công việc hứa hẹn nhiều cơ hội.
Thừa nhưng thiếu
Nguồn nhân lực về quản lý khách sạn ở nước ta trong những năm vừa qua chưa được định hình rõ rệt dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Hàng năm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước "xuất xưởng" không ít sinh viên chuyên ngành quản lý khách sạn.
Thế nhưng, phần lớn trong số họ sau khi ra trường không có được công việc đúng với chuyên môn, nếu có thì cũng chỉ "tạm trú" ở các địa bàn nhỏ như khách sạn mini, nhà nghỉ...
Nguyên nhân vẫn do sinh viên ít được cọ xát với thực tế, chưa được trang bị kỹ năng thích hợp nên các nhà quản lý khách sạn trong nước khó đảm nhận được trọng trách. Kết quả, hàng loạt khách sạn lớn, cao cấp như: Hương Giang (Huế) - thuộc sở hữu nhà nước đã thuê quản lý nước ngoài để lên hạng 5 sao; Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigon Tourist, một trong những công ty du dịch hàng đầu Việt Nam - cũng có hợp đồng thuê quản lý nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.
Việc làm có, cơ hội không khan hiếm nhưng lại khó để nắm bắt. Hầu hết các khách sạn cao cấp như Daewoo, Melia, Furama... đều vấp phải một khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là nhân viên giỏi tiếng Anh mặc dù hầu hết các sinh viên tốt nghiệp vào làm việc đều đã qua một khóa đào tạo ngắn hạn của khách sạn.
Đổi mới để làm chủ
Theo ước tính của ngành du lịch, từ nay đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón và phục vụ 5,5 đến 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khoảng 25 đến 26 triệu lượt khách nội địa.
Khi đó, số lượng lao động cần khoảng 1,4 triệu người ở các lĩnh vực, với yêu cầu trình độ khác nhau, trong đó, lao động nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách sạn chiếm trên 308.000 người. Số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19.000 người mỗi năm.
Đánh giá được tầm quan trọng, vị thế của nhân tố quản lý khách sạn trong tổng quan ngành du lịch, nên hệ thống chương trình đào tạo về lĩnh vực này cũng đang có những sắc thái mới.
Sinh viên được ăn ở theo tiêu chuẩn của khách sạn và mặc đồng phục ngay từ khi vào lớp học, học tập chuyên môn, cách ứng xử, giao tiếp. Các trường mở rộng việc liên kết với hiệp hội nhà trọ và khách sạn tạo cơ hội để sinh viên tiếp nhận những khóa học quản lý có tính thực hành cao.
Tình trạng học viên phải tự "bơi" trong khoảng thời gian thực tập cũng đang được cải thiện dần. Như tại Trường Đại học Văn Lang, sinh viên được bố trí thực tập tốt nghiệp tại hầu hết các khách sạn lớn ngay trung tâm thành phố; được tăng cường tiếp xúc với các khách sạn 4-5 sao nhằm giúp sinh viên tiếp thu thực tế chuẩn mực của môi trường làm việc có đẳng cấp quốc tế...
Trường Đại học Hoa Sen (Tp.HCM) cũng có những chương trình mới giúp sinh viên "chững chạc" hơn khi ra trường. Cụ thể, ngoài kiến thức chuyên môn, trường còn chú trọng giúp sinh viên kỹ năng truyền thông hiệu quả và nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp sinh viên thành thạo trong giao tiếp và trong nghiệp vụ chuyên môn.
Ngoài ra, sẽ có 4 đề án môn học bắt buộc tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát thực tế, phát huy tính năng động sáng tạo trong suốt quá trình học. Thông qua những hình thức đào tạo này, sinh viên có cơ hội tìm được việc làm, rút ngắn thời gian thành công cho ngành học ngay cả khi chưa tốt nghiệp tại những nơi như Khách sạn Park Hyatt, Sheraton...