“Nghẹt” lợi nhuận, vẫn phải tăng lãi suất?
Một đợt điều chỉnh lãi suất đậm nét diễn ra trong tuần này, phía sau đó là sự bóp nghẹt khả năng tạo lợi nhuận của kênh truyền thống
Một đợt điều chỉnh lãi suất đậm nét tiếp tục diễn ra trong tuần này, phía sau đó là sự bóp nghẹt khả năng tạo lợi nhuận của kênh truyền thống.
Từ đầu tháng 5 trở lại đây, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại có sự điều chỉnh tăng đậm nét nhất kể từ sau xu hướng cắt giảm từ tháng 10/2008. Đáng chú ý là nhiều thành viên lớn đã chính thức nhập cuộc mạnh.
9,5%/năm không còn là cá biệt
Ngày 5/5, nhiều người gửi tiền có thể sẽ cân nhắc quyết định lựa chọn của mình khi thị trường xuất hiện sức hút mới: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank) công bố áp dụng biểu lãi suất huy động VND với mức cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%.
Quyết định của HDBank vượt qua đỉnh điểm mới ghi nhận cuối tháng 4 vừa qua ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, 9,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; vượt trội so với các mức lãi suất được xem là hấp dẫn ở các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi khá rầm rộ vừa qua.
Ở thời điểm đó, lãi suất của HDBank có thể xem là cá biệt và tạo khoảng cách lớn so với mặt bằng chung trên thị trường. Nhưng từ ngày 8/5, người gửi tiền có thêm một lựa chọn mới: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động VND; các kỳ hạn dài như 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng đều được áp dụng ở mức cao, lần lượt là 9,0%/năm, 9,3/năm và 9,5%/năm.
Cũng từ ngày 5/5 – 14/5, thị trường ghi nhận sự điều chỉnh lãi suất huy động VND trên diện rộng. Đặc biệt, một số ngân hàng cổ phần lớn đã chính thức nhập cuộc với biểu lãi suất huy động mới khá cạnh tranh.
Từ 12/5, Ngân hàng Á châu (ACB) tăng mạnh lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn, mức cao nhất (thêm lãi suất thưởng) đã ở 8,75%/năm kỳ hạn 36 tháng. Mới nhất, từ ngày 14/5, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank tăng thêm tới 1,3%/năm ở một số kỳ hạn so với biểu cũ; cao nhất là ở sản phẩm tiết kiệm phát lộc với trên 9%/năm.
Và từ đầu tháng 5 trở lại đây, nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Phương Đông (OCB)… Và dù chưa điều chỉnh trực tiếp biểu lãi suất, nhưng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank, người gửi tiền được khuyến khích bằng chính sách nhận ngay tiền thưởng với mức tối đa lên tới 10 triệu đồng, hay tỷ lệ thưởng 1% tổng số tiền gửi…
Buộc phải tăng?
Về lần điều chỉnh này, bà Dương Ánh Tuyết, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của Maritime Bank, cho biết: “Mục đích chính của đợt tăng lãi suất tiền gửi lần này là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng trong thời gian tới, khi nhu cầu tín dụng đang có dấu hiệu phục hồi dần. Đồng thời, trước những diễn biến mới trên thị trường, chúng tôi cũng mong muốn đảm bảo và gia tăng quyền lợi cho khách hàng đã và đang gửi tiền trong hệ thống Maritime Bank”.
Có thể thấy có hai áp lực chính đang thúc đẩy các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động. Vẫn là nhu cầu vốn như những lần điều chỉnh phổ biến từ tháng 3 vừa qua với trọng tâm là chương trình tiếp vốn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. Và từ tháng 4, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng đã có bước đột biến so với chuyển động thấp của 3 tháng trước đó. Đó cũng là chuyển động được dự báo cho những tháng tiếp theo, khi các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn bắt đầu được giải ngân sau tháng khởi động vừa qua.
Giải thích thứ hai của bà Tuyết cũng là một yêu cầu thực tế của cuộc cạnh tranh hiện nay. Người gửi tiền có nhiều lựa chọn, lãi suất vẫn là một công cụ cạnh tranh chủ yếu, và việc tăng tính hấp dẫn ở công cụ này cũng là để giữ chân khách.
Và cả khi lợi nhuận của kênh truyền thống là từ tín dụng bị bóp nghẹt dần nhưng lãi suất vẫn tăng.
Theo một bản phân tích triển vọng ngành ngân hàng của một công ty chứng khoán công bố ngày 8/5 vừa qua, năm 2009, cơ hội để tạo lợi nhuận lớn ngoài lãi của các ngân hàng không còn nhiều như ở đầu tư trái phiếu, kinh doanh vàng trong năm 2008; trong khi đó nguồn thu từ tín dụng cũng đang gặp khó khăn do tỷ lệ lãi biên duy trì ở mức thấp, dao động dưới 3%.
Ở thời điểm này, khi lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ nguyên ở mức 7%/năm, lãi suất cho vay VND doanh nghiệp mà các ngân hàng áp dụng tối đa chỉ được 10,5%/năm. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay đang được rút ngắn còn quanh 2%, thậm chí chỉ còn 1%. Lợi nhuận từ kênh này theo đó bị bóp nghẹt, đó là chưa tính đến nhiều khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra trong hoạt động…
Cửa thu lãi có thể rộng hơn ở tín dụng tiêu dùng, khi ngân hàng được thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, tỷ trọng của tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ chung của các ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, phổ biến trên dưới 10%. Và khi lãi suất huy động tăng cao, lãi suất cho vay đầu ra với những đối tượng này cũng “dâng” theo. Thị trường đã ghi nhận lãi vay loại này lên tới 15%/năm, đó cũng là mức mà các nhu cầu vay vốn cân nhắc.
Từ đầu tháng 5 trở lại đây, lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại có sự điều chỉnh tăng đậm nét nhất kể từ sau xu hướng cắt giảm từ tháng 10/2008. Đáng chú ý là nhiều thành viên lớn đã chính thức nhập cuộc mạnh.
9,5%/năm không còn là cá biệt
Ngày 5/5, nhiều người gửi tiền có thể sẽ cân nhắc quyết định lựa chọn của mình khi thị trường xuất hiện sức hút mới: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank) công bố áp dụng biểu lãi suất huy động VND với mức cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức cao, 9,1% và 9,3%.
Quyết định của HDBank vượt qua đỉnh điểm mới ghi nhận cuối tháng 4 vừa qua ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, 9,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng; vượt trội so với các mức lãi suất được xem là hấp dẫn ở các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi khá rầm rộ vừa qua.
Ở thời điểm đó, lãi suất của HDBank có thể xem là cá biệt và tạo khoảng cách lớn so với mặt bằng chung trên thị trường. Nhưng từ ngày 8/5, người gửi tiền có thêm một lựa chọn mới: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) quyết định tăng mạnh lãi suất huy động VND; các kỳ hạn dài như 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng đều được áp dụng ở mức cao, lần lượt là 9,0%/năm, 9,3/năm và 9,5%/năm.
Cũng từ ngày 5/5 – 14/5, thị trường ghi nhận sự điều chỉnh lãi suất huy động VND trên diện rộng. Đặc biệt, một số ngân hàng cổ phần lớn đã chính thức nhập cuộc với biểu lãi suất huy động mới khá cạnh tranh.
Từ 12/5, Ngân hàng Á châu (ACB) tăng mạnh lãi suất ở hầu hết các kỳ hạn, mức cao nhất (thêm lãi suất thưởng) đã ở 8,75%/năm kỳ hạn 36 tháng. Mới nhất, từ ngày 14/5, Ngân hàng Kỹ thương Techcombank tăng thêm tới 1,3%/năm ở một số kỳ hạn so với biểu cũ; cao nhất là ở sản phẩm tiết kiệm phát lộc với trên 9%/năm.
Và từ đầu tháng 5 trở lại đây, nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Phương Đông (OCB)… Và dù chưa điều chỉnh trực tiếp biểu lãi suất, nhưng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank, người gửi tiền được khuyến khích bằng chính sách nhận ngay tiền thưởng với mức tối đa lên tới 10 triệu đồng, hay tỷ lệ thưởng 1% tổng số tiền gửi…
Buộc phải tăng?
Về lần điều chỉnh này, bà Dương Ánh Tuyết, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của Maritime Bank, cho biết: “Mục đích chính của đợt tăng lãi suất tiền gửi lần này là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng trong thời gian tới, khi nhu cầu tín dụng đang có dấu hiệu phục hồi dần. Đồng thời, trước những diễn biến mới trên thị trường, chúng tôi cũng mong muốn đảm bảo và gia tăng quyền lợi cho khách hàng đã và đang gửi tiền trong hệ thống Maritime Bank”.
Có thể thấy có hai áp lực chính đang thúc đẩy các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động. Vẫn là nhu cầu vốn như những lần điều chỉnh phổ biến từ tháng 3 vừa qua với trọng tâm là chương trình tiếp vốn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. Và từ tháng 4, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng đã có bước đột biến so với chuyển động thấp của 3 tháng trước đó. Đó cũng là chuyển động được dự báo cho những tháng tiếp theo, khi các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn bắt đầu được giải ngân sau tháng khởi động vừa qua.
Giải thích thứ hai của bà Tuyết cũng là một yêu cầu thực tế của cuộc cạnh tranh hiện nay. Người gửi tiền có nhiều lựa chọn, lãi suất vẫn là một công cụ cạnh tranh chủ yếu, và việc tăng tính hấp dẫn ở công cụ này cũng là để giữ chân khách.
Và cả khi lợi nhuận của kênh truyền thống là từ tín dụng bị bóp nghẹt dần nhưng lãi suất vẫn tăng.
Theo một bản phân tích triển vọng ngành ngân hàng của một công ty chứng khoán công bố ngày 8/5 vừa qua, năm 2009, cơ hội để tạo lợi nhuận lớn ngoài lãi của các ngân hàng không còn nhiều như ở đầu tư trái phiếu, kinh doanh vàng trong năm 2008; trong khi đó nguồn thu từ tín dụng cũng đang gặp khó khăn do tỷ lệ lãi biên duy trì ở mức thấp, dao động dưới 3%.
Ở thời điểm này, khi lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ nguyên ở mức 7%/năm, lãi suất cho vay VND doanh nghiệp mà các ngân hàng áp dụng tối đa chỉ được 10,5%/năm. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay đang được rút ngắn còn quanh 2%, thậm chí chỉ còn 1%. Lợi nhuận từ kênh này theo đó bị bóp nghẹt, đó là chưa tính đến nhiều khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra trong hoạt động…
Cửa thu lãi có thể rộng hơn ở tín dụng tiêu dùng, khi ngân hàng được thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, tỷ trọng của tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ chung của các ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp, phổ biến trên dưới 10%. Và khi lãi suất huy động tăng cao, lãi suất cho vay đầu ra với những đối tượng này cũng “dâng” theo. Thị trường đã ghi nhận lãi vay loại này lên tới 15%/năm, đó cũng là mức mà các nhu cầu vay vốn cân nhắc.