Nghị định "làm khó" cổ phần hóa
Vinatex sắp cổ phần hóa công ty mẹ nhưng do vướng mắc từ Nghị định 109/CP, sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ
Vinatex sắp cổ phần hóa công ty mẹ nhưng do vướng mắc từ Nghị định 109/CP, sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ.
Báo cáo của Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết, đến nay, Vinatex đã thực hiện cổ phần hoá 76 đơn vị. Riêng 2006, thặng dư vốn thu về từ cổ phần hóa là 54,083 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến 2008, Vinatex sẽ cổ phần hóa công ty mẹ.
Đến hết tháng 6/2007, trong số 76 đơn vị mà Vinatex đã thực hiện cổ phần hóa thì có tới 42 công ty cổ phần hóa toàn bộ (6 công ty đã bán hết phần vốn nhà nước); 34 đơn vị cổ phần hóa bộ phận; tổng vốn điều lệ của các công ty cổ phần hết ngày 01/01/2007 là 2.281.675 triệu đồng.
Trong đó, vốn nhà nước nắm giữ khoảng 38,40%, vốn người lao động 28,96%; vốn của người ngoài doanh nghiệp 25,98% và vốn của nhà đầu tư chiến lược là 6,66%.
Cổ phần hoá nhanh "miếng giữa làng"
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, ông Lê Quốc Ân cho biết: "Hầu hết các công ty sau cổ phần hóa, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt 20% và chia cổ tức bình quân 12%/năm. Nhiều công ty như Dệt Vĩnh Phú, Dệt may Huế, Sợi Trà Lý trước kia hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ nhưng sau khi cổ phần hóa đã giảm lỗ và bước đầu có hiệu quả".
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Nhà nước trong việc bán bớt phần vốn của nhà nước tại các công ty đã cổ phần hóa, chỉ tính riêng 2006, Vinatex đã bán ra 40.845 triệu đồng phần vốn nhà nước, thu về 94.928 triệu đồng, thặng dư vốn đạt 54.083 triệu đồng. Tuy nhiên, như nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác, phần lớn các doanh nghiệp mà Vinatex đã cổ phần hóa trước đó chỉ là những doanh nghiệp "thường thường bậc trung" hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém.
Hiện tại, Vinatex còn 53 đơn vị thành viên, trong đó có 3 Tổng công ty "mẹ - con", 3 công ty TNHH Nhà nước một thành viên (100% vốn nhà nước); 1 công ty tài chính dệt may (100 vốn nhà nước); 2 công ty nhà nước; 7 đơn vị sự nghiệp; 6 đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn; 11 công ty cổ phần tập đoàn nắm giữ phần vốn chi phối và 20 công ty liên kết. Đây là những đơn vị đang nắm giữ khối lượng tài sản có giá trị lớn của tập đoàn và được coi là "miếng giữa làng".
Dự kiến trong 2007, Vinatex sẽ cổ phần hóa bộ phận đối với 6 doanh nghiệp và cổ phần hóa toàn bộ đối với 12 đơn vị khác để đến 31/12/2007 bắt đầu cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn. Theo đó, ngày 01/8/2007, Vinatex đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho 11 doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần cho 9 doanh nghiệp khác.
Đối với số doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, Vinatex đang phối hợp với các tổ chức tư vấn xúc tiến bán cổ phần thuộc phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Dự kiến, đến tháng 10/2007 sẽ thực hiện xong.
Còn đối với cổ phần hóa tập đoàn, Vinatex chuẩn bị lựa chọn công ty tư vấn xây dựng đề án cổ phần hóa, lựa chọn công ty kiểm toán thực hiện định giá Công ty mẹ - Tập đoàn, xây dựng phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi trình Chính phủ phê duyệt.
Chính sách vẫn còn bất cập
Theo quy định tại Nghị định 109/CP, nhà đầu tư chiến lược là "các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp".
Vì vậy, đối với Vinatex, ông Lê Quốc Ân cho biết: "Chúng tôi quan niệm có 3 loại nhà đầu tư chiến lược: nhà đầu tư chiến lược với vai trò là đầu mối cung ứng nguyên phụ liệu và công nghệ cho các doanh nghiệp; những nhà tiêu thụ sản phẩm, nhất là các nhà nhập khẩu và bán lẻ và thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và các công ty cung cấp dịch vụ khác".
Hiện tại, song song với bước chuẩn bị cổ phần hóa những đơn vị còn lại, Vinatex đang dành ưu tiên số một cho các công ty bán lẻ, nhà sản xuất có thương hiệu tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản; mời họ mua cổ phần và tham gia quản trị tập đoàn. Nhóm nhà đầu tư chiến lược tiếp theo mà Vinatex quan tâm chính là các công ty dịch vụ kỹ thuật, tài chính, market, các ngân hàng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, tại điểm C khoản 3 điều 6 Nghị định 109/CP ngày 26/6/2007, Chính phủ đã quy định: "nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân". Ông Lê Quốc Ân nói: "Mặc dù quy định trên không hẳn quá cứng nhưng chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ họ không phải mua với giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua với giá thấp nhất".
Như vậy, từ thực tế cổ phần hóa "chào hàng" của Vinatex đối với Nghị định 109/CP vừa ban hành ngày 26/6/2007, đã thấy bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý khi nhìn dưới góc độ thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Thứ nhất, so sánh sự ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữa hai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa, có tính pháp lý khá cao trong khoảng thời gian liền kề, sẽ thấy rất rõ sự khác biệt: nếu Nghị định 187/CP cho phép nhà đầu tư chiến lược được mua thấp hơn 20% so với giá đấu bình quân thì ưu đãi này tại Nghị định 109 lại bị xoá bỏ.
Mặc dù, theo một luật sư đã từng "chắp bút" Nghị định 109/CP, việc xoá bỏ ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược là nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp Nhà nước "nhúng vốn" vào nhau và mua bán cổ phiếu "loanh quanh" kiếm lời chứ không thực sự đầu tư, nhưng điều này thể hiện sự không nhất quán trong chính sách.
Thứ hai, trong thời gian tới, khi Vinatex thực hiện IPO và rất cần đến sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tên tuổi thì vô hình chung, những nhà đầu tư này lại bị đứng ngoài cuộc chơi.
Thứ ba, ngay cả khi thực hiện theo Nghị định 109/CP thì bản chất cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược cũng không hoàn toàn phản ánh được mức giá thị trường vì nhà đầu tư chiến lược dù quy mô lớn đến đâu vẫn chỉ là một nhà đầu tư và đương nhiên, mức giá sẽ không khách quan và thị trường như đấu giá rộng rãi ra công chúng.
Thứ tư, giả định rằng, mỗi khi IPO một doanh nghiệp Nhà nước, nếu doanh nghiệp đó nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì tất yếu nảy sinh một hành trình văn bản giấy tờ, báo cáo lên xuống, xin phép bộ này ngành kia với không ít rườm rà thủ tục hành chính.
Báo cáo của Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết, đến nay, Vinatex đã thực hiện cổ phần hoá 76 đơn vị. Riêng 2006, thặng dư vốn thu về từ cổ phần hóa là 54,083 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến 2008, Vinatex sẽ cổ phần hóa công ty mẹ.
Đến hết tháng 6/2007, trong số 76 đơn vị mà Vinatex đã thực hiện cổ phần hóa thì có tới 42 công ty cổ phần hóa toàn bộ (6 công ty đã bán hết phần vốn nhà nước); 34 đơn vị cổ phần hóa bộ phận; tổng vốn điều lệ của các công ty cổ phần hết ngày 01/01/2007 là 2.281.675 triệu đồng.
Trong đó, vốn nhà nước nắm giữ khoảng 38,40%, vốn người lao động 28,96%; vốn của người ngoài doanh nghiệp 25,98% và vốn của nhà đầu tư chiến lược là 6,66%.
Cổ phần hoá nhanh "miếng giữa làng"
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, ông Lê Quốc Ân cho biết: "Hầu hết các công ty sau cổ phần hóa, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt 20% và chia cổ tức bình quân 12%/năm. Nhiều công ty như Dệt Vĩnh Phú, Dệt may Huế, Sợi Trà Lý trước kia hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ nhưng sau khi cổ phần hóa đã giảm lỗ và bước đầu có hiệu quả".
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Nhà nước trong việc bán bớt phần vốn của nhà nước tại các công ty đã cổ phần hóa, chỉ tính riêng 2006, Vinatex đã bán ra 40.845 triệu đồng phần vốn nhà nước, thu về 94.928 triệu đồng, thặng dư vốn đạt 54.083 triệu đồng. Tuy nhiên, như nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước khác, phần lớn các doanh nghiệp mà Vinatex đã cổ phần hóa trước đó chỉ là những doanh nghiệp "thường thường bậc trung" hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém.
Hiện tại, Vinatex còn 53 đơn vị thành viên, trong đó có 3 Tổng công ty "mẹ - con", 3 công ty TNHH Nhà nước một thành viên (100% vốn nhà nước); 1 công ty tài chính dệt may (100 vốn nhà nước); 2 công ty nhà nước; 7 đơn vị sự nghiệp; 6 đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn; 11 công ty cổ phần tập đoàn nắm giữ phần vốn chi phối và 20 công ty liên kết. Đây là những đơn vị đang nắm giữ khối lượng tài sản có giá trị lớn của tập đoàn và được coi là "miếng giữa làng".
Dự kiến trong 2007, Vinatex sẽ cổ phần hóa bộ phận đối với 6 doanh nghiệp và cổ phần hóa toàn bộ đối với 12 đơn vị khác để đến 31/12/2007 bắt đầu cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn. Theo đó, ngày 01/8/2007, Vinatex đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho 11 doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần cho 9 doanh nghiệp khác.
Đối với số doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, Vinatex đang phối hợp với các tổ chức tư vấn xúc tiến bán cổ phần thuộc phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Dự kiến, đến tháng 10/2007 sẽ thực hiện xong.
Còn đối với cổ phần hóa tập đoàn, Vinatex chuẩn bị lựa chọn công ty tư vấn xây dựng đề án cổ phần hóa, lựa chọn công ty kiểm toán thực hiện định giá Công ty mẹ - Tập đoàn, xây dựng phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi trình Chính phủ phê duyệt.
Chính sách vẫn còn bất cập
Theo quy định tại Nghị định 109/CP, nhà đầu tư chiến lược là "các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp".
Vì vậy, đối với Vinatex, ông Lê Quốc Ân cho biết: "Chúng tôi quan niệm có 3 loại nhà đầu tư chiến lược: nhà đầu tư chiến lược với vai trò là đầu mối cung ứng nguyên phụ liệu và công nghệ cho các doanh nghiệp; những nhà tiêu thụ sản phẩm, nhất là các nhà nhập khẩu và bán lẻ và thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và các công ty cung cấp dịch vụ khác".
Hiện tại, song song với bước chuẩn bị cổ phần hóa những đơn vị còn lại, Vinatex đang dành ưu tiên số một cho các công ty bán lẻ, nhà sản xuất có thương hiệu tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản; mời họ mua cổ phần và tham gia quản trị tập đoàn. Nhóm nhà đầu tư chiến lược tiếp theo mà Vinatex quan tâm chính là các công ty dịch vụ kỹ thuật, tài chính, market, các ngân hàng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, tại điểm C khoản 3 điều 6 Nghị định 109/CP ngày 26/6/2007, Chính phủ đã quy định: "nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân". Ông Lê Quốc Ân nói: "Mặc dù quy định trên không hẳn quá cứng nhưng chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ họ không phải mua với giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua với giá thấp nhất".
Như vậy, từ thực tế cổ phần hóa "chào hàng" của Vinatex đối với Nghị định 109/CP vừa ban hành ngày 26/6/2007, đã thấy bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý khi nhìn dưới góc độ thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Thứ nhất, so sánh sự ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữa hai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa, có tính pháp lý khá cao trong khoảng thời gian liền kề, sẽ thấy rất rõ sự khác biệt: nếu Nghị định 187/CP cho phép nhà đầu tư chiến lược được mua thấp hơn 20% so với giá đấu bình quân thì ưu đãi này tại Nghị định 109 lại bị xoá bỏ.
Mặc dù, theo một luật sư đã từng "chắp bút" Nghị định 109/CP, việc xoá bỏ ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược là nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp Nhà nước "nhúng vốn" vào nhau và mua bán cổ phiếu "loanh quanh" kiếm lời chứ không thực sự đầu tư, nhưng điều này thể hiện sự không nhất quán trong chính sách.
Thứ hai, trong thời gian tới, khi Vinatex thực hiện IPO và rất cần đến sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tên tuổi thì vô hình chung, những nhà đầu tư này lại bị đứng ngoài cuộc chơi.
Thứ ba, ngay cả khi thực hiện theo Nghị định 109/CP thì bản chất cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược cũng không hoàn toàn phản ánh được mức giá thị trường vì nhà đầu tư chiến lược dù quy mô lớn đến đâu vẫn chỉ là một nhà đầu tư và đương nhiên, mức giá sẽ không khách quan và thị trường như đấu giá rộng rãi ra công chúng.
Thứ tư, giả định rằng, mỗi khi IPO một doanh nghiệp Nhà nước, nếu doanh nghiệp đó nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì tất yếu nảy sinh một hành trình văn bản giấy tờ, báo cáo lên xuống, xin phép bộ này ngành kia với không ít rườm rà thủ tục hành chính.