Nghị trường Việt Nam, một năm đặc biệt
Ba kỳ họp, hai lần bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao. Chỉ riêng điều đó cũng đã khiến nghị trường năm qua trở nên đặc biệt
Ba kỳ họp, hai lần bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao. Chỉ riêng điều đó cũng đã khiến nghị trường năm qua trở nên đặc biệt. Nhưng, dấu ấn 2016 của Quốc hội không chỉ có vậy....
Tháng 4/2016, trước khi chuyển giao nhiệm kỳ, Quốc hội khoá 13 đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiện toàn nhiều chức danh khác.
Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội khoá 13 Nguyễn Sinh Hùng dành cho hai chữ “đặc biệt” trong phát biểu khai mạc kỳ họp đó.
Đặc biệt, bởi nhân sự cấp cao thường được Quốc hội quyết định ở kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ mới, chứ không phải ở kỳ họp cuối nhiệm kỳ như thế.
Càng đặc biệt hơn khi lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.
Chỉ mấy tháng sau, ở kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 14 cũng lại bầu, phê chuẩn, chứng kiến tuyên thệ, nghe phát biểu nhậm chức với một số thay đổi nhỏ ở cả nghi thức và nội dung.
Với 30% tái cử, Quốc hội khoá 14 có khoảng một phần ba đại biểu bốn tháng hai lần bỏ phiếu bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao.
Điều này, theo một số vị đại biểu có thâm niên thì đúng là đặc biệt. Song để lại dấu ấn cho nghị trường năm 2016 lại đến từ trên 60% các vị đại biểu lần đầu tiên có mặt tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Một trong số các vị đại biểu có thâm niên cao ở nghị trường chia sẻ, ấn tượng mạnh mẽ nhất với bà chính là sự nhập cuộc của các đại biểu mới - đại biểu khoá 14.
Với nhiệm kỳ mới, ở kỳ họp thứ nhất nội dung chủ yếu là làm nhân sự, nhưng đến kỳ họp thứ hai thì Quốc hội đã dành rất nhiều thời gian cho lập pháp, giám sát - trong đó có chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Chỉ đến điểm danh rồi tham gia bấm nút khi biểu quyết thì không khó. Nhưng, để tham gia thảo luận, tranh luận, mà ý kiến lại được đánh giá cao thì lại là điều không hề dễ dàng, ngay cả với các vị đại biểu không mới.
Nhưng, một số danh tính lần đầu tiên xuất hiện trên bảng đăng ký điện tử tại nghị trường đã ngay lập tức trở nên dễ nhớ không chỉ bởi sự sắc sảo mà còn ở sự thẳng thắn, không ngại “va chạm” - phẩm chất rất cần có nhưng không phải vị đại diện cho dân nào cũng có.
Đó là Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và một số vị khác nữa - những vị đại biểu kiêm nhiệm nhưng ít nhiều đã cho thấy sự “chuyên nghiệp” trong mỗi lần xuất hiện.
So với các khoá trước thì khoá này nhiều đại biểu mới vào cuộc rất nhanh, thể hiện như đã trải qua cả nửa nhiệm kỳ chứ không phải mới là kỳ họp thứ hai, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga - người đã tham gia 5 nhiệm kỳ Quốc hội - nhận xét khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kỳ họp thứ hai.
Kỳ họp thứ hai cũng diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội mới. Và, vẫn theo nhận xét của Chủ nhiệm Lê Thị Nga thì việc chọn người trả lời chất vấn trúng và đúng, hợp ý nguyện của nhân dân và các bộ trưởng cũng cảm thấy công bằng.
Một số vị đại biểu tái cử đã qua nhiều “vòng” bỏ phiếu chọn người chất vấn cũng có chung nhận xét này, khi mà không ít các phiên chất vấn ở nhiệm kỳ trước chính các vị đại biểu cũng đôi lần “thắc mắc” là tại sao vấn đề nóng lại được “né”.
Không “né” vấn đề nóng, nhưng còn những chất vấn nóng, thậm chí rất nóng, vẫn chưa có câu trả lời trực tiếp. Bởi thế, dư âm chất vấn vẫn đan xen cả buồn lẫn vui. Buồn hơn, khi có vị đại biểu đã mãi mãi rời xa hội trường Diên Hồng khi chất vấn của ông còn chưa nguội.
Dấu ấn nghị trường 2016 còn rất “đặc biệt” ở câu chuyện lập pháp, cả ở diễn đàn lớn và “hậu trường” nhỏ, khi cả Bộ Luật Hình sự 2015 và Luật Về hội đều chưa thể thông qua theo dự kiến ban đầu. Và lần đầu tiên Quốc hội cho ra đời một dự luật khá “độc đáo”, khi chỉ sửa một danh mục của Luật Đầu tư.
Khép lại 2016, ở phiên họp cuối cùng trong năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập một vấn đề từng được đại biểu Dương Trung Quốc nêu từ các khoá trước. Đó là nghiên cứu hình thức biểu quyết có tên. Tức là cử tri có thể biết được trước một vấn đề cần sự quyết định của Quốc hội thì vị nào đồng ý, vị nào không đồng ý và vị nào không biểu quyết.
Như Chủ tịch nói, tán thành hay không tán thành là bình thường. Nhưng công khai minh bạch chính kiến của từng đại biểu trước mỗi vấn đề chắc chắn sẽ giúp cử tri giám sát tốt hơn hoạt động của các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Và Quốc hội, có thể sẽ có những dấu ấn đặc biệt hơn, ở những năm sau.
Tháng 4/2016, trước khi chuyển giao nhiệm kỳ, Quốc hội khoá 13 đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiện toàn nhiều chức danh khác.
Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội khoá 13 Nguyễn Sinh Hùng dành cho hai chữ “đặc biệt” trong phát biểu khai mạc kỳ họp đó.
Đặc biệt, bởi nhân sự cấp cao thường được Quốc hội quyết định ở kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ mới, chứ không phải ở kỳ họp cuối nhiệm kỳ như thế.
Càng đặc biệt hơn khi lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.
Chỉ mấy tháng sau, ở kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 14 cũng lại bầu, phê chuẩn, chứng kiến tuyên thệ, nghe phát biểu nhậm chức với một số thay đổi nhỏ ở cả nghi thức và nội dung.
Với 30% tái cử, Quốc hội khoá 14 có khoảng một phần ba đại biểu bốn tháng hai lần bỏ phiếu bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao.
Điều này, theo một số vị đại biểu có thâm niên thì đúng là đặc biệt. Song để lại dấu ấn cho nghị trường năm 2016 lại đến từ trên 60% các vị đại biểu lần đầu tiên có mặt tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Một trong số các vị đại biểu có thâm niên cao ở nghị trường chia sẻ, ấn tượng mạnh mẽ nhất với bà chính là sự nhập cuộc của các đại biểu mới - đại biểu khoá 14.
Với nhiệm kỳ mới, ở kỳ họp thứ nhất nội dung chủ yếu là làm nhân sự, nhưng đến kỳ họp thứ hai thì Quốc hội đã dành rất nhiều thời gian cho lập pháp, giám sát - trong đó có chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Chỉ đến điểm danh rồi tham gia bấm nút khi biểu quyết thì không khó. Nhưng, để tham gia thảo luận, tranh luận, mà ý kiến lại được đánh giá cao thì lại là điều không hề dễ dàng, ngay cả với các vị đại biểu không mới.
Nhưng, một số danh tính lần đầu tiên xuất hiện trên bảng đăng ký điện tử tại nghị trường đã ngay lập tức trở nên dễ nhớ không chỉ bởi sự sắc sảo mà còn ở sự thẳng thắn, không ngại “va chạm” - phẩm chất rất cần có nhưng không phải vị đại diện cho dân nào cũng có.
Đó là Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và một số vị khác nữa - những vị đại biểu kiêm nhiệm nhưng ít nhiều đã cho thấy sự “chuyên nghiệp” trong mỗi lần xuất hiện.
So với các khoá trước thì khoá này nhiều đại biểu mới vào cuộc rất nhanh, thể hiện như đã trải qua cả nửa nhiệm kỳ chứ không phải mới là kỳ họp thứ hai, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga - người đã tham gia 5 nhiệm kỳ Quốc hội - nhận xét khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kỳ họp thứ hai.
Kỳ họp thứ hai cũng diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội mới. Và, vẫn theo nhận xét của Chủ nhiệm Lê Thị Nga thì việc chọn người trả lời chất vấn trúng và đúng, hợp ý nguyện của nhân dân và các bộ trưởng cũng cảm thấy công bằng.
Một số vị đại biểu tái cử đã qua nhiều “vòng” bỏ phiếu chọn người chất vấn cũng có chung nhận xét này, khi mà không ít các phiên chất vấn ở nhiệm kỳ trước chính các vị đại biểu cũng đôi lần “thắc mắc” là tại sao vấn đề nóng lại được “né”.
Không “né” vấn đề nóng, nhưng còn những chất vấn nóng, thậm chí rất nóng, vẫn chưa có câu trả lời trực tiếp. Bởi thế, dư âm chất vấn vẫn đan xen cả buồn lẫn vui. Buồn hơn, khi có vị đại biểu đã mãi mãi rời xa hội trường Diên Hồng khi chất vấn của ông còn chưa nguội.
Dấu ấn nghị trường 2016 còn rất “đặc biệt” ở câu chuyện lập pháp, cả ở diễn đàn lớn và “hậu trường” nhỏ, khi cả Bộ Luật Hình sự 2015 và Luật Về hội đều chưa thể thông qua theo dự kiến ban đầu. Và lần đầu tiên Quốc hội cho ra đời một dự luật khá “độc đáo”, khi chỉ sửa một danh mục của Luật Đầu tư.
Khép lại 2016, ở phiên họp cuối cùng trong năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập một vấn đề từng được đại biểu Dương Trung Quốc nêu từ các khoá trước. Đó là nghiên cứu hình thức biểu quyết có tên. Tức là cử tri có thể biết được trước một vấn đề cần sự quyết định của Quốc hội thì vị nào đồng ý, vị nào không đồng ý và vị nào không biểu quyết.
Như Chủ tịch nói, tán thành hay không tán thành là bình thường. Nhưng công khai minh bạch chính kiến của từng đại biểu trước mỗi vấn đề chắc chắn sẽ giúp cử tri giám sát tốt hơn hoạt động của các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Và Quốc hội, có thể sẽ có những dấu ấn đặc biệt hơn, ở những năm sau.