Nghịch cảnh vùng Vịnh thiếu khí đốt
Các chuyên gia cho rằng một cuộc khủng hoảng khí đốt có nguy cơ sắp xảy ra ở vùng Vịnh
Theo các số liệu mới công bố, ước tính, tổng thâm hụt nguồn cung khí đốt đối với sáu nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh ( GCC): Saudi Arabia, Qatar, Bahrain, Oman, Kuwait và các Tiểu vương quốc Arập (UAE), sẽ tăng lên ít nhất 7.000 tỷ feet khối vào năm 2015.
Chuyên gia của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, ông Rajnish Goswami cho rằng một cuộc khủng hoảng khí đốt có nguy cơ sắp xảy ra ở vùng Vịnh.
Các dự án khai thác khí đốt bị chậm lại
Các nền kinh tế vùng Vịnh đang phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu sử dụng khí đốt phát điện tăng cao. Saudi Arabia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, dự kiến dành khoảng 30 tỷ USD để đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp năng lượng và khí đốt trong 5 năm tới.
Nước này đã dành cho các công ty nước ngoài dự án thăm dò các lô khí đốt tại Empty Quarter năm 2003 và 2004. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có phát hiện nào và năm 2008, tập đoàn năng lượng Total (Pháp) đã rút ra khỏi dự án này, bán lại cổ phần của họ cho Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan) và Aramco.
Total đã khoan thăm dò ba giếng, song đều không có kết quả và tập đoàn này kết luận rằng khả năng về những phát hiện thương mại là rất thấp. Các nhà kinh tế Saudi Arabia cho rằng, họ có thể phải “nghĩ đến điều không thể tưởng tượng nổi” là xem xét việc nhập khẩu khí đốt trong tương lai.
Oman đang phải thảo luận nghiêm túc về việc xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than. Kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp dựa vào khí đốt của Oman có thể bị chậm lại do thiếu khí đốt. Kuwait sử dụng mỗi ngày khoảng 160.000 thùng/dầu thô hoặc diesel cho phát điện, đang hướng tới việc nhập khẩu khí đốt từ Qatar. Kuwait có thể phải giảm công suất phát điện trong thời gian tới.
Trong khi đó, Qatar đã tạm ngừng hoạt động đối với các dự án khí đốt tương lai ở North Field của nước này - nơi có trữ lượng khí đốt “tinh khiết” lớn nhất thế giới - cho đến năm 2010 và các nhà quan sát cho rằng bất cứ dự án mới nào cũng sẽ bị trì hoãn đến ít nhất là năm 2012.
Tại UAE, tình hình cung cấp khí đốt cũng rất nghiêm trọng và nhu cầu về điện tăng nhanh, vì thế điện hạt nhân đang được tính đến như một giải pháp thay thế.
Cần kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài
Nhiều năm qua, vùng Vịnh tập trung vào sản xuất dầu mỏ, vì khí đốt ít hấp dẫn hơn về mặt thương mại. Giá dầu tăng kỷ lục, các nước vùng Vịnh đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, dự kiến 1.300 tỷ USD trong 2 năm 2008 và 2009. Khoản ngoại tệ này được tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng và thúc đẩy công nghiệp, nên các nền kinh tế vùng Vịnh đang phát triển rất nhanh, kéo theo nhu cầu dùng khí đốt phát điện phục vụ các ngành kinh tế tăng vọt.
Hiện nay, một số nước GCC có nhu cầu về điện năng tăng nhanh nhất thế giới, ước tính 6-12%/năm, so với các nước phát triển chỉ khoảng 2-4%/năm.
Thiếu khí đốt đang trở thành vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm của các nước vùng Vịnh. Các nước vùng Vịnh đang đẩy mạnh thăm dò để phát hiện thêm các nguồn khí đốt, nhưng đó là một quá trình không dễ dàng, vì hiện nay khu vực này thiếu nghiêm trọng các thiết bị và chuyên gia thăm dò.
Trước mắt, họ khó có thể tìm ngay được nguồn khí đốt để thoả mãn nhu cầu, vì thời gian từ khi phát hiện ra khí đốt đến khi đưa vào khai thác ít nhất là 5 năm. Phần lớn khí đốt của khu vực vùng Vịnh được coi là khó khai thác - như khí đốt “chua” hoặc khí đốt “chặt” (tight gas) với địa chất phức tạp, làm tăng chi phí và đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại...
Ông Steve Peacock, Chủ tịch tập đoàn năng lượng BP (Anh) ở Trung Đông và Nam Á cho rằng vùng Vịnh sẽ cần sự trợ giúp kỹ thuật của các công ty dầu mỏ quốc tế, nếu muốn khai thác triệt để tiềm năng khí đốt. Vùng Vịnh có nguồn khí đốt dồi dào, song họ phải vượt qua những thách thức về công nghệ, chi phí và các thách thức địa chính trị.
Chuyên gia của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, ông Rajnish Goswami cho rằng một cuộc khủng hoảng khí đốt có nguy cơ sắp xảy ra ở vùng Vịnh.
Các dự án khai thác khí đốt bị chậm lại
Các nền kinh tế vùng Vịnh đang phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu sử dụng khí đốt phát điện tăng cao. Saudi Arabia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, dự kiến dành khoảng 30 tỷ USD để đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp năng lượng và khí đốt trong 5 năm tới.
Nước này đã dành cho các công ty nước ngoài dự án thăm dò các lô khí đốt tại Empty Quarter năm 2003 và 2004. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có phát hiện nào và năm 2008, tập đoàn năng lượng Total (Pháp) đã rút ra khỏi dự án này, bán lại cổ phần của họ cho Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan) và Aramco.
Total đã khoan thăm dò ba giếng, song đều không có kết quả và tập đoàn này kết luận rằng khả năng về những phát hiện thương mại là rất thấp. Các nhà kinh tế Saudi Arabia cho rằng, họ có thể phải “nghĩ đến điều không thể tưởng tượng nổi” là xem xét việc nhập khẩu khí đốt trong tương lai.
Oman đang phải thảo luận nghiêm túc về việc xây dựng một nhà máy điện chạy bằng than. Kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp dựa vào khí đốt của Oman có thể bị chậm lại do thiếu khí đốt. Kuwait sử dụng mỗi ngày khoảng 160.000 thùng/dầu thô hoặc diesel cho phát điện, đang hướng tới việc nhập khẩu khí đốt từ Qatar. Kuwait có thể phải giảm công suất phát điện trong thời gian tới.
Trong khi đó, Qatar đã tạm ngừng hoạt động đối với các dự án khí đốt tương lai ở North Field của nước này - nơi có trữ lượng khí đốt “tinh khiết” lớn nhất thế giới - cho đến năm 2010 và các nhà quan sát cho rằng bất cứ dự án mới nào cũng sẽ bị trì hoãn đến ít nhất là năm 2012.
Tại UAE, tình hình cung cấp khí đốt cũng rất nghiêm trọng và nhu cầu về điện tăng nhanh, vì thế điện hạt nhân đang được tính đến như một giải pháp thay thế.
Cần kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài
Nhiều năm qua, vùng Vịnh tập trung vào sản xuất dầu mỏ, vì khí đốt ít hấp dẫn hơn về mặt thương mại. Giá dầu tăng kỷ lục, các nước vùng Vịnh đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, dự kiến 1.300 tỷ USD trong 2 năm 2008 và 2009. Khoản ngoại tệ này được tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng và thúc đẩy công nghiệp, nên các nền kinh tế vùng Vịnh đang phát triển rất nhanh, kéo theo nhu cầu dùng khí đốt phát điện phục vụ các ngành kinh tế tăng vọt.
Hiện nay, một số nước GCC có nhu cầu về điện năng tăng nhanh nhất thế giới, ước tính 6-12%/năm, so với các nước phát triển chỉ khoảng 2-4%/năm.
Thiếu khí đốt đang trở thành vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm của các nước vùng Vịnh. Các nước vùng Vịnh đang đẩy mạnh thăm dò để phát hiện thêm các nguồn khí đốt, nhưng đó là một quá trình không dễ dàng, vì hiện nay khu vực này thiếu nghiêm trọng các thiết bị và chuyên gia thăm dò.
Trước mắt, họ khó có thể tìm ngay được nguồn khí đốt để thoả mãn nhu cầu, vì thời gian từ khi phát hiện ra khí đốt đến khi đưa vào khai thác ít nhất là 5 năm. Phần lớn khí đốt của khu vực vùng Vịnh được coi là khó khai thác - như khí đốt “chua” hoặc khí đốt “chặt” (tight gas) với địa chất phức tạp, làm tăng chi phí và đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại...
Ông Steve Peacock, Chủ tịch tập đoàn năng lượng BP (Anh) ở Trung Đông và Nam Á cho rằng vùng Vịnh sẽ cần sự trợ giúp kỹ thuật của các công ty dầu mỏ quốc tế, nếu muốn khai thác triệt để tiềm năng khí đốt. Vùng Vịnh có nguồn khí đốt dồi dào, song họ phải vượt qua những thách thức về công nghệ, chi phí và các thách thức địa chính trị.