Nghịch lý nhập khẩu muối!
Đất nước ta có bờ biển rất dài, thế nhưng vẫn phải nhập khẩu muối. Nghịch lý này vì đâu?
Ông Lê Nguyên Chương, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Muối Việt Nam nói về lý do Việt Nam phải nhập khẩu muối.
Đất nước ta có bờ biển rất dài, thế nhưng vẫn phải nhập khẩu muối. Nghịch lý này vì đâu, thưa ông?
Sản xuất muối của nước ta những năm trước đây, cung cầu tương đối cân bằng, khoảng 800-850 ngàn tấn/năm. Hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khoảng 250 ngàn tấn muối sạch phục vụ cho một số ngành công nghiệp, vì công nghệ sản xuất trong nước còn thấp kém nên chưa đạt yêu cầu về chất lượng muối.
Là quốc gia có tiềm năng lớn về sản xuất muối, đáng lẽ Việt Nam phải là nước xuất khẩu muối, thế nhưng những năm gần đây diện tích đất làm muối ngày càng thu hẹp. Nhiều cánh đồng muối truyền thống cho năng suất cao đã được chuyển đổi thành khu công nghiệp, khu đô thị, và du lịch, chẳng hạn cánh đồng muối ở Phan Thiết, Nghi Sơn.
Ngay đến đồng muối Cà Ná luôn cho sản lượng cao nhất cả nước, với 50 ngàn tấn muối/năm thì hiện nay tỉnh Bình Thuận đang có chủ trương thu hồi toàn bộ để làm khu công nghiệp.
Tại nhiều vùng muối, đông đảo diêm dân vì thấy làm muối lợi nhuận thấp nên đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Từ cuối năm 2007 đến nay, thời tiết luôn bất lợi đối với nghề muối: rét đậm dài ngày hồi đầu năm, rồi mưa liên tục vào đầu mùa hè, khiến hầu hết các cánh đồng muối mất mùa nặng.
Trong vòng 50 năm nay, đây là lần đầu tiên nước ta thiếu muối ăn, sản lượng muối thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng ngày càng trầm trọng. Dẫu biết nhập khẩu muối ngay giữa vụ muối là sự nghịch lý, nhưng vẫn phải nhập khẩu để bình ổn thị trường muối.
Với giá muối cao hiện nay, diêm dân sẽ có thu nhập khá, liệu việc nhập khẩu muối sẽ ảnh hưởng tới đời sống của diêm dân?
Trước đây, chỉ cần giá muối lên 350 đồng/kg, diêm dân đã vô cùng phấn khởi. Nhưng giờ đây đang giữa vụ, muối thô được thu mua từ diêm dân với giá 1.400 đồng/kg. Dù lạm phát khiến chi phí đầu vào tăng cao, nhưng giá thành sản xuất hiện nay cũng không vượt quá 250 đồng/kg muối thô, như vậy lợi nhuận của người làm muối đạt trên 1.000 đồng/kg.
Nếu sản xuất ổn định, mỗi lao động canh tác được 0,1-0,2 ha muối, cho sản lượng khoảng 120-140 tấn/ha/năm, mỗi diêm dân sẽ có thu nhập 12-20 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, vào thời điểm này, rất ít hộ gia đình có muối để bán.
Giá muối ở nước ta đang quá cao so với các nước trong khu vực. Ngay nước láng giềng là Lào không có bờ biển, thế nhưng giá muối vẫn thấp hơn ở Việt Nam, đây là điều rất khó chấp nhận, vì vậy nhập khẩu muối nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là vô cùng cần thiết.
Một số người phản đối việc Nhà nước cho nhập khẩu muối, vì họ cho rằng nếu nhập khẩu sẽ kéo giá muối xuống thấp, ảnh hưởng tới đời sống diêm dân. Khi xem xét nhập khẩu, các bộ chuyên ngành đã cân nhắc kỹ làm sao phải giải quyết hài hoà lợi ích của người sản xuất và giá bán muối cho người tiêu dùng.
So với cùng kỳ các năm, sản lượng muối ở vùng Nam Bộ năm nay đạt khoảng 70%; vùng Nam Trung Bộ đạt khoảng 50%; vựa muối miền Trung thất thu nặng, chỉ được 20 - 30%; vùng muối phía Bắc ước đạt 50 - 60%.
Với tình trạng hiện tại, sản lượng muối của cả nước năm nay sẽ chỉ đạt hơn 500 ngàn tấn, thiếu hụt khoảng 400 ngàn tấn. Nhưng hy vọng rằng khi thấy muối được giá, nhiều người sẽ quay lại với nghề muối, diêm dân sửa sang lại đồng muối để tiếp tục sản xuất, và sản lượng sẽ hồi phục.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạm thời Nhà nước sẽ cho nhập khẩu 200 ngàn tấn muối, sau đó sẽ tùy thuộc vào tình hình sản xuất để có kế hoạch tiếp theo.
Xin ông cho biết để ngành muối phát triển đúng tiềm năng, cần phải có những giải pháp nào?
Quản lý điều tiết sản xuất muối ở nước ta còn rất yếu kém, cần thiết phải có cơ quan riêng có đủ quyền lực để chỉ đạo thống nhất ngành muối, từ khâu dự báo cung - cầu, tới sản xuất, tiêu thụ.
Nhiệm vụ của Tổng công ty Muối từ trước tới nay chủ yếu là kinh doanh, thu mua muối và bán ra thị trường, chứ không được phép điều hành toàn ngành sản xuất muối và diêm dân, vì vậy ít có vai trò thúc đẩy ngành muối phát triển.
Thu nhập từ nghề làm muối rất bấp bênh, nhiều hộ diêm dân chuyển sang nuôi tôm vì muốn có lợi nhuận cao, thế nhưng nuôi thủy sản luôn ẩn chứa rủi ro. Muốn diêm dân yên tâm gắn bó với nghề làm muối thì phải bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra cho họ. Khi sản lượng muối sản xuất ra nhiều, Nhà nước cần phải thu mua hết sản lượng hoặc hỗ trợ Tổng công ty Muối thu mua, tích trữ trong kho, những lúc thiếu muối như hiện nay sẽ tung ra để bình ổn thị trường.
Nhưng Tổng công ty Muối không thể làm được điều này, vì vốn quá ít ỏi, chỉ đủ vừa thu mua vừa tiêu thụ luôn. Việc tích trữ nhiều muối đối với Tổng công ty là lực bất tòng tâm, lúc dồi dào nhất trong kho của Tổng công ty không có quá 1.000 tấn muối.
Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về những vùng sản xuất muối, diện tích tính toán sao cho hài hoà giữa các lĩnh vực: xây dựng khu công nghiệp, đô thị, nuôi trồng thuỷ sản, và nghề muối.
Những nơi đã được Nhà nước quy hoạch để sản xuất muối, chính quyền địa phương phải tuân thủ, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà chuyển đổi đồng muối sang các lĩnh vực khác. Nếu biết khai thác hết tiềm năng, nước ta có thể sản xuất được 2 triệu tấn muối/năm.
Đất nước ta có bờ biển rất dài, thế nhưng vẫn phải nhập khẩu muối. Nghịch lý này vì đâu, thưa ông?
Sản xuất muối của nước ta những năm trước đây, cung cầu tương đối cân bằng, khoảng 800-850 ngàn tấn/năm. Hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khoảng 250 ngàn tấn muối sạch phục vụ cho một số ngành công nghiệp, vì công nghệ sản xuất trong nước còn thấp kém nên chưa đạt yêu cầu về chất lượng muối.
Là quốc gia có tiềm năng lớn về sản xuất muối, đáng lẽ Việt Nam phải là nước xuất khẩu muối, thế nhưng những năm gần đây diện tích đất làm muối ngày càng thu hẹp. Nhiều cánh đồng muối truyền thống cho năng suất cao đã được chuyển đổi thành khu công nghiệp, khu đô thị, và du lịch, chẳng hạn cánh đồng muối ở Phan Thiết, Nghi Sơn.
Ngay đến đồng muối Cà Ná luôn cho sản lượng cao nhất cả nước, với 50 ngàn tấn muối/năm thì hiện nay tỉnh Bình Thuận đang có chủ trương thu hồi toàn bộ để làm khu công nghiệp.
Tại nhiều vùng muối, đông đảo diêm dân vì thấy làm muối lợi nhuận thấp nên đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Từ cuối năm 2007 đến nay, thời tiết luôn bất lợi đối với nghề muối: rét đậm dài ngày hồi đầu năm, rồi mưa liên tục vào đầu mùa hè, khiến hầu hết các cánh đồng muối mất mùa nặng.
Trong vòng 50 năm nay, đây là lần đầu tiên nước ta thiếu muối ăn, sản lượng muối thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng ngày càng trầm trọng. Dẫu biết nhập khẩu muối ngay giữa vụ muối là sự nghịch lý, nhưng vẫn phải nhập khẩu để bình ổn thị trường muối.
Với giá muối cao hiện nay, diêm dân sẽ có thu nhập khá, liệu việc nhập khẩu muối sẽ ảnh hưởng tới đời sống của diêm dân?
Trước đây, chỉ cần giá muối lên 350 đồng/kg, diêm dân đã vô cùng phấn khởi. Nhưng giờ đây đang giữa vụ, muối thô được thu mua từ diêm dân với giá 1.400 đồng/kg. Dù lạm phát khiến chi phí đầu vào tăng cao, nhưng giá thành sản xuất hiện nay cũng không vượt quá 250 đồng/kg muối thô, như vậy lợi nhuận của người làm muối đạt trên 1.000 đồng/kg.
Nếu sản xuất ổn định, mỗi lao động canh tác được 0,1-0,2 ha muối, cho sản lượng khoảng 120-140 tấn/ha/năm, mỗi diêm dân sẽ có thu nhập 12-20 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, vào thời điểm này, rất ít hộ gia đình có muối để bán.
Giá muối ở nước ta đang quá cao so với các nước trong khu vực. Ngay nước láng giềng là Lào không có bờ biển, thế nhưng giá muối vẫn thấp hơn ở Việt Nam, đây là điều rất khó chấp nhận, vì vậy nhập khẩu muối nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước là vô cùng cần thiết.
Một số người phản đối việc Nhà nước cho nhập khẩu muối, vì họ cho rằng nếu nhập khẩu sẽ kéo giá muối xuống thấp, ảnh hưởng tới đời sống diêm dân. Khi xem xét nhập khẩu, các bộ chuyên ngành đã cân nhắc kỹ làm sao phải giải quyết hài hoà lợi ích của người sản xuất và giá bán muối cho người tiêu dùng.
So với cùng kỳ các năm, sản lượng muối ở vùng Nam Bộ năm nay đạt khoảng 70%; vùng Nam Trung Bộ đạt khoảng 50%; vựa muối miền Trung thất thu nặng, chỉ được 20 - 30%; vùng muối phía Bắc ước đạt 50 - 60%.
Với tình trạng hiện tại, sản lượng muối của cả nước năm nay sẽ chỉ đạt hơn 500 ngàn tấn, thiếu hụt khoảng 400 ngàn tấn. Nhưng hy vọng rằng khi thấy muối được giá, nhiều người sẽ quay lại với nghề muối, diêm dân sửa sang lại đồng muối để tiếp tục sản xuất, và sản lượng sẽ hồi phục.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạm thời Nhà nước sẽ cho nhập khẩu 200 ngàn tấn muối, sau đó sẽ tùy thuộc vào tình hình sản xuất để có kế hoạch tiếp theo.
Xin ông cho biết để ngành muối phát triển đúng tiềm năng, cần phải có những giải pháp nào?
Quản lý điều tiết sản xuất muối ở nước ta còn rất yếu kém, cần thiết phải có cơ quan riêng có đủ quyền lực để chỉ đạo thống nhất ngành muối, từ khâu dự báo cung - cầu, tới sản xuất, tiêu thụ.
Nhiệm vụ của Tổng công ty Muối từ trước tới nay chủ yếu là kinh doanh, thu mua muối và bán ra thị trường, chứ không được phép điều hành toàn ngành sản xuất muối và diêm dân, vì vậy ít có vai trò thúc đẩy ngành muối phát triển.
Thu nhập từ nghề làm muối rất bấp bênh, nhiều hộ diêm dân chuyển sang nuôi tôm vì muốn có lợi nhuận cao, thế nhưng nuôi thủy sản luôn ẩn chứa rủi ro. Muốn diêm dân yên tâm gắn bó với nghề làm muối thì phải bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra cho họ. Khi sản lượng muối sản xuất ra nhiều, Nhà nước cần phải thu mua hết sản lượng hoặc hỗ trợ Tổng công ty Muối thu mua, tích trữ trong kho, những lúc thiếu muối như hiện nay sẽ tung ra để bình ổn thị trường.
Nhưng Tổng công ty Muối không thể làm được điều này, vì vốn quá ít ỏi, chỉ đủ vừa thu mua vừa tiêu thụ luôn. Việc tích trữ nhiều muối đối với Tổng công ty là lực bất tòng tâm, lúc dồi dào nhất trong kho của Tổng công ty không có quá 1.000 tấn muối.
Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về những vùng sản xuất muối, diện tích tính toán sao cho hài hoà giữa các lĩnh vực: xây dựng khu công nghiệp, đô thị, nuôi trồng thuỷ sản, và nghề muối.
Những nơi đã được Nhà nước quy hoạch để sản xuất muối, chính quyền địa phương phải tuân thủ, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà chuyển đổi đồng muối sang các lĩnh vực khác. Nếu biết khai thác hết tiềm năng, nước ta có thể sản xuất được 2 triệu tấn muối/năm.