Nghịch lý “thực tập sinh” tại Nhật
Việc quản lý lao động theo kiểu “mập mờ” như hiện nay ở Nhật là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối, xung đột
Đến nay Nhật vẫn duy trì chính sách “đóng cửa” đối với lao động nước ngoài. Thế nhưng Nhật lại để nhiều lỗ hổng cho hàng trăm nghìn người nước ngoài vào làm việc mỗi năm.
Nhiều người gọi đây là “chính sách cửa sau” của Nhật. Ngoài ra chính sách “thực tập sinh” cũng nhận 140.000 người sang Nhật mỗi năm với mức lương gần nửa mức tối thiểu của Nhật.
Ông Bùi Chí Trung, giáo sư xã hội học tại Đại học Aichi Shukutoku (Nhật), cho rằng việc quản lý lao động theo kiểu “mập mờ” như hiện nay ở Nhật là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối, xung đột giữa người lao động nước ngoài và nhà tuyển dụng.
Trao đổi với báo giới, GS. Trung giải thích thêm:
- Tổng số người nước ngoài cư trú chính thức tại Nhật hiện tại hơn 2 triệu người theo thống kê cuối năm 2006, trong số này có khoảng 1 triệu người đang tham gia lao động.
Ngoài ra, còn có một số người cư trú bất hợp pháp, thường là không được phép cư trú nhưng trốn ở lại Nhật để làm việc. Điều đáng quan tâm là số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp ở Nhật ngày càng tăng, hiện tại khoảng 4.000 người, và đã có mặt trong danh sách top 10 nước có người cư trú bất hợp pháp nhiều nhất tại Nhật.
Các công ty vừa và nhỏ (SME) của Nhật lợi dụng sự sơ hở trong vấn đề quản lý người nước ngoài của Chính phủ Nhật để tận dụng nguồn nhân lực lao động nước ngoài với giá rẻ mạt dưới danh nghĩa là thực tập sinh (thực tập sinh).
Trong bài viết đăng trên báo Wall Street Journal, ông nói về sự “mập mờ” của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người lao động nước ngoài, cụ thể là như thế nào?
Sự “mập mờ”của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người lao động nước ngoài biểu hiện ở chỗ luật lệ rõ ràng nhưng không thi hành triệt để. Điều này có nghĩa là người lao động nước ngoài có được việc làm tuy lương không cao lắm, nhưng nếu gặp tai nạn, hay bị chèn ép không trả đủ lương thì không biết kêu cứu vào đâu.
Ngoài ra, đây còn là một vấn đề nan giải cho toàn thể xã hội Nhật, vì người lao động nước ngoài cũng là một thành viên của địa phương nơi họ cư trú, đặc biệt là khi họ bệnh hoạn, đau yếu, sinh đẻ... Nhưng hiện tại hầu hết các chính quyền địa phương nơi có nhiều người nước ngoài cư trú cũng không đáp ứng hay đối phó được với những khó khăn này vì không có luật rõ ràng để áp dụng.
Các SME thì len lỏi trong sự “mập mờ” này để sử dụng nguồn lao động nước ngoài trong phạm vi của họ. Và đối với toàn nước Nhật thì người Nhật có được những hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ.
Theo ông, những sự cố nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật và những người lao động nước ngoài trong thời gian qua là ngẫu nhiên hay có nguyên do nào khác?
Thời gian qua cũng đã có quá nhiều vấn đề nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật với những người lao động (nhiều nhất là thực tập sinh). Đó không phải là những sự cố ngẫu nhiên, mà là chuyện phải đến đã đến và sẽ bắt đầu tăng nhiều hơn, tăng nhanh hơn.
Đây là một vấn đề đau đớn khi một số SME của Nhật cũng như các nhà tuyển dụng Việt Nam (gần đây có cả Nhật) hưởng lợi lộc trên lao động của những người được gọi là thực tập sinh Việt Nam. Thực tập sinh của ta là những người thiệt thòi hơn vì họ phải trả trước quá nhiều tiền và lệ phí đặt cọc để được nhận thực tập. Qua bên này với số lương không đủ sống, chưa nói là để dành, thì họ phải tìm cách trốn ra ngoài nhưng được nhiều lương hơn.
Đương nhiên, các doanh nghiệp Nhật cũng có rất nhiều biện pháp vừa ngăn ngừa không cho trốn và đôi khi cũng muốn quịt tiền lương của thực tập sinh Việt Nam. Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) cũng rất quan tâm đến vấn đề này, và đã đề nghị lên chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao động nước ngoài hai năm trước đây nhưng Chính phủ Nhật cũng chưa có quyết định gì.
Nhiều người gọi đây là “chính sách cửa sau” của Nhật. Ngoài ra chính sách “thực tập sinh” cũng nhận 140.000 người sang Nhật mỗi năm với mức lương gần nửa mức tối thiểu của Nhật.
Ông Bùi Chí Trung, giáo sư xã hội học tại Đại học Aichi Shukutoku (Nhật), cho rằng việc quản lý lao động theo kiểu “mập mờ” như hiện nay ở Nhật là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối, xung đột giữa người lao động nước ngoài và nhà tuyển dụng.
Trao đổi với báo giới, GS. Trung giải thích thêm:
- Tổng số người nước ngoài cư trú chính thức tại Nhật hiện tại hơn 2 triệu người theo thống kê cuối năm 2006, trong số này có khoảng 1 triệu người đang tham gia lao động.
Ngoài ra, còn có một số người cư trú bất hợp pháp, thường là không được phép cư trú nhưng trốn ở lại Nhật để làm việc. Điều đáng quan tâm là số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp ở Nhật ngày càng tăng, hiện tại khoảng 4.000 người, và đã có mặt trong danh sách top 10 nước có người cư trú bất hợp pháp nhiều nhất tại Nhật.
Các công ty vừa và nhỏ (SME) của Nhật lợi dụng sự sơ hở trong vấn đề quản lý người nước ngoài của Chính phủ Nhật để tận dụng nguồn nhân lực lao động nước ngoài với giá rẻ mạt dưới danh nghĩa là thực tập sinh (thực tập sinh).
Trong bài viết đăng trên báo Wall Street Journal, ông nói về sự “mập mờ” của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người lao động nước ngoài, cụ thể là như thế nào?
Sự “mập mờ”của Chính phủ Nhật trong việc quản lý người lao động nước ngoài biểu hiện ở chỗ luật lệ rõ ràng nhưng không thi hành triệt để. Điều này có nghĩa là người lao động nước ngoài có được việc làm tuy lương không cao lắm, nhưng nếu gặp tai nạn, hay bị chèn ép không trả đủ lương thì không biết kêu cứu vào đâu.
Ngoài ra, đây còn là một vấn đề nan giải cho toàn thể xã hội Nhật, vì người lao động nước ngoài cũng là một thành viên của địa phương nơi họ cư trú, đặc biệt là khi họ bệnh hoạn, đau yếu, sinh đẻ... Nhưng hiện tại hầu hết các chính quyền địa phương nơi có nhiều người nước ngoài cư trú cũng không đáp ứng hay đối phó được với những khó khăn này vì không có luật rõ ràng để áp dụng.
Các SME thì len lỏi trong sự “mập mờ” này để sử dụng nguồn lao động nước ngoài trong phạm vi của họ. Và đối với toàn nước Nhật thì người Nhật có được những hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ.
Theo ông, những sự cố nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật và những người lao động nước ngoài trong thời gian qua là ngẫu nhiên hay có nguyên do nào khác?
Thời gian qua cũng đã có quá nhiều vấn đề nảy sinh giữa các nhà tuyển dụng Nhật với những người lao động (nhiều nhất là thực tập sinh). Đó không phải là những sự cố ngẫu nhiên, mà là chuyện phải đến đã đến và sẽ bắt đầu tăng nhiều hơn, tăng nhanh hơn.
Đây là một vấn đề đau đớn khi một số SME của Nhật cũng như các nhà tuyển dụng Việt Nam (gần đây có cả Nhật) hưởng lợi lộc trên lao động của những người được gọi là thực tập sinh Việt Nam. Thực tập sinh của ta là những người thiệt thòi hơn vì họ phải trả trước quá nhiều tiền và lệ phí đặt cọc để được nhận thực tập. Qua bên này với số lương không đủ sống, chưa nói là để dành, thì họ phải tìm cách trốn ra ngoài nhưng được nhiều lương hơn.
Đương nhiên, các doanh nghiệp Nhật cũng có rất nhiều biện pháp vừa ngăn ngừa không cho trốn và đôi khi cũng muốn quịt tiền lương của thực tập sinh Việt Nam. Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) cũng rất quan tâm đến vấn đề này, và đã đề nghị lên chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao động nước ngoài hai năm trước đây nhưng Chính phủ Nhật cũng chưa có quyết định gì.