Người cũng có thể nhiễm… sâu máy tính
Tiến sĩ Mark Gasson cho biết, ông là người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm… sâu máy tính
Tiến sĩ Mark Gasson, nhà khoa học người Anh, cho biết đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm… sâu máy tính.
Theo Tân Hoa Xã, Tiến sĩ Gasson, hiện công tác tại trường Đại học Reading, đã làm một con chip máy tính bị nhiễm virus sau đó cấy chip vào tay. Nhờ có con chip này, Gasson vượt qua các rào chắn an ninh một cách dễ dàng cũng như kích hoạt điện thoại di động của ông.
Con chip mà Gasson cấy vào tay là một phiên bản tinh vi của loại chip nhận dạng, thường được dùng để đánh dấu vật nuôi và những loài động vật khác.
Tiến sĩ Gasson đã tiến hành nhiều thử nghiệm, để chứng tỏ con chip này có thể chuyển virus tới hệ thống kiểm soát bên ngoài. Nếu sau đó, những con chip khác lại kết nối với hệ thống trên, chúng cũng sẽ bị dính sâu, Gasson cho biết.
Những phát hiện của nhà khoa học người Anh này sẽ rất quan trọng trong tương lai, khi mà các thiết bị y tế như ốc tai và máy điều hòa nhịp tim trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, theo Gasson, những lợi ích từ công nghệ này cũng có thể gây ra những rủi ro.
"Chúng ta có thể thay đổi bản thân theo một số cách, nhưng cũng như những đổi mới ở các lĩnh vực công nghệ khác như điện thoại di động, chúng dễ bị nguy hiểm, chẳng hạn như các vấn đề an ninh và virus máy tính", ông cho hay.
Lo lắng của Gasson đã khiến nhiều nhà khoa học bất an. Giáo sư Rafael Capurro thuộc Viện Đạo đức thông tin của Đức nói với hãng tin BBC rằng, "sẽ rất nghiêm trọng, nếu ai đó có thể truy cập vào thiết bị cấy ghép của bạn".
Theo Giáo sư Capurro, "xét quan điểm đạo đức, việc theo dõi thiết bị cấy ghép vừa tích cực lại vừa tiêu cực. Theo dõi có thể là một phần của chăm sóc sức khoẻ, nhưng sẽ là một vấn đề, nếu ai đó muốn làm hại bạn".
Tiến sĩ Gasson sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Hội nghị chuyên đề về công nghệ và xã hội ở Australia trong tháng tới. Giáo sư Capurro cũng có mặt ở sự kiện này.
Theo Tân Hoa Xã, Tiến sĩ Gasson, hiện công tác tại trường Đại học Reading, đã làm một con chip máy tính bị nhiễm virus sau đó cấy chip vào tay. Nhờ có con chip này, Gasson vượt qua các rào chắn an ninh một cách dễ dàng cũng như kích hoạt điện thoại di động của ông.
Con chip mà Gasson cấy vào tay là một phiên bản tinh vi của loại chip nhận dạng, thường được dùng để đánh dấu vật nuôi và những loài động vật khác.
Tiến sĩ Gasson đã tiến hành nhiều thử nghiệm, để chứng tỏ con chip này có thể chuyển virus tới hệ thống kiểm soát bên ngoài. Nếu sau đó, những con chip khác lại kết nối với hệ thống trên, chúng cũng sẽ bị dính sâu, Gasson cho biết.
Những phát hiện của nhà khoa học người Anh này sẽ rất quan trọng trong tương lai, khi mà các thiết bị y tế như ốc tai và máy điều hòa nhịp tim trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, theo Gasson, những lợi ích từ công nghệ này cũng có thể gây ra những rủi ro.
"Chúng ta có thể thay đổi bản thân theo một số cách, nhưng cũng như những đổi mới ở các lĩnh vực công nghệ khác như điện thoại di động, chúng dễ bị nguy hiểm, chẳng hạn như các vấn đề an ninh và virus máy tính", ông cho hay.
Lo lắng của Gasson đã khiến nhiều nhà khoa học bất an. Giáo sư Rafael Capurro thuộc Viện Đạo đức thông tin của Đức nói với hãng tin BBC rằng, "sẽ rất nghiêm trọng, nếu ai đó có thể truy cập vào thiết bị cấy ghép của bạn".
Theo Giáo sư Capurro, "xét quan điểm đạo đức, việc theo dõi thiết bị cấy ghép vừa tích cực lại vừa tiêu cực. Theo dõi có thể là một phần của chăm sóc sức khoẻ, nhưng sẽ là một vấn đề, nếu ai đó muốn làm hại bạn".
Tiến sĩ Gasson sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Hội nghị chuyên đề về công nghệ và xã hội ở Australia trong tháng tới. Giáo sư Capurro cũng có mặt ở sự kiện này.