Người đánh cược với VPBank
Đang chuẩn bị về lại trường Đại học Bách khoa giảng dạy, ông Sơn đã chuyển hướng sang VPBank trước sự can ngăn của nhiều người
Từ một ngân hàng bên bờ vực phá sản với tổng số nợ gần 800 tỉ đồng và hơn 50 triệu đô la Mỹ, Ngân hàng Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được vực dậy bởi Tổng giám đốc Lê Đắc Sơn * cùng các cộng sự.
Năm 1993 đánh dấu sự ra đời hàng loạt ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, trong đó có VPBank được thành lập vào tháng 8. Ba năm đầu hoạt động của ngân hàng đã tạo được dấu ấn với lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 10 tỉ đồng, năm 1995 là 30 tỉ, năm 1996 tăng lên 70 tỉ đồng. Vốn điều lệ từ 20 tỉ được nâng lên 70 tỉ rồi 174,9 tỉ đồng vào cuối năm 1995.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cộng với việc quản trị kém tại ngân hàng đã đưa VPBank rơi dần vào khủng hoảng. Nợ quá hạn lên đến 80% và ngân hàng rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Đây là biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại đang gặp khủng hoảng trước khi đưa ra quyết định giải thể hay cho hoạt động tiếp.
Với việc hoạt động huy động vốn bị khống chế, VPBank gần như bị tê liệt, các đối tác kinh doanh và ngân hàng bạn đều miễn cưỡng khi quan hệ với VPBank. Gần 100 cán bộ có năng lực trong tổng số 280 người đều đi khỏi ngân hàng.
Sau gần bốn tháng thanh tra, cuối tháng 10/2001 Ngân hàng Nhà nước chấp nhận lời đề nghị của hội đồng quản trị là cho VPBank thêm thời hạn hai năm để ngân hàng tự cứu mình. Đến lúc này nợ quá hạn đã tăng lên gấp bốn lần so với vốn điều lệ của ngân hàng và nhiều khoản trong số đó là nợ khó đòi.
Năm 2001, sau khi từ Ba Lan về nước, đang chuẩn bị về lại trường Đại học Bách khoa giảng dạy, ông Sơn đã chuyển hướng sang VPBank trước sự can ngăn của nhiều người. Ông quyết định đánh cược sự nghiệp của mình với ngân hàng.
Tháng 2/2002, đại hội cổ đông của ngân hàng đã quyết định bầu ông Lê Đắc Sơn làm thành viên thường trực hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Tổng giám đốc mới xác định ba việc cần làm ngay là: đòi nợ đàm phán với nước ngoài về việc giảm nghĩa vụ bảo lãnh thư tín dụng và phát triển kinh doanh.
Để tạo niềm tin cho các nhân viên, ông Sơn đã tổ chức nhiều cuộc nói chuyện để khơi dậy tinh thần làm việc, và tăng lương cho tất cả nhân viên mặc dù tình hình tài chính lúc bấy giờ rất khó khăn. Nhưng khó hơn hết là bài toán đòi nợ trong hoàn cảnh vốn tự có của ngân hàng chỉ bằng một phần tư nợ khó đòi và sự bất hợp tác của các ngân hàng bạn cũng như các cơ quan quản lý khác.
“Lúc này tôi mới cảm thấy làm ra một đồng lời dễ gấp 10 lần đòi một đồng nợ”, ông Sơn tâm sự.
Nợ khó đòi của ngân hàng vào khoảng 800 tỉ đồng và 50 triệu đô la Mỹ (đã bao gồm lãi). Nhưng con nợ lớn nhất lại là các cổ đông hoặc là thành viên hội đồng quản trị cũ. Vì các hợp đồng cho vay này làm không đúng trình tự nên không thể nhờ các cơ quan pháp luật bảo vệ. “Rất nhiều lần tôi đến gặp công an, tòa án nhờ họ tư vấn cách đòi nợ, tuy nhiên các cơ quan đó lại nói rằng VPBank tự mở két đưa tiền cho người ta thì phải tự chịu”, ông Sơn kể.
Trước tình cảnh đó, cách duy nhất mà ông Tổng giám đốc VPBank có thể áp dụng là dùng lời lẽ tình cảm để khuyên các chủ nợ trả góp dần dần. Đối với các ngân hàng bạn, do thấy ông Sơn quá hết lòng vì VPBank nên mỗi nơi đồng ý giúp ông vay một ít, trong đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội cho vay tới 7 triệu đô la Mỹ.
Đến tháng 6/2004, các khoản nợ cũ gần 800 tỉ đồng đã được thu hồi gần hết và Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một thành viên gạo cội của ngân hàng, cũng hoàn tất việc thương lượng với đối tác Hàn Quốc về các khoản nợ của ngân hàng do bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước nhập thép trả chậm. VPBank đồng ý trả ngay nợ gốc nếu phía bạn giảm nợ và con số 50 triệu đô la Mỹ tổng nợ đã được giảm đến gần 80%.
“Được giảm nợ nhưng chúng tôi cũng trả giá bởi mất uy tín nhiều với nước bạn. Một thời gian dài sau này họ không muốn quan hệ lại”, ông Sơn kể.
Cuối cùng thì nỗ lực của ông tổng giám đốc và những cộng sự tâm huyết đã mang lại kết quả. Nếu như từ năm 1999-2001 ngân hàng hoạt động không có lãi thì năm 2002 lãi đạt được 20,6 tỉ, 2003 là 42,8 tỉ đồng và năm 2005 là gần 80 tỉ đồng. Ngày 29/5/2004, ông Lê Đắc Sơn chính thức tuyên bố ngân hàng đã ra khỏi chế độ bị kiểm soát đặc biệt.
Tính đến cuối năm 2005, tổng tài sản ngân hàng lên đến 6.100 tỉ đồng, tăng gấp sáu lần so với năm 2001, nợ quá hạn chỉ còn 0,72%.
Hiện ngân hàng đã có 35 điểm giao dịch trên toàn quốc so với chín điểm ở bốn tỉnh, thành vào năm 2002, nhân viên từ 200 nay lên đến 1.400 người, tổng tài sản ngân hàng xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2006 là 20,11%. “Dự kiến vốn điều lệ của ngân hàng từ 750 tỉ đồng sẽ được nâng lên 1.172 tỉ vào tháng 1-2007 và đến hết năm sẽ đạt 2.200 tỉ đồng”, ông Sơn cho biết.
Với sự góp sức của đối tác chiến lược là tập đoàn Tài chính Ngân hàng Singapore OCBC (Overseas Chinese Banking Corporation), Công ty Chứng khoán VPBank đang tiến hành các thủ tục để trở thành công ty chứng khoán liên doanh với 49% vốn đầu tư nước ngoài.
Với Tổng giám đốc Lê Đắc Sơn, VPBank đang từng bước gia nhập hàng ngũ những ngân hàng lớn ở Việt Nam. Và ông hài lòng với sự “cá cược” của mình.
* Ông Lê Đắc Sơn, sinh ra trong gia đình nghèo tại một làng quê ven sông Cầu ở Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Năm 1979, tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội-khoa Kinh tế Cơ khí, Lê Đắc Sơn được giữ lại trường dạy học sau đó đi nghiên cứu sinh ở Ba Lan. Sau khi khối Đông Âu sụp đổ vào đầu thập niên 1990, ông Sơn quyết định ở lại Ba Lan mưu sinh. Năm 1994, trong dịp về thăm quê ông đã đầu tư 550.000 đô la Mỹ mua cổ phần của VPBank và trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng.
Sau 13 năm sống ở nước ngoài, tháng 7/2001, ông Sơn quyết định về Việt Nam và xin quay về trường Đại học Bách khoa dạy học.
Năm 1993 đánh dấu sự ra đời hàng loạt ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, trong đó có VPBank được thành lập vào tháng 8. Ba năm đầu hoạt động của ngân hàng đã tạo được dấu ấn với lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 10 tỉ đồng, năm 1995 là 30 tỉ, năm 1996 tăng lên 70 tỉ đồng. Vốn điều lệ từ 20 tỉ được nâng lên 70 tỉ rồi 174,9 tỉ đồng vào cuối năm 1995.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cộng với việc quản trị kém tại ngân hàng đã đưa VPBank rơi dần vào khủng hoảng. Nợ quá hạn lên đến 80% và ngân hàng rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Đây là biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại đang gặp khủng hoảng trước khi đưa ra quyết định giải thể hay cho hoạt động tiếp.
Với việc hoạt động huy động vốn bị khống chế, VPBank gần như bị tê liệt, các đối tác kinh doanh và ngân hàng bạn đều miễn cưỡng khi quan hệ với VPBank. Gần 100 cán bộ có năng lực trong tổng số 280 người đều đi khỏi ngân hàng.
Sau gần bốn tháng thanh tra, cuối tháng 10/2001 Ngân hàng Nhà nước chấp nhận lời đề nghị của hội đồng quản trị là cho VPBank thêm thời hạn hai năm để ngân hàng tự cứu mình. Đến lúc này nợ quá hạn đã tăng lên gấp bốn lần so với vốn điều lệ của ngân hàng và nhiều khoản trong số đó là nợ khó đòi.
Năm 2001, sau khi từ Ba Lan về nước, đang chuẩn bị về lại trường Đại học Bách khoa giảng dạy, ông Sơn đã chuyển hướng sang VPBank trước sự can ngăn của nhiều người. Ông quyết định đánh cược sự nghiệp của mình với ngân hàng.
Tháng 2/2002, đại hội cổ đông của ngân hàng đã quyết định bầu ông Lê Đắc Sơn làm thành viên thường trực hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Tổng giám đốc mới xác định ba việc cần làm ngay là: đòi nợ đàm phán với nước ngoài về việc giảm nghĩa vụ bảo lãnh thư tín dụng và phát triển kinh doanh.
Để tạo niềm tin cho các nhân viên, ông Sơn đã tổ chức nhiều cuộc nói chuyện để khơi dậy tinh thần làm việc, và tăng lương cho tất cả nhân viên mặc dù tình hình tài chính lúc bấy giờ rất khó khăn. Nhưng khó hơn hết là bài toán đòi nợ trong hoàn cảnh vốn tự có của ngân hàng chỉ bằng một phần tư nợ khó đòi và sự bất hợp tác của các ngân hàng bạn cũng như các cơ quan quản lý khác.
“Lúc này tôi mới cảm thấy làm ra một đồng lời dễ gấp 10 lần đòi một đồng nợ”, ông Sơn tâm sự.
Nợ khó đòi của ngân hàng vào khoảng 800 tỉ đồng và 50 triệu đô la Mỹ (đã bao gồm lãi). Nhưng con nợ lớn nhất lại là các cổ đông hoặc là thành viên hội đồng quản trị cũ. Vì các hợp đồng cho vay này làm không đúng trình tự nên không thể nhờ các cơ quan pháp luật bảo vệ. “Rất nhiều lần tôi đến gặp công an, tòa án nhờ họ tư vấn cách đòi nợ, tuy nhiên các cơ quan đó lại nói rằng VPBank tự mở két đưa tiền cho người ta thì phải tự chịu”, ông Sơn kể.
Trước tình cảnh đó, cách duy nhất mà ông Tổng giám đốc VPBank có thể áp dụng là dùng lời lẽ tình cảm để khuyên các chủ nợ trả góp dần dần. Đối với các ngân hàng bạn, do thấy ông Sơn quá hết lòng vì VPBank nên mỗi nơi đồng ý giúp ông vay một ít, trong đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội cho vay tới 7 triệu đô la Mỹ.
Đến tháng 6/2004, các khoản nợ cũ gần 800 tỉ đồng đã được thu hồi gần hết và Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một thành viên gạo cội của ngân hàng, cũng hoàn tất việc thương lượng với đối tác Hàn Quốc về các khoản nợ của ngân hàng do bảo lãnh cho các doanh nghiệp trong nước nhập thép trả chậm. VPBank đồng ý trả ngay nợ gốc nếu phía bạn giảm nợ và con số 50 triệu đô la Mỹ tổng nợ đã được giảm đến gần 80%.
“Được giảm nợ nhưng chúng tôi cũng trả giá bởi mất uy tín nhiều với nước bạn. Một thời gian dài sau này họ không muốn quan hệ lại”, ông Sơn kể.
Cuối cùng thì nỗ lực của ông tổng giám đốc và những cộng sự tâm huyết đã mang lại kết quả. Nếu như từ năm 1999-2001 ngân hàng hoạt động không có lãi thì năm 2002 lãi đạt được 20,6 tỉ, 2003 là 42,8 tỉ đồng và năm 2005 là gần 80 tỉ đồng. Ngày 29/5/2004, ông Lê Đắc Sơn chính thức tuyên bố ngân hàng đã ra khỏi chế độ bị kiểm soát đặc biệt.
Tính đến cuối năm 2005, tổng tài sản ngân hàng lên đến 6.100 tỉ đồng, tăng gấp sáu lần so với năm 2001, nợ quá hạn chỉ còn 0,72%.
Hiện ngân hàng đã có 35 điểm giao dịch trên toàn quốc so với chín điểm ở bốn tỉnh, thành vào năm 2002, nhân viên từ 200 nay lên đến 1.400 người, tổng tài sản ngân hàng xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2006 là 20,11%. “Dự kiến vốn điều lệ của ngân hàng từ 750 tỉ đồng sẽ được nâng lên 1.172 tỉ vào tháng 1-2007 và đến hết năm sẽ đạt 2.200 tỉ đồng”, ông Sơn cho biết.
Với sự góp sức của đối tác chiến lược là tập đoàn Tài chính Ngân hàng Singapore OCBC (Overseas Chinese Banking Corporation), Công ty Chứng khoán VPBank đang tiến hành các thủ tục để trở thành công ty chứng khoán liên doanh với 49% vốn đầu tư nước ngoài.
Với Tổng giám đốc Lê Đắc Sơn, VPBank đang từng bước gia nhập hàng ngũ những ngân hàng lớn ở Việt Nam. Và ông hài lòng với sự “cá cược” của mình.
* Ông Lê Đắc Sơn, sinh ra trong gia đình nghèo tại một làng quê ven sông Cầu ở Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Năm 1979, tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Hà Nội-khoa Kinh tế Cơ khí, Lê Đắc Sơn được giữ lại trường dạy học sau đó đi nghiên cứu sinh ở Ba Lan. Sau khi khối Đông Âu sụp đổ vào đầu thập niên 1990, ông Sơn quyết định ở lại Ba Lan mưu sinh. Năm 1994, trong dịp về thăm quê ông đã đầu tư 550.000 đô la Mỹ mua cổ phần của VPBank và trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng.
Sau 13 năm sống ở nước ngoài, tháng 7/2001, ông Sơn quyết định về Việt Nam và xin quay về trường Đại học Bách khoa dạy học.